Quản lý chặt chẽ và có biện pháp dự trữ vốn bằng tiền hợp lý, đáp ứng được yêu cầu thanh toán của Công ty

Một phần của tài liệu VỐN lưu ĐỘNG và các GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DÙNG vốn lưu ĐỘNG của TỔNG CÔNG TY MAY 10 (Trang 73 - 76)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở TỔNG CÔNG TY MAY

3.2.3 Quản lý chặt chẽ và có biện pháp dự trữ vốn bằng tiền hợp lý, đáp ứng được yêu cầu thanh toán của Công ty

được yêu cầu thanh toán của Công ty

Dự trữ tiền mặt quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho công ty, chính vì

thế xác định lượng tiền mặt dự trữ tối ưu cho công ty là điều cần thiết. Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của công ty phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: Chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của công ty như trả cho nhà cung cấp hàng hóa; dịch vụ, trả cho người lao động, trả thuế…, dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch; dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có dự thay đổi đột ngột. Vì vậy,một lượng tiền mặt hợp lí sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty, đảm bảo được khả năng thanh toán; tận dụng được cơ hội kinh doanh. Công ty cần phải xác định một cách hợp lí nhu cầu tiền mặt của công ty sử dụng trong mỗi thời điểm, để từ đó có cách thức tạo lập số tiền đó một cách nhanh chóng và hợp lí nhất.

Từ những phân tích ở chương II có thể cho thấy rằng công tác quản lý vốn bằng tiền của Công ty đã phần nào thực hiện tốt hai động cơ của việc dự trữ vốn bằng tiền là động cơ giao dịch và động cơ dự phòng, tuy nhiên dường như Công

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

ty còn chưa quan tâm đúng mức đến động cơ của công việc này. Ta thấy rằng Công ty chưa nghiên cứu và áp dụng một mô hình khoa học trong việc xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu. Chính vì vậy, em xin đưa ra mô hình khoa học xác định tồn quỹ tiền mặt tối ưu được đánh giá là phù hợp với mọi mô hình công ty để Công ty xem xét nghiên cứu và ứng dụng. Đó là mô hình Miller-Orr. Đây là mô hình đã khắc phục được nhiều hạn chế của các mô hình ra đời trước đó và có tính thực tiễn cao.

Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn quỹ tiền mặt với luồng thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller-Orr liên quan đến cả luồng thu và luồng chi tiền mặt và giả định luồng tiền mặt ròng (luồng thu trừ luồng chi) có phân phối chuẩn. Luồng tiền tệ ròng hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất.

X Y

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử74

Cao (H)

Mục tiêu (Z)

Thấp (L)

Thời gian Tiền mặt

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

Có ba khái niệm cần chú ý trong mô hình này: Giới hạn trên (H), giới hạn dưới (L) và tồn quỹ tiền mặt mục tiêu (Z). Ban quản lý công ty thiết lập H căn cứ vào chi phí cơ hội giữ tiền và L căn cứ vào mức độ rủi ro do thiếu tiền mặt. Công ty cho phép tồn quỹ tiền mặt biến động ngẫu nhiên trong phạm vi và nếu tồn như tồn quỹ tiền mặt vẫn nằm trong mức giới hạn giữa giới hạn trên (H) và giới hạn dưới (L) thì Công ty không cần thiết thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán ngắn hạn. Khi tồn quỹ tiền mặt đụng giới hạn trên (tại điểm X) thì Công ty sẽ mua (H - Z) đồng chứng khoán ngắn hạn để giảm tồn quỹ tiền mặt trở về Z. Ngược lại, khi tồn quỹ tiền mặt giảm đụng giới hạn dưới (tại điểm Y) thì Công ty sẽ bán (Z - L) đồng chứng khoán ngắn hạn để gia tăng tồn quỹ tiền mặt lên đến Z.

Mô hình Miller-Orr phụ thuộc vào chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn là F, cố định. Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt là K, bằng lãi suất ngắn hạn. Trong mô hình này, số lần giao dịch của mỗi thời kỳ là số ngẫu nhiên thay đổi tùy thuộc vào sự biến động của luồng thu và luồng chi tiền mặt. Kết quả là chi phí giao dịch phụ thuộc vào số lần giao dịch chứng khoán ngắn hạn kỳ vọng còn chi phí cơ hội phụ thuộc vào tồn quỹ tiền mặt kỳ vọng.

Với tồn quỹ tiền mặt thấp nhất L đã xác định, giải mô hình Miller-Orr ta tìm được tồn quỹ tiền mặt mục tiêu (Z) và giới hạn trên (H). Giá trị của Z và H làm cho mức tổng chi phí tối thiểu được quyết định theo mô hình Miller-Orr là:

Z* = L K F + 3 2 4 3 σ H* = 3Z* - 2L

Trong đó dấu * chỉ giá trị tối ưu và σ2 là phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày. Tồn quỹ tiền mặt trung bình theo mô hình Miller-Orr là:

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

CTB =

34ZL 4ZL

Để có thể sử dụng mô hình này vào việc thiết lập tồn quỹ tiền mặt tối ưu thì giám đốc tài chính cần làm 4 việc:

- Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quỹ tiền mặt. Giới hạn này liên quan đến mức độ an toàn chi tiêu do ban quản lý quyết định.

- Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền mặt thu chi hàng ngày. - Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày.

- Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn.

Bên cạnh việc sử dụng mô hình hợp lý, để tăng hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, Công ty còn cần chú ý đến việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt ( ví dụ áp dụng chính sách chiết khấu trong quá trình thanh toán…), giảm tốc độ chi tiêu (ví dụ: tận dụng thời gian chênh lệch thu chi, chậm chi trả lương và các khoản khác đối với các khoản không ấn định cụ thể ngày thanh toán…).

Một phần của tài liệu VỐN lưu ĐỘNG và các GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DÙNG vốn lưu ĐỘNG của TỔNG CÔNG TY MAY 10 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w