Việt Minh Thanh Hóa ra đờ

Một phần của tài liệu Việt minh thanh hoá trong thời kỳ cách mạng tháng tám (1943 1945) (Trang 34 - 35)

Từ giữa năm 1942, cùng với việc lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng, Tỉnh uỷ lâm thời Thanh Hoá đã tích cực tìm cách bắt liên lạc với Trung ơng. Cuối năm 1942, thông qua đồng chí Lê Hữu Kiều, Tỉnh uỷ lâm thời Thanh Hoá bắt liên lạc đợc với Thành uỷ Hà Nội và nhận đợc bản Chơng trình của Mặt trận Việt Minh. Từ đó các đồng chí trong Tỉnh uỷ lâm thời liền “khẩn trơng chuẩn bị chuyển phong trào trong tỉnh sang Việt Minh”[32;72].

Đầu năm 1943, Thanh Hoá bắt liên lạc đợc với Trung ơng và đợc Trung ơng công nhận Tỉnh uỷ lâm thời Thanh Hoá là cơ quan lãnh đạo chính thức của Đảng ở Thanh Hoá. Trong lần gặp với đại diện Trung ơng Đảng ở Hà Nội, đồng chí Lê Tất Đắc - Bí th Tỉnh uỷ lâm thời Thanh Hoá nhận đợc Nghị quyết của Hội nghị Trung ơng lần thứ Tám về việc phát triển phong trào cách mạng ở các địa phơng trong cả nớc.

Tháng 2 - 1943, sau khi đợc Trung ơng công nhận và giao nhiệm vụ, Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh uỷ lâm thời Thanh Hoá đợc tiến hành tại làng Thợng (nay thuộc xã Nga Thắng huyện Nga Sơn). Tại Hội nghị, đồng chí Lê Tất Đắc đã báo cáo kết quả việc gặp Trung ơng và truyền đạt các nội dung, nhiệm vụ mới mà Trung ơng Đảng giao cho Đảng bộ Thanh Hoá. Hội nghị cũng đa ra chủ trơng là phải nhanh chóng thành lập cơ sở của Mặt trận Việt Minh ở Thanh Hoá.

Ngày 15 - 3 - 1943, Hội nghị thành lập Mặt trận Việt Minh Thanh Hoá đợc tổ chức tại nhà ông Mục Chế, làng Quang Biểu (Vĩnh Lộc). Hội nghị nhận định “phong trào Thanh Hoá “ ái quốc hội đang phát triển đúng hớng là cơ sở cho sự phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh”[32; 75]. Trên cơ sở

đó, “Tỉnh uỷ quyết định chuyển Thanh Hoá “ ái quốc hội thành Mặt trận Việt

Minh Thanh Hoá”[32; 75].

Việt Minh Thanh Hoá ra đời lấy tôn chỉ, mục đích, chơng trình, điều lệ của Tổng bộ Việt Minh làm tôn chỉ, mục đích và chơng trình hành động của mình. Mục đích của việc thành lập Việt Minh ở Thanh Hoá là nhằm “liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nớc trong tỉnh, cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp”[32; 75].

Về hệ thống tổ chức của Việt Minh Thanh Hoá, ở cấp tỉnh có Ban Chấp Tỉnh bộ Việt Minh, ở cấp huyện có Ban chấp uỷ Việt Minh cấp huyện, các làng xã có Ban chấp hành Việt Minh cấp xã…

Sau khi đợc thành lập, Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hoá quyết định lấy tờ báo “Đuổi giặc nớc” làm cơ quan ngôn luận nhằm truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết đến nhân dân. Bên cạnh đó, Tỉnh bộ Việt Minh cũng nhanh chóng tiến hành xây dựng cơ sở Việt Minh ở các cấp huyện, xã trong toàn tỉnh.

Sự ra đời của Việt Minh Thanh Hoá một mặt phản ánh sự trởng thành của lực lợng cách mạng ở Thanh Hoá, mặt khác còn là sự quán triệt chủ trơng của Tổng bộ Việt Minh trong việc phát triển cơ sở ở các địa phơng. Bên cạnh đó, Việt Minh Thanh Hoá ra đời đã đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng của đông đảo nhân dân Thanh Hoá trong việc đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù, đồng thời là một trong những nhân tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng Thanh Hoá bớc sang giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Việt minh thanh hoá trong thời kỳ cách mạng tháng tám (1943 1945) (Trang 34 - 35)