đến.
Nh vậy, sau một thời gian ra đời và hoạt động, Việt Minh Thanh Hoá đã cùng với Đảng bộ xúc tiến quá trình chuẩn bị lực lợng cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá. Với sự nỗ lực của Việt Minh, lực lợng cách mạng Thanh Hoá ngày càng đợc củng cố và phát triển mạnh mẽ. Cho đến giữa năm 1945, lực lợng chính trị và lực lợng vũ trang Thanh Hoá đã lớn mạnh đủ sức cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trên phạm vi toàn tỉnh.
2.2.2.2. Việt Minh Thanh Hóa với chủ trơng phát động khởinghĩa giành chính quyền nghĩa giành chính quyền
Đầu tháng 8 - 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bớc vào giai đoạn kết thúc. Ngày 8 - 8 - 1945, Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Chỉ trong một thời gian ngắn không đầy một tuần lễ, quân đội Xô Viết đánh tan gần một triệu quân Quan Đông của Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc, buộc Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Ngày 13 - 8 - 1945, khi đợc tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Trung ơng Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập ngay Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày Uỷ ban khởi nghĩa đã ra “Quân lệnh số 1” hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nớc. Ngày 16 - 8, Đại hội quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập nhất trí tán thành chủ trơng tổng khởi nghĩa của Đảng. Đại hội đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, quyết định lấy lá Cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ, lấy bài Tiến quân ca làm Quốc ca. Đại hội quốc dân vừa bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi th kêu gọi đồng bào cả nớc đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Hởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần “Dù hi sinh tới đâu, dù đốt cháy cả dãy Trờng Sơn cũng phải kiên quyết giành cho đ- ợc độc lập dân tộc”, nhân dân ta từ Bắc chí Nam nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Trên đất Thanh Hoá không khí cách mạng ngày càng sôi sục, báo hiệu cơn bão táp cách mạng đang đến gần.
ở Thanh Hoá, trên cơ sở phát triển của phong trào cách mạng trong tỉnh và thực hiện chủ trơng của Trung ơng Đảng về khởi nghĩa giành chính quyền,
ngày 14 - 8 - 1945, Tỉnh uỷ Thanh Hoá triệu tập Hội nghị mở rộng tại nhà ông Tô Đình Bảng, làng Mao Xá, huyện Thiệu Hoá, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Căn cứ vào tình hình cách mạng ở Thanh Hoá lúc bấy giờ, Hội nghị nhận định tình thế cách mạng đã chín muồi, thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền đã đến. Do đó, Hội nghị đề ra chủ trơng phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Hội nghị cũng quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh gồm 7 đồng chí do đồng chí Lê Tất Đắc làm Trởng ban và phân công cán bộ lãnh đạo khởi nghĩa ở các phủ, huyện.
Về chủ trơng khởi nghĩa, Hội nghị quyết định phát động toàn dân nổi dậy bằng cả hai lực lợng: lực lợng chính trị và lực lợng vũ trang, đồng thời kết hợp cả hai hình thức đấu tranh chính trị và vũ trang, đảm bảo phơng châm “nhanh, gọn và quyết thắng”. ở những địa phơng có phong trào mạnh tiến hành khởi nghĩa trớc sau đó tập trung lực lợng hỗ trợ cho những nơi phong trào còn yếu; giành chính quyền ở miền xuôi trớc rồi tiến đến giành chính quyền ở miền núi.
Về thời gian khởi nghĩa, tuy lúc này Thanh Hoá cha nhận đợc lệnh của Trung ơng nhng thấm nhuần các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ơng trớc đó, nhất là tinh thần Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế trong tỉnh, Hội nghị quyết định ngày giờ khởi nghĩa trong toàn tỉnh là 12 giờ đêm 18 rạng ngày 19 tháng 8 năm 1945.
Ngay sau khi Hội nghị Tỉnh uỷ kết thúc, Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hoá đã ra chỉ thị cho Việt Minh ở các huyện thành lập các Uỷ ban khởi nghĩa và sẵn sàng phát động khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
Thực hiện chủ trơng của Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh, trong hai ngày 17 và 18 tháng 8 công tác chuẩn bị khởi nghĩa đợc tiến hành khẩn trơng ở khắp nơi. Các đồng chí đợc phân công lãnh đạo khởi nghĩa ở các phủ, huyện nhanh chóng toả về các địa phơng để gấp rút chuẩn bị cho ngày giờ hành động. Ban cán sự Việt Minh ở các phủ, huyện cùng với chi bộ Đảng gấp rút thành lập Uỷ ban khởi nghĩa và vạch kế hoạch tác chiến. Quần chúng cách mạng trong toàn tỉnh đã sẵn sàng vùng dậy đập tan xiềng xích nô lệ giành lại độc lập tự do.
