Tình hình quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu VỐN lưu ĐỘNG và các GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DÙNG vốn lưu ĐỘNG của TỔNG CÔNG TY MAY 10 (Trang 53 - 58)

Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì nguyên phụ liệu, hàng hóa dự trữ tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động của Công ty diễn ra bình thường.

Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì ổn định và mở rộng SXKD của doanh nghiệp. Một mặt hàng tồn kho dự trữ cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất, một mặt dự trữ hàng hóa; thành phẩm chờ tiêu thụ. Doanh nghiệp sản xuất thì cần lượng hàng tồn kho để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục. Còn một doanh nghiệp thương mại thì cần một lượng hàng tồn kho hợp lí để phục vụ cho việc cung ứng hàng hóa ra thị trường, đáp ứng được yêu cầu; chớp được thời cơ kinh doanh.

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

Tính đến cuối năm 2011, hàng tồn kho của Tổng Công ty May 10 chiếm một tỉ trọng khá lớn là 34,12% TSLĐ. Mặt khác, hàng tồn kho lại có chứa nhiều khoản mục khác nhau, mỗi khoản mục lại có đặc điểm yêu cầu cần được quản lý riêng nên công tác quản lý hàng tồn kho càng đòi hỏi tính khoa học và chặt chẽ. Để xem xét rõ hơn tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty ta xem xét bảng số liệu 2.13.

Qua bảng số liệu 2.13 ta thấy rằng mức dự trữ hàng tồn kho của Công ty đã tăng lên qua 3 năm. Mức dự trữ hàng tồn kho năm 2009 là 47548 trđ, sang đến năm 2010 hàng tồn kho đã tăng 19588 trđ (tỉ trọng tăng 41%) lên đến 67136 trđ.Năm 2011 hàng tồn kho đã tăng 60546 trđ tương ứng với tỉ trọng tăng là 90% lên đến 127682 trđ. Điều này cho thấy Công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Nguyên vật liệu tồn kho bao gồm vải để sản xuất áo sơ mi, veston và áo khoác, chỉ, cúc… Tại thời điểm 31/12/2009 giá trị nguyên vật liệu tồn kho là 19518 trđ chiếm 41% giá trị hàng tồn kho của Công ty; đến 31/12/2010 đã giảm xuống còn 16.001 trđ và tỉ trọng giảm xuống còn 23,8% giá trị hàng tồn kho. Nguyên vật liệu giảm là do phần lớn nguyên vật liệu của Công ty đã chuyển hóa vào trong sản phẩm dở dang. Tới 31/12/2011, nguyên vật liệu tồn kho lại tăng lên 32.050 trđ (với tốc độ tăng 100,3% so với 2010) làm tỉ trọng tăng lên đến 25% giá trị hàng tồn kho. Sự gia tăng này là do giá nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất may mặc tăng. Năm vừa qua, do các nước xuất khẩu bông lớn nhất thế giới gặp hạn hán kéo dài làm sản lượng bông giảm mạnh, kéo giá bông tăng lên, và giá vải may theo đó cũng tăng 40% - 50% so với trước. Dự tính trong năm 2012, giá bông, sợi, vải sẽ còn tiếp tục biến động tăng lên. Giá nguyên phụ liệu tăng lên là nguyên nhân chính cho việc tăng giá trị nguyên vật liệu tồn kho. Bên cạnh đó, do dự đoán năm 2012, giá nguyên liệu vẫn tiếp tục tăng, nên

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

Công ty quyết định tăng dự trữ nguyên vật liệu tồn kho để phần nào hạn chế bớt ảnh hưởng của giá vật tư đầu vào tới giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, nhu cầu nhập nguyên vật liệu của Công ty cũng tăng lên do Công ty ký được nhiều đơn hàng. Vì vậy nên giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối năm 2011 tăng mạnh so với trước.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Trong sự gia tăng của hàng tồn kho thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đóng vai trò là tác nhân quan trọng. Tại thời điểm 31/12/2009, giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 12841trđ chiếm 27% giá trị hàng tồn kho; đến 31/12/2010 tăng lên 25.024 trđ làm tỉ trọng tăng lên 37,3%. Tới cùng kỳ năm 2011 tăng lên 40.832 trđ (với tốc độ tăng 63% so với cùng kỳ năm 2010), chiếm 32% giá trị hàng tồn kho.

Những năm qua, CPSXKDDD của công ty liên tục tăng. Nguyên nhân là do Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng nên CPSXDD cũng tăng lên. Trong các năm tới Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh do đó chi phí này tăng lên, có nhiều sản phẩm dở dang để phục vụ cho kỳ sản xuất tiếp theo.

Hàng mua đang đi đường :Tại thời điểm 31/12/2009, giá trị hàng mua đang đi đường là 2195 trđ chiếm 4,6% giá trị hàng tồn kho, đến 31/12/2010 tăng lên đến 9606 trđ làm tỉ trọng tăng lên 14,3% giá trị hàng tồn kho. Tới cùng kỳ năm 2011 tăng lên đến 21.618trđ (với tốc độ tăng 125% so với cùng kì năm 2010), chiếm 19,6 giá trị hàng tồn kho. Nguyên nhân chính làm cho hàng mua đang đi đường tăng là do công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh và do giá nguyên vật liệu dự báo tăng cao trong thời gian tới nên công ty có xu hướng tích trữ.

