UNDP Việt Nam 2012 Các chính sách đối với nguyên liệu hóa thạch và khí thải gây hiệu ứng nha kính ở Việt Nam: Trợ cấp và thuế trong lĩnh vực năng lược ở Việt Nam và tác động của nó tới phát triển kinh tế và phân phối thu nhập

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 28 - 29)

Trợ cấp và thuế trong lĩnh vực năng lược ở Việt Nam và tác động của nó tới phát triển kinh tế và phân phối thu nhập trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, UNDP, Hà Nội.

28

được điều phối rất tốt với các hoạt động khác có sử dụng nước, như các hoạt động nông nghiệp.

48. Thủy điện là nguồn năng lượng có thể tái tạo và ít gây khí thải cac-bon do vậy ít gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên phát triển thủy điện có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm cả nguy cơ xuống cấp và cạn kiệt nguồn nước, lắng đọng trầm tích và xói mòn, ảnh hưởng đến vùng hạ lưu như hạn hán, lũ lụt và động đất. Tác động xã hội của việc tái định cư của các cộng đồng bị ảnh hưởng là rất lớn.73 Phát triển thủy điện bao gồm cả dự án Sơn La sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng của Việt Nam song hàng ngàn người người sẽ bị di dời và nhiều nghìn người khác ở vùng hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng. Cũng có những rủi ro lớn khi đập bị hư hỏng và dòng nước cho hạ lưu bị ảnh hưởng do việc xây dựng và bảo dưỡng công trình không được đảm bảo như báo chí đã đưa trong nhiều tháng qua, và cũng do thiếu điều phối trong quản lý đập trong những trường hợp có nhiều cửa đập trên lưu vực cùng một con sông

49. Thủy điện có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam song các tác động về xã hội và môi trường của các dự án thủy điện quy mô lớn cần phải được giải quyết và cần có các biện pháp giảm thiểu và bồi thường hiệu quả. Cơ chế chia sẻ lợi ích là chiến lược quan trọng nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển lớn hơn và lợi ích của phát triển được chia sẻ công bằng.74 Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác về năng lượng có thể tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối hiện đại cũng có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của quốc gia đồng thời ít rủi ro hơn cho người nghèo ở nông thôn, ít chịu nguy cơ từ thiên tai và biến đổi khí hậu hơn, ít gây chia rẽ xã hội và có thể tạo ra việc làm ở nông thôn nhiều hơn so với việc vận hành các hồ chứa thủy điện.

50. Ở vùng Duyên hải miền Trung, nơi có 10 tỉnh dễ bị tổn thương nhất trước các thảm họa, để giảm tính dễ bị tổn thương và thúc đẩy sinh kế bền vững, cần đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước đang tăng lên và an toàn trước thảm họa, đồng thời duy trì môi trường sinh thái.75 Trong vùng đã có nhiều mối lo ngại về ô nhiễm và tàn phá rừng cũng như tình trạng nghèo hóa ở các cộng đồng tái định cư.76 Gần đây các phương tiện truyền thông đã đưa tin những trường hợp cụ thể về rò rỉ nước đập thủy điện do chất lượng công trình kém; hạn hán do không xả nước theo nhu cầu và lũ lụt do mưa nhiều. Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính chỉ riêng 43 đập thủy điện ở Quảng Nam đã gây suy thoái cho khoảng 10.000 héc-ta rừng.77 Do đó, càng làm tăng mối lo ngại và các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề sử dụng và quản lý nguồn nước.

51. Tháng 5/2012, tranh cãi đã xảy ra khi các nhà máy thủy điện Sông Tranh 2, Sông Côn, A Vương và Đắk Mi 4 từ chối tăng xả nước hạ lưu để cứu các vùng đất trồng lúa đang bị hạn hán. Ban Quản lý dự án hồ thủy điện Đắk Mi 4 từ chối tuân theo chỉ thị của trung ương và yêu cầu của chính quyền tỉnh Quảng Nam đề nghị xả nước để khắc phục hạn hán tại các vùng hạ lưu vì lý do mực nước thượng lưu hiện đang quá thấp. Mực nước thấp tại sông Vũ Gia đã gây nên tình trạng nước nhiễm mặn, khiến cho ước tính 1,7 triệu cư dân có nguy cơ

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)