ở Hoằng Hoá, trớc khi có chủ trơng của Đảng bộ Thanh Hoá và Tỉnh bộ Việt Minh, lợi dụng thời cơ thuận lợi nhân dân Hoằng Hoá dới sự lãnh đạo
của Đảng bộ và Việt Minh huyện đã nổi dậy giành chính quyền vào ngày 24 - 7 - 1945. Ngày 25 - 7 - 1945, dới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội nghị cán bộ Việt Minh toàn huyện đợc tiến hành tại làng D Khánh (Hoằng Đạo). Hội nghị ra nghị quyết thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng ở các làng, tổng, tổ chức mít tinh, tuần hành, biểu dơng lực lợng cách mạng, trấn áp bọn phản động, chống lại âm mu chống phá của kẻ thù.
Tại Hậu Lộc, ngay sau khi Hội nghị Mao Xá của Tỉnh uỷ Thanh Hoá kết thúc, đêm 16 rạng ngày 17 - 8 - 1945, đồng chí Đinh Chơng Lân đã chủ trì cuộc họp của Huyện uỷ và Việt Minh huyện bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị bầu Uỷ ban khởi nghĩa gồm 3 đồng chí do đồng chí Đinh Chơng Lân làm Trởng ban, đồng thời phân công các cán bộ phụ trách tổ chức lực lợng giành chính quyền ở các làng, tổng trong huyện.
Trong khi đó, ở Thọ Xuân ngày 17 - 8 - 1945, Uỷ ban khởi nghĩa huyện đợc thành lập gồm các đồng chí trong Huyện uỷ và Việt Minh huyện do đồng chí Hoàng Sĩ Oánh làm Trởng ban. Uỷ ban khởi nghĩa huyện đã phân công các đội tự vệ có nhiệm vụ đánh chiếm các vị trí quan trọng của địch. Các cơ sở còn lại, lực lợng tự vệ tại chỗ sẽ phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy giành chính quyền.
Cũng trong ngày 17 - 8, ở Thiệu Hoá Uỷ ban khởi nghĩa huyện đợc thành lập do đồng chí Ngô Đức làm Trởng ban. Phủ Thiệu Hoá lúc này đóng tại Vạn Hà - một địa điểm rất thuận lợi cả về hai mặt giao thông thuỷ, bộ nhng lại rất bất lợi cho ta. Lực lợng của địch thờng xuyên có hai tiểu đội đóng chốt bảo vệ phủ đờng. Trớc tình hình đó, ngày 18 - 9, Uỷ ban khởi nghĩa huyện đã họp bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tự vệ, chia làm hai cánh quân thuỷ, bộ tấn công vào hai vị trí then chốt: phủ đờng và trại lính ở trờng tiểu học. Ngoài ra còn bố trí một số đơn vị tự vệ khác phục kích ở những đầu mối giao thông trọng yếu, đề phòng địch từ các nơi tăng viện cho Thiệu Hoá.
ở Yên Định, ngày 17 - 8 - 1945, đồng chí Lê Chủ thay mặt Tỉnh uỷ Thanh Hoá khẩn trơng triệu tập Hội nghị toàn thể đảng viên các tổng tại Phù Hng để phổ biến lệnh khởi nghĩa và bàn kế hoạch giành chính quyền trong huyện. Hội nghị quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa huyện Yên Định do đồng chí Bùi Kính Thăng làm Trởng ban, đồng chí Lê Chủ phụ trách chỉ đạo chung. Hội nghị cũng cử ra Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện do
đồng chí Bùi Kính Thăng làm Chủ tịch, đồng chí Trịnh Văn Khửu làm Phó Chủ tịch. Ngày 18 - 8, đội giao thông hoả tốc của Huyện bộ Việt Minh nhanh chóng toả về các thôn xóm truyền tin và phổ biến kế hoạch khởi nghĩa.
Tiếp thu tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Tỉnh uỷ và chỉ thị của Tỉnh bộ Việt Minh, chiều ngày 17 - 8 - 1945 đồng chí Nguyễn Văn Huệ triệu tập Hội nghị ban lãnh đạo Việt Minh Hà Trung tại làng Tam Quy, tổng Nam Bạn. Hội nghị đã vạch kế hoạch phát động toàn dân trong phủ nổi dậy giành chính quyền. Hội nghị cũng bầu ra Uỷ ban khởi nghĩa do đồng chí nguyễn Văn Huệ phụ trách chung và Uỷ ban cách mạng lâm thời do đồng chí Tạ Quý Quýnh làm Chủ tịch. Ngày 18 - 8, tại đình làng Bái Sơn Uỷ ban khởi nghĩa đã triệu tập hội nghị cán bộ Việt Minh và tự vệ chiến đấu ở các làng, xã trong phủ để phổ biến chủ trơng và kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền.