Thành phẩm: Thành phẩm tồn kho ở thời điểm cuối năm 2009 là 7079 trđ chiếm tỷ trọng 16,6%. Đến cuối năm 2010 con số này tăng lên đế 9005 trđ (tỉ trọng tăng 14%) chiếm 13,4% tổng hàng tồn kho. Đến cuối năm 2011, thành

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

phẩm tồn kho của Công ty tăng lên đến 17127 trđ ( tỉ trọng tăng 90%) chiếm 13,5% tổng hàng tồn kho. Việc hàng tồn kho tăng lên như vậy có thể là do Công ty mở rộng quy mô, tăng thêm nhiều đơn đặt hàng. Tuy nhiên cũng có thể là do thành phẩm tồn kho tăng do bị ứ đọng, chậm tiêu thụ.

Hàng gửi đi bán cũng tăng dần trong 3 năm gần đây. Cuối năm 2009 là 7708 trđ chiếm tỉ trọng 16,2%. Đến cuối năm 2010 đã tăng lên đến 8567 trđ (tỉ trọng tăng 11%) chiếm 12,8% tổng hàng tồn kho. Đến cuối năm 2011, hàng gửi đi bán của công ty tăng lên đến 13144 trđ (tỉ trọng tăng 53%) chiếm 10,3% tổng hàng tồn kho. Hàng gửi đi bán tăng là dấu hiệu đáng mừng vì cho thấy việc tiêu thụ hàng hóa thành phẩm của công ty nhanh hơn.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tỉ trọng dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính đến cuối năm 2009 chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng hàng tồn kho. Nhưng đến năm 2010 và 2011 thì tỉ trọng này đã giảm đi nhiều. Tỉ trọng này giảm có thể là điều đáng mừng. Tuy nhiên,giữa tình hình thị trường luôn có nhiều biến động giá nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng đặc biệt là giá vải, giá dầu,… trong khi công ty tăng quy mô sản xuất; có nhiều đơn đặt hàng hơn, nguyên vật liệu của Công ty cũng nhập khẩu ở nước ngoài với tỉ trọng lớn như: Vải để sản xuất Veston và chỉ hoàn toàn là hàng nhập khẩu do đó chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Do đó Công ty phải chú ý trích lập khoản dự phòng này hợp lí đề phòng những tổn thất do giảm giá hàng tồn kho. Khoản dự phòng được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến có thể phải trả trong tương lai với tỷ lệ chiết khấu trước thuế phản ánh đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị thời gian của tiền và rủi ro có thể của khoản đó. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy tỷ trọng nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho chiếm cao trong tổng vốn hàng tồn kho là một điều hợp lý đối với một Công ty thực hiện hai nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh. Dự trữ nguyên vật liệu nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, dữ trữ thành phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thường xuyên của khách hàng và đảm bảo cho công tác bán hàng không bị gián đoạn. Tuy nhiên để xem việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả hay không ta có bảng sau:

Bảng 2.14. Hiệu quả sử dụng vốn tồn kho

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 CL 2011

so với 2010

1. Giá vốn hàng bán Trđ 519677 761401 241724

2. Hàng tồn kho bình quân Trđ 57342 97409 39767

3. Số vòng quay HTK vòng 9,06 7,82 (1,24)

4.Số ngày 1 vòng quay HTK ngày 40 46 6

Qua bảng 2.14 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của công ty năm 2011 đã giảm xuống nhiều so với năm 2010. Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho là 9,06 vòng, đến năm 2011 chỉ còn 7,82 vòng, giảm 1,24 vòng so với 2010. Tương ứng với nó, số ngày một vòng quay hàng tồn kho năm 2011 tăng thêm 6 ngày so với năm 2010 lên 46 ngày. Số vòng quay hàng tồn kho giảm là do trong năm, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho của công ty đều tăng, nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân.

Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của Công ty năm 2011 đã bị giảm sút so với năm 2010. Công ty cũng cần lưu ý rằng lượng hàng tồn kho tăng quá nhiều sẽ làm ứ đọng vốn lưu động và sẽ làm Công ty tăng thêm nhiều khoản

Luận văn cuối khóa Học viện Tài Chính

chi phí như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí quản lý, chi phí lãi vay, chi phí cơ hội…Vì vậy Công ty cần phải xem xét lại kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu của mình để đồng vốn được sử dụng hiệu quả nhất và tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các chi phí liên quan và tăng hiệu quả sử dụng VLĐ.

Một phần của tài liệu VỐN lưu ĐỘNG và các GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DÙNG vốn lưu ĐỘNG của TỔNG CÔNG TY MAY 10 (Trang 53 - 58)