Tạo niềm tin:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các sai lầm của học sinh trung học phổ thông trong chủ đề phương trình và biện pháp khắc phục (Trang 53 - 56)

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN :

2.2.1.1. Tạo niềm tin:

Các nhà nghiên cứu tâm lý học đều cho rằng, khi con người có niềm tin sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.

Dựa trên những công trình nghiên cứu của Covinhton và Harter cho biết rằng thành công của con người khi thực hiện một công việc phụ thuộc

vào bốn niềm tin cơ bản: Tin vào khả năng của mình; Tin vào nỗ lực của bản thân; Tin vào sự giúp đỡ của người khác; Tin vào vận may (dẫn theo Phan Thanh Long 2008).

Nhưng tiếc thay, ba trong bốn niềm tin này lại ngăn cản sự thành công của con người. Với niềm tin thứ nhất, khả năng của bản thân là có hạn, chắc chắn có những việc con người không có được đủ những kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công. Tin vào sự giúp đỡ của người khác cũng có nhiều hạn chế, nó phụ thuộc vào thiện chí của người giúp đỡ và có những việc phải do một mình cá nhân giải quyết, không ai có thể làm thay được. Tin vào vận may cũng có những điểm bất lợi, nếu giả dụ may mắn quay lưng lại với chúng ta thì sao?

Tin vào sự cố gắng của bản thân là có cơ sở nhất. Nếu tin rằng, sự nỗ lực của bản thân là quan trọng nhất trong khi làm một việc gì đó thì sẽ có động cơ để làm việc này trong bất kỳ tình huống nào.

Vấn đề đặt ra là, không phải tất cả học sinh đều nhận ra tầm quan trọng của niềm tin vào sự cố gắng của bản thân. Người lớn chúng ta dễ dàng nhận thức được rằng “có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, rằng nỗ lực cá nhân có vai trò hết sức quan trọng trên con đường dẫn tới thành công. Không phải học sinh nào đến trường cũng nhận thức ra điều đó. Điều quan trọng ở đây là giáo viên phải tạo cơ hội, tạo tình huống để học sinh thực hiện được công việc bằng chính khả năng của bản thân.

Đối với giáo viên giảng dạy toán, việc làm này xem ra rất đơn giản. Chúng ta không quá máy móc yêu cầu học sinh thực hiện từng bài toán trong sách giáo khoa mà tùy theo khả năng của từng học sinh, chúng ta yêu cầu họ giải những bài toán đơn giản để tạo động cơ. Những bài toán này có thể là biến đổi đơn giản, có thể là áp dụng mệnh đề, định lý hay công thức nào đó không quá cầu kỳ, không quá phức tạp. Sau đó nâng dần độ khó của các bài toán để học sinh tư duy.

Với cách làm này sẽ tạo được niềm vui, học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn và có trách nhiệm hơn trong hoạt động học tập của mình.

Đó cũng là tiền đề kích thích tính năng động, sáng tạo của học sinh, làm giảm đi những sai lầm không đáng có. Phù hợp với khẳng định của Jean Piaget: “Điều đầu tiên mà nhà trường cần gìn giữ và vun đắp cho trẻ em là tính năng động chủ động. Có được chủ động mới tập trung tay làm, trí nghĩ, mới có sáng kiến, mới có tự giác. Chủ động bao giờ cũng xuất phát từ hứng thú và nhu cầu của bản thân; bằng không nếu việc làm do người khác áp đặt thì chỉ thực hiện được với những động cơ không lành mạnh, đặc biệt với thưởng phạt, và dễ tạo ra những con người thụ động, tệ hơn nữa giả dối và cơ hội”. Ví dụ 1: Sau khi lĩnh hội kiến thức về giải phương trình lượng giác ta có thể đề ra cho học sinh hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp như sau:

a. 2cosx+ =1 0

b. 2 cos2 x−3cosx+ =1 0

c. sinx + sin2x + sin3x = 0

Theo Nguyễn Bá Kim, mỗi bài tập đều có những chức năng khác nhau: có thể dùng để tạo tiền đề xuất phát, để gợi động cơ, để củng cố. Với bài tập 1 ở trên thâu tóm được cả ba chức năng như đã nêu: thứ nhất, giúp học sinh thực hiện củng cố phép biến đổi tương đương để giải phương trình lượng giác; thứ hai, tạo tiền đề để học sinh dễ dàng giải bài toán 2 và 3; thứ ba, chỉ qua vài phép biến đổi đơn giản học sinh đã thành công trong việc giải phương trình lượng giác– qua đó “thổi” vào học sinh một niềm cảm hứng rất mạnh mẽ, họ cảm nhận được việc giải phương trình lượng giác cũng chưa hẳn là quá phức tạp và khó khăn. Với niềm tin đã có, động cơ giải toán đã được kích thích, học sinh sẽ tích cực tư duy để thực hiện tốt bài toán 2 và 3.

Có thể kết luận rằng, tạo được niềm tin, niềm vui trong học tập cho học sinh là động cơ quan trọng nhằm lôi cuốn, thu hút học sinh tự giác, tích cực tập trung vào nghiên cứu, giải quyết những khó khăn, những thử thách mà họ gặp phải. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học,

bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các sai lầm của học sinh trung học phổ thông trong chủ đề phương trình và biện pháp khắc phục (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w