Khác với các huyện khác trong tỉnh, ở Quảng Xơng cho đến tháng 8 - 1945 vẫn cha thành lập đợc chi bộ Đảng, mọi hoạt động của phong trào đấu tranh cách mạng đều do Ban cán sự Việt Minh chỉ đạo. Vì vậy, ngày 17 - 8 1945 đồng chí Lu Cộng Hoà - ngời đợc Tỉnh uỷ phân công trực tiếp phụ trách khởi nghĩa Quảng Xơng đã triệu tập Hội nghị Việt Minh huyện tại làng Hoà Chúng (xã Quảng Thọ) để bàn kế hoạch và bầu ra Uỷ ban khởi nghĩa. Sau Hội nghị, các đồng chí trong Uỷ ban khởi nghĩa đã về từng khu vực triệu tập hội nghị cán bộ chủ chốt, kiểm tra công tác chuẩn bị khởi nghĩa và số lợng hội viên cứu quốc, đội viên tự vệ, vũ khí thuốc men… Đêm ngày 18 - 8 dới sự chỉ đạo của Việt Minh, mọi công việc chuẩn bị khởi nghĩa trong huyện đã hoàn thành, sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.
Thị xã Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế và là nơi tập trung các cơ quan quyền lực cao nhất của địch ở Thanh Hoá. Lực lợng quân sự của địch đóng ở đây rất mạnh gồm hàng nghìn lính Nhật và bảo an binh. Tuy vậy trớc sự phát triển nhanh chóng của phong trào cách mạng Thị xã, trong hai đêm 17 và 18 - 8 - 1945, Ban cán sự Việt Minh Thị xã đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp và kế hoạch khởi nghĩa tại nhà ông Lê Liên Giao (ở Lò Chum). Hội nghị đã thống nhất phơng châm và kế hoạch khởi nghĩa, quyết định huy động lực l- ợng vũ trang và lực lợng quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Hội nghị cũng bầu Uỷ ban khởi nghĩa gồm 9 uỷ viên do đồng chí Phạm Văn Sáu làm Trởng ban.
Tại Nga Sơn, sau khi nhận đợc chỉ thị khởi nghĩa của Tỉnh bộ Việt Minh, Việt Minh huyện đã khẩn cấp triệu tập cuộc họp lãnh đạo ở làng Đồng Đợi (Nga Lĩnh) gồm các đồng chí Hoàng Xung Phong, Phạm Minh Thanh và Nguyễn Hữu Loan để bàn kế hoạch khởi nghĩa. Hội nghị đã thành lập Uỷ ban khởi nghĩa, đánh giá tơng quan lực lợng giữa ta và địch để bố trí kế hoạch cho phù hợp. Mục tiêu chính của cuộc khởi nghĩa là đánh chiếm khu vực huyện lỵ và đồn Điền Hộ, sau đó dùng sức mạnh của lực lợng quần chúng cách mạng để giành chính quyền ở các tổng, làng. Ngoài lực lợng tự vệ của các tổng, tất cả các học viên của trờng quân chính đang dự lớp huấn luyện tại Nga Sơn cũng đợc huy động tham gia khởi nghĩa.
Cũng trong các ngày 17 và 18 - 8 - 1945, ở những huyện còn lại trong tỉnh nh: Tĩnh Gia, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Nh Xuân… và một số châu miền núi, ban cán sự Việt Minh đều tổ chức những cuộc họp để triển khai chủ trơng của Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh về khởi nghĩa giành chính quyền. Các uỷ ban khởi nghĩa gồm đại biểu của chi bộ Đảng và Việt Minh ở các châu, huyện lần lợt đợc thành lập và đứng ra lãnh đạo khởi nghĩa. Đặc biệt ở một số nơi, khi mà chi bộ Đảng cha đợc thành lập thì Việt Minh đã đứng ra tổ chức và điều hành công tác chuẩn bị khởi nghĩa.
Nh vậy, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi có chủ trơng của Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hoá, ban cán sự Việt Minh ở các châu, phủ, huyện trong tỉnh đều đã tiến hành các cuộc họp để triển khai kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền. Các uỷ ban khởi nghĩa cũng đợc thành lập ở các địa