Số liệu theo VASS 2011 Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành công và thách thức 38-

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 40 - 41)

VI. CẦN TĂNG ĐẦU TƯ VÀN ĂNG LỰC TRONG VIỆC TÀI TRỢ, LỒNG GHÉPVÀQUẢNLÝLĨNHVỰCTÀICHÍNH,LỒNGGHÉPCÁCH Ệ

100 Số liệu theo VASS 2011 Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành công và thách thức 38-

40

Xóa đói giảm nghèo và Chương trình P135-II, dành cho cơ sở hạ tầng, cùng với tiếp cận tín dụng, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, các dịch vụ khuyến nông và trợ cấp nhà nước cho giáo dục và dịch vụ y tế.

73. Theo ước tính, Việt Nam chi 4,1% GDP cho bảo trợ xã hội, thấp hơn so với mức trung bình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Khoảng 40% dân số nhận được một hình thức bảo trợ xã hội nào đó. Tuy nhiên, ước tính cho thấy tỷ lệ người nghèo được hưởng bảo hiểm ở Việt Nam cao hơn các nước khác, ở mức 71%, nói cách khác, 71% người nghèo nhận được một loại phúc lợi hoặc hỗ trợ nào đó.102 Vấn đề là mức độ bao phủ của các chế độ chính như bảo hiểm xã hội lại không bao phủ phần đông số công nhân trong lĩnh vực không chính thức. Ngoài ra, mức độ phúc lợi rất thấp. Tổng lại bảo trợ xã hội chỉ chiếm 17 % thu nhập của người nghèo 103. Đối tượng trợ cấp vẫn còn là một vấn đề do các hộ cận nghèo, người làm trong khu vực không chính thức và người di cư thường không được nhận trợ cấp. Do phần lớn phụ nữ tập trung ở khu vực không được trả lương và khu vực không chính thức nên phụ nữ gặp phải bất lợi lớn trong tiếp cận với các lợi ích của bảo trợ xã hội. Ngoài ra, việc phân bổ phúc lợi cho người nghèo được thực hiện không nhất quán ở cấp địa phương.104

74. Đánh giá RIM 2011 khẳng định điều này. Thứ nhất, các cá nhân và hộ gia đình dễ bị tổn thương và có nguy cơ, gồm cả những người di cư và người cận nghèo không được tiếp cận các mạng lưới an sinh xã hội. Thứ hai, vẫn còn những hạn chế về tiếp cận thông tin, thủ tục phức tạp và chi phí không chính thức, cũng như năng lực của cán bộ địa phương trong quản lý các dịch vụ cụ thể. Thứ ba, mức phúc lợi rất thấp, ví dụ trợ cấp xã hội không theo kịp mức lương tối thiểu hoặc mức lạm phát và theo ước tính đã giảm xuống từ 26,7% của lương tối thiểu năm 2007 xuống còn 21,7% năm 2011.105 Ngoài ra, độ bao phủ của các chế độ bảo trợ xã hội vẫn còn hạn chế, ví dụ như bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm mùa màng.

75. Chiến lược Quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020106 nêu ra khuôn khổ chính về quản lý rủi ro thảm họa của quốc gia. Khuôn khổ này tập trung chủ yếu vào các thảm họa liên quan đến nước với ngân sách 18 tỷ USD, trong đó khoảng 11,3 tỷ USD dành cho các biện pháp cấu trúc như hồ chứa nước, bến cảng, đê, đập an toàn và 1,4 tỷ USD dành cho các biện pháp không phải cấu trúc. Đầu tư của Chính phủ vào quản lý rủi ro thảm họa vẫn tập trung vào khâu giảm nhẹ theo truyền thống, trong đó nhấn mạnh vào các biện pháp cấu trúc, như đê điều và đê chắn sóng. Việt Nam có hơn 10.600 km đê sông cao từ 6-9m và 2.600 km đê biển cao từ 3,5-5m cần được tiếp tục mở rộng và gia cố. Chính phủ đã đầu tư đáng kể vào hệ thống đê điều và đã xây dựng một kế hoạch tham vọng về việc mở rộng hệ thống này trong những thập niên tiếp theo. Nhiều nơi của đường bờ biển được hoặc có thể được bảo vệ bằng rừng đước, giúp chống lại tác động của bão nhiệt đới, bão to, nước biển dâng và sóng thần.107

76. Việc nhấn mạnh đến các biện pháp cấu trúc và trợ cấp sau thảm họa được cho là đã dẫn đến một số tác động tiêu cực (ngoài mong muốn), gồm cả làm giảm năng lực quản lý rủi ro, tăng tác động của thảm họa và việc cung cấp tài chính để ứng phó với thảm họa kéo dài và

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)