VI. CẦN TĂNG ĐẦU TƯ VÀN ĂNG LỰC TRONG VIỆC TÀI TRỢ, LỒNG GHÉPVÀQUẢNLÝLĨNHVỰCTÀICHÍNH,LỒNGGHÉPCÁCH Ệ
106 Chiến lược năm 2007 đưa ra các cách tiếp cận và giải pháp khác nhau đối với những thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng tới các khu vực khác nhau của quốc gia đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng và chia sẻ thông tin, đưa
hưởng tới các khu vực khác nhau của quốc gia đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng và chia sẻ thông tin, đưa quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng vào chương trình dạy của trường học và đào tạo những người liên quan tới DRM. Đồng thời cũng nhấn mạnh xây dựng tính chống chọi với thảm họa và tăng cường vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc ứng phó với thảm họa và phục hồi sau thảm họa
41
tốn kém. Sự trông cậy vào các biện pháp này cũng không khuyến khích việc tích cực quản lý rủi ro thảm họa, gồm cả đầu tư cho việc chuẩn bị và giảm rủi ro cho những cộng đồng dễ bị tổn thương thông qua các biện pháp không phải cấu trúc hay các biện pháp “mềm”. Đồng thời có ít động cơ khai thác thêm hàng loạt công cụ và phương pháp quản lý rủi ro thảm họa gồm cả cơ chế tài chính đổi mới trong hỗ trợ ứng phó với rủi ro. Những công cụ và thị trường rủi ro này đã có sẵn, nhưng cần có chất xúc tác để thu hẹp khoảng cách giữa năng lực quốc gia và hỗ trợ của thị trường tư nhân. Trên thực tế, xu hướng thiên về cung cấp tài chính cho rủi ro sau thảm họa đã hạn chế phát triển năng lực và kỹ năng quản lý rủi ro. Việc tập trung vào các biện pháp sau thảm họa gây ra chi phí cơ hội đáng kể về việc cấp lại tài chính dự án, trì hoãn kéo dài việc nhận vốn và đôi khi đầu tư sai hướng theo ưu tiên của nhà tài trợ chứ không phải nhu cầu của quốc gia.
Các thách thức trong lồng ghép và điều phối các chính sách và chương trình thích nghi với nhu cầu của cộng đồng và các nhóm kinh tế xã hội vẫn còn tồn tại
77. Với những hạn chế về nguồn lực dành cho bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo và quản lý rủi ro thảm họa, độ bao phủ hạn chế của bảo hiểm và mức trợ cấp thấp, cùng với việc thực hiện phân tán chồng chéo và thiếu hiệu quả là mối lo ngại, cần phải được quan tâm ưu tiên. Việt Nam cần phải hành động ngay để tinh giản và lồng ghép các sáng kiến trên các lĩnh vực khác nhau, mở rộng phạm vi bảo hiểm và tăng mức độ trợ cấp, đồng thời đảm bảo các nhóm dễ bị tổn thương không bị cản trở trong việc tiếp cận trợ cấp và hỗ trợ do tình trạng di cư hoặc cận nghèo. Nghị quyết 80 đưa ra mục tiêu của Chính phủ nhằm tạo ra một hệ thống tổng thể về xóa đói giảm nghèo, bằng cách thử nghiệm tài trợ theo hình thức khoán cho giảm nghèo và yêu cầu tất cả các Bộ, ngành chịu trách nhiệm về xóa đói giảm nghèo, và thí điểm các mô hình mới và sáng tạo để giảm nghèo.
78. Dự thảo Nghị quyết của đảng về một số chính sách xã hội hiện đang được xây dựng dường như sẽ cải cách và thống nhất trách nhiệm quản lý đối với một số chương trình và chính sách về bảo trợ xã hội và có thể tăng cường tính lồng ghép và giảm sự phân tán. Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu hai chủ đề: Một chương trình tạo việc làm công và hỗ trợ cả gói cho các hộ nghèo. Tuy nhiên, câu hỏi là làm thế nào để những chương trình mới này phù hợp với hệ thống bảo trợ xã hội hiện có và liệu co cần cải tổ toàn diện cả hệ thống không. Ngoài ra, quan trọng là chương trình bảo trợ xã hội đã được chờ đợi lâu nay bao gồm các biện pháp cải cách nhằm hướng tới một hệ thống bảo trợ xã hội thống nhất và tổng hợp.
79. Tạo nguồn lực đủ cho một hệ thống toàn diện như vậy là một thách thức, đặc biệt trong tình hình kinh tế vĩ mô như hiện nay và đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi trong các ưu tiên chi tiêu. Chương trình nghị sự cải cách kinh tế tham vọng tậm trung nhằm tăng cường hiệu suất của đầu tư công, lĩnh vực ngân hàng và cải cách doanh nghiệp nhà nước SOEs. Trong ngắn hạn, chương trình cải cách cần giải quyết nợ xấu và các khoản nợ quá hạn sẽ đòi hỏi nguồn lực công đáng kể. Vì vậy cần cải thiện hiệu suất đầu tư công sẽ là rất quan trọng giúp giải phòng nguồn lực cần thiết để mở rộng bảo trợ xã hội.
