Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc 2010 Rủi ro thiên tai và rủi ro không tự nhiên: Tính kinh tế của việc phòng ngừa hiệu quả Ngân hàng thế giới, Washington:

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 35 - 36)

35

Các cách tiếp cn da vào cng đồng v thm ha và biến đổi khí hu cn được tăng cường

62. Quản lý rủi ro thiên tai theo truyền thống tập trung vào giảm rủi ro, phòng tránh, chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó và tìm kiếm và cứu trợ mà không giải quyết những rủi ro và tính dễ bị tổn thương tiềm ẩn như nghèo đói và thiếu hụt khiến các hộ gia đình và các cộng đồng khó khăn trong việc đối phó và hồi phục. Người dân địa phương không được tham gia đầy đủ trong các quyết định khiến tính làm chủ bị hạn chế và các hoạt động không được thiết kế phù hợp với bối cảnh riêng của từng địa phương và do vậy ít bền vững. Cần cách tiếp cận hệ thống và mang tính chất tham gia để giảm thiểu rủi ro, giải quyết tính dễ bị tổn thương tiềm ẩn và liên kết thảm họa với quá trình phát triển rộng hơn, qua đó đặt con người vào trung tâm trong quá trình ra quyết định là tham gia chủ động trong sự phát triển của chính mình. 63. Cách tiếp cận tổng hợp dựa vào cộng đồng trong giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến

đổi khí hậu đã trở nên phù hợp hơn khi những rủi ro và tính dễ bị tổn thương gia tăng do biến đổi khí hậu, đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh và cách tiếp cận này cũng tập trung tăng cường các thể chế của chính phủ nhằm giải quyết các thách thức mới. Tháng 7 năm 2009, Chính phủ phê duyệt ‘Chương trình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và tăng cường nhận thức của cộng đồng (CBDRM)’ và chương trình này sẽ được thực hiện trogn 12 năm ở 6.000 thôn xã.

64. Có rất nhiều sáng kiến quản lý rủi ro thiên tai do các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức chữ thập đỏ đã thực hiện tại cấp cộng đồng và đã mang lại kết quả cụ thể. Tuy nhiên, nhiều dự án này do các nguồn lực bên ngoài tài trợ và sẽ dừng lại khi nguồn vốn hết. Nhiều dự án cũng ở quy mô vừa và nhỏ và không đủ cho khu vực lớn. Trong khi cộng đồng không phải là chủ của các dự án này hoặc không trực tiếp tham gia trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện dự án nên các dự án này không có tính bền vững. Chính phủ đã phê duyệt chương trình CBDRM và sự liên quan của các bên sẽ thúc đẩy tính bền vững. Cách tiếp cận CBDRM cố gắng đảm bảo rằng quản lý rủi ro thiên tai do người dân chủ động hơn và nhiều trong số này là những người nghèo và dễ bị tổn thương trước các rủi ro – và liên kết các nỗ lực này với tiến trình phát triển tổng thể hơn.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải miền Trung (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)