Khảo sát ảnh hƣởng của ion clorua

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng vitamin c trong nước ép hoa quả bằng phương pháp vôn ampe (Trang 53 - 55)

Trong các loại thực phẩm thƣờng chứa một lƣợng nhất định ion clorua. Ion này khi có mặt ở nồng độ lớn có thể gây cản trở quy trình phân tích. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát giới hạn nồng độ cho phép đối với ion clorua trong phƣơng pháp phân tích cực phổ Vit.C. Theo tài liệu nghiên cứu thì ion clorua ảnh hƣởng chủ yếu đến thế oxi hóa của giọt thủy ngân, nồng độ càng

lớn thì thế oxi hóa của thủy ngân càng chuyển về vùng âm hơn, nghĩa là chuyển dịch về phía píc của Vit.C. Đến một nồng độ nào đó, đƣờng cực phổ của thủy ngân sẽ bao trùm lên píc của Vit.C.

Tiến hành đo đƣờng cực phổ của Vit.C 2mg/L, thay đổi nồng độ ion clorua theo các hàm lƣợng: 5, 10, 50, 100, 250, 500 mg/L tƣơng ứng 1,4.10- 4

M; 2,8.10-4M; 1,4.10-3 M; 2,8.10-3M; 7.10-3M; 1,4.10-2M. Kết quả cho trong (hình 3.8).

Hình 3.8: Sóng cực phổ cuả Vit.C khi có mặt ion clorua với nồng độ tăng dần.

Nhân xét:

Khi hàm lƣợng ion clorua trong dung dịch tăng dần, giá trị thế đỉnh píc của Vit.C không thay đổi nhiều (từ -47,6mV khi không có Cl-

chuyển dịch theo chiều dƣơng đến -41,7mV khi nồng độ Cl-

lớn hơn 100mg/L), trong khi đó thế oxi hóa Hg chuyển dịch theo chiều âm, gần píc của Vit.C hơn. Do vậy khi nồng độ của nó lớn hơn 10-2M, mặc dù vẫn xuất hiện píc của Vit.C nhƣng máy tính không thể xác định chiều cao píc đƣợc nữa.

Có thể kết luận khi nồng độ ion clorua nhỏ hơn 10-2M thì vẫn có khả năng phân tích Vit.C bằng cực phổ. Thêm nữa hàm lƣợng của ion clorua trong

rau quả thực tế không vƣợt quá con số này. Trong trƣờng hợp hàm lƣợng ion clorua quá lớn, phải xử lý với bạc nitrat và lọc bỏ kết tủa.

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng vitamin c trong nước ép hoa quả bằng phương pháp vôn ampe (Trang 53 - 55)