80. Trên thực tế, trách nhiệm về các sáng kiến bảo trợ xã hội và giảm nghèo vẫn tiếp tục bị phân tách giữa các cơ quan Chính phủ, thậm chí giữa các đơn vị trong các Bộ. Công tác điều phối còn hạn chế và các chương trình thường tồn tại và được thực hiện song song với nhau. Đánh giá năm 2009 của Ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội đã xác định được 41 sáng kiến giảm nghèo khác nhau, gồm cả các chương trình giảm nghèo lớn, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và Chương trình P135-II, và nhiều chương trình khác nhau của các ngành. Một nghiên cứu về giảm nghèo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số đã xác định những thiết kế chồng chéo và trách nhiệm thực hiện chồng chéo giữa các cơ quan là một
42
thách thức lớn trong thực hiện108. Có quá nhiều chính sách, chương trình và cơ quan chịu trách nhiệm như vậy khiến công tác điều phối rất khó khăn và hạn chế hiệu quả.
81. Tương tự, một đánh giá về quản lý nguy cơ và thay đổi chính sách liên quan tới thảm họa và biến đổi khí hậu cho thấy tình trạng thừa các chính sách và luật pháp liên quan đồng thời cũng cho thấy những thách thức sau khi thực hiện chính sách.109 Thiếu phối hợp theo chiều ngang giữa các cơ quan và bộ ngành chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu và quản lý nguy cơ thảm họa tạo ra rào cản cho công tác điều phối. Các chính sách được phổ biến xuống cấp tỉnh, nhưng thường không có hướng dẫn thực hiện. Ngân sách và nguồn lực thường bị hạn chế đặc biệt là ở cấp tỉnh. Thiếu các cơ chế theo dõi, đánh giá và báo cáo nhằm giúp đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và cải thiện chất lượng. Cuối cùng là vẫn còn những hạn chế lớn trong việc thu hút các hộ gia đình và cộng đồng dễ bị tổn thương nhất tham gia, như xa xôi về địa lý, ngôn ngữ, vai trò giới và năng lực (kể cả thời gian) để tham gia một cách hiệu quả. Những khó khăn này càng tăng thêm khi năng lực của cán bộ địa phương thực hiện chương trình còn thiếu.
82. Bên cạnh sự phân tán ở cấp độ chính sách và hạn chế trong thực hiện, vẫn còn những thách thức trong việc điều chỉnh các chính sách và chương trình về giảm nghèo, bảo trợ xã hội và quản lý rủi ro thảm họa cho phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau và phù hợp với nhu cầu của các nhóm kinh tế-xã hội khác nhau. Dẫn chứng từ đánh giá năm 2012 về Chiến lược quốc gia về phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 nhấn mạnh điều này: các tỉnh cho biết khi phân bổ nguồn lực cần xác định ưu tiên dựa trên những nhu cầu và điều kiện cụ thể của các tỉnh, huyện và xã, cũng như đảm bảo các chính sách như Quản lý rủi ro thảm họa dựa trên cộng đồng được người dân hiểu và thực hiện. Ngoài ra, trong khi các chính sách và chương trình của quốc gia về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu ghi nhận tầm quan trọng của việc lồng ghép các nguyên tắc như bình đẳng giới, và giảm thiểu tác động đối với các nhóm dễ bị tổn thương, thì trên thực tế vai trò của phụ nữ và nam giới chưa được làm rõ, và bình đẳng giới vẫn chưa được chú trọng thỏa đáng trong chính sách và thực hiện chương trình.
83. Tương tự, đánh giá về tác động của Chương trình P135-II xác định những khoảng trống trong việc thực hiện và những hạn chế trong giảm nghèo cho các nhóm dân tộc thiểu số. Theo báo cáo, người dân tộc thiểu số vẫn thiếu các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, ít có khả năng sử dụng cả cơ sở hạ tầng và dịch vụ, ít tham gia các mạng lưới thương mại và ít có khả năng sản xuất những mùa vụ tạo ra thu nhập đáng kể. Tồn tại khoảng cách lớn giữa các nhóm dân tộc thiểu số và người Kinh và những người nói tiếng Việt làm tốt hơn những người khác. Tới nay, các chương trình vãn chưa giải quyết hiệu quả các nhu cầu về thông tin và các trở ngại trong tiếp cận. Tiếp cận đất đai, hạ tầng và các tài sản chưa đủ để giải quyết đói nghèo đa chiều ở dân tộc thiểu số110. Do đó, cách tiếp cận ‘cào bằng’ không còn phù hợp, và cần cách tiếp cận dựa trên cộng đồng được điều chỉnh cho phù hợp với các nhóm dân tộc và văn hóa cụ thể, cũng như với nhu cầu của các địa phương cụ thể. Đồng thời, cộng đồng cần tham gia nhiều hơn vào quá trình lập kế hoạch và xây dựng ngân sách. Cuối cùng, các dịch vụ xã hội phải có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cộng đồng và địa phương cụ thể mà họ đang phục vụ. Thích ứng và sẵn sàng ứng phó với thảm họa là một đặc điểm quan trọng của khả năng ứng phó này.
108 CEMA và UNDP 2011: Đói nghèo ởđồng bào dân tộc thiểu sốở Việt Nam: Tình hình và thách thức trong Chương trình 135-II, 2006-07, CEMA và UNDP Hà Nội