Tài trợ bởi GEF thông qua UNDP theo dự án quy mô nhỏ GEF.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 36 - 38)

36

đồng của riêng họ. Cộng đồng dân cư địa phương đã có những biện pháp thích ứng song còn khá thụ động và các biện pháp của họ chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm, kỹ năng và nguồn lực vốn có. Trong khi để thích ứng hiệu quả đòi hỏi:

 Ưu tiên tăng cường năng lực của cộng đồng địa phương trong việc giải quyết song song các tác động ngắn hạn đối với cuộc sống và các tác động dài hạn đối với nguồn tài nguyên vì phát triển (các lý do phi khí hậu) và biến đổi khí hậu (các lý do liên quan tới khí hậu);

 Kết hợp kiến thức bản địa với các công nghệ thích ứng hiện đại và cho phép cộng đồng ứng phó chủ động và thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu theo cách linh hoạt hơn, và

 Đảm bảo tính thích hợp của các biện pháp thích ứng đối với các cộng đồng cụ thể, có tính đến yếu tố văn hóa, môi trường và tài nguyên của địa phương.

Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đã chứng tỏ là một chiến lược thích ứng hiệu quả vì các cộng đồng nghèo phải đối mặt với môi trường suy thoái và sống ở các vùng dễ bị thiên tai rất dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu và phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực tự nhiên cho sinh kế của mình. Các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu cần dựa trên việc sử dụng các công nghệ và phương pháp thân thiện với môi trường, thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh thái, nước và đất. Đa dạng hóa các nguồn thu nhập và thúc đẩy tạo thu nhập phi nông nghiệp cũng có hiệu quả cao trong việc giảm các rủi ro về khí hậu trong hoạt động nông nghiệp và giảm việc tận khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Các cách tiếp cận dựa vào cộng đồng như trên có các đặc điểm giống nhau và cũng gặp phải những thách thức như những dự án phát triển cộng đồng do NGO hay các tổ chức dựa vào cộng đồng tài trợ, bao gồm cả quản lý dự án, theo dõi và đánh giá dự án hiệu quả. Tuy nhiên, các thách thức cụ thể bao gồm hạn chế về năng lực kỹ thuật, mức độ sẵn có của các dữ liệu về biến đổi khí hậu và thông tin cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp thích ứng và trong việc truyền thông các vấn đề về biến đổi khí hậu đối với người dân địa phương.

Tóm lại, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nghèo, duy trì sinh kế bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu rủi ro thiên tai và phát triển cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu có quan hệ chặt chẽ và cần được Chính phủ cũng như chính quyền địa phương cân nhắc.

Qun lý nguy cơ thm ha chưa được lng ghép hiu qu vào các chính sách và sáng kiến bo tr xã hi

65. Báo cáo tạm thời năm 2011 của Việt Nam cho Báo cáo Đánh giá toàn cầu về Giảm nhẹ rủi ro thảm họa xác định những điểm yếu quan trọng trong bảo trợ xã hội cho thiên tai. Những yếu kém này gồm cả việc thiếu cách tiếp cận hệ thống với các chế độ bảo hiểm rủi ro thảm họa, mạng lưới an sinh xã hội và hỗ trợ tiền mặt. Trong khi đã có bảo hiểm mùa màng, rất ít nông dân mua loại bảo hiểm này. Các chế độ bảo hiểm gia súc cho đến nay là không thành công. Tài chính rủi ro và/hoặc bảo hiểm thảm họa vẫn chưa có tại Việt Nam mặc dù các chế độ bảo hiểm rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp đang được thí điểm tại 16 tỉnh trong giai đoạn từ 2011-2013.95

66. Hiện nay, các chính sách và chương trình quản lý rủi ro thảm họa cần chuyển hướng mạnh sang cách tiếp cận giảm nhẹ rủi ro thảm họa toàn diện hơn. Điều này bao gồm tập trung nhiều hơn vào bảo vệ sinh kế cũng như sinh mạng của người dân. Có các biện pháp bảo vệ sinh mạng người như phòng hộ lũ lụt, cảnh báo lốc và sơ tán. Tuy nhiên, một điều cũng quan trọng là giảm thiệt hại về tài sản và sinh kế của người dân để họ không bị rơi vào đói nghèo. Cần có một hệ thống bảo trợ xã hội có khả năng thích ứng, toàn diện và tổng thể để

95 Trung tâm quản lý thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2009 Báo cáo tiến độ thực hiện Khung hành

37

giảm tính dễ bị tổn thương và tăng khả năng chống chọi một cách hiệu quả với các cú sốc do bất kể nguyên nhân gì.96 Do rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng tới người nghèo mà cả người cận nghèo và người trung lưu nên cần có một hệ thống linh hoạt hơn để cung cấp hỗ trợ cũng như cần giám sát tác động của các cú sốc thường xuyên hơn như thảo luận ở trên.

67. Hiện nay, hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam vẫn bị phân tán và vẫn còn những khoảng trống chưa được bao phủ về cả đối tượng và thực hiện. Các chính sách và chương trình xã hội phải lồng ghép và bao hàm các cách tiếp cận thích ứng và giảm rủi ro thảm họa nhằm đảm bảo các chương trình này hỗ trợ sinh kế và bảo vệ người nghèo và những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc và rủi ro, cho dù các cú sốc và rủi ro này liên quan đến kinh tế hay thảm họa và biến đổi khí hậu. Trên toàn cầu các bằng chứng cho thấy có bốn loại hình bảo trợ xã hội thúc đẩy bình đẳng và các mục tiêu về môi trường: trợ cấp tiền mặt, tạo việc làm, bảo hiểm mùa vụ theo thời tiết và chuyển tài sản.97 Một hệ thống bảo trợ xã hội phổ cập toàn diện sẽ hỗ trợ các cơ chế ứng phó và xây dựng các chiến lược thích ứng, đồng thời cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; trợ cấp xã hội bao gồm lương thực và hỗ trợ tiền mặt; chế độ lương hưu xã hội; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; tiếp cận tín dụng; các chương trình công trình công cộng; bảo vệ tài sản; và bảo hiểm rủi ro và mùa màng.98 Bảo trợ xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo và người dễ bị tổn thương để ngăn ngừa và vượt qua các giai đoạn bất ổn. Hỗ trợ SME bao gồm bảo hiểm và tiếp cận với những hỗ trợ tài chính để tái xây dựng cũng như các khoản tín dụng có thể tiếp cận được nhằm tạo việc làm và kích hoạt lại nền kinh tế sau các sự kiện thời tiết và thiên tai.

68. Cách tiếp cận bảo trợ xã hội toàn diện và tổng thể không chỉ quan trọng do tăng cường khả năng chống chọi và giảm tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc, mà còn hỗ trợ người dân trong toàn bộ vòng đời – trong các giai đoạn dễ bị tổn thương cụ thể như thời thơ ấu, tuổi mới trưởng thành, giai đoạn chuyển tiếp sang thị trường lao động và tuổi già. Cách tiếp cận này còn giúp cải thiện bất bình đẳng và bất lợi về kinh tế-xã hội bằng cách tăng khả năng chống chọi và tạo cơ hội cho những người như phụ nữ và người dân tộc thiểu số. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh sinh kế vẫn tiếp tục dễ bị tổn thương trước những bất ổn kinh tế cũng như trước các thảm họa và biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)