Việt Minh Thanh Hóa tham gia lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền

Một phần của tài liệu Việt minh thanh hoá trong thời kỳ cách mạng tháng tám (1943 1945) (Trang 55 - 62)

Có thể nói, việc Việt Minh ở các phủ, huyện kịp thời quán triệt chủ tr- ơng của Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh vào tình hình cụ thể ở địa phơng mình thể hiện sự linh hoạt của Việt Minh ở các cấp. Đó chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá thắng lợi.

2.2.2.3. Việt Minh Thanh Hóa tham gia lãnh đạo nhân dân nổidậy giành chính quyền dậy giành chính quyền

Trong không khí cách mạng sục sôi của cả nớc, tuy cha nhận đợc lệnh khởi nghĩa từ Trung ơng nhng nhận thấy thời cơ đã đến, đêm 18 rạng ngày 19 - 8 - 1945, Uỷ ban khởi nghĩa Thanh Hoá liền hạ lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Ngay trong đêm đó lệnh khởi nghĩa đợc truyền đến uỷ ban khởi nghĩa ở các phủ, huyện. Dới sự lãnh đạo của Uỷ ban khởi nghĩa,

quần chúng nhân dân ở các huyện, phủ trong tỉnh nhất tề nổi dậy giành chính quyền.

Ngay sau khi lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban khởi nghĩa Thanh Hoá đợc ban bố, rạng sáng ngày 19 - 8 - 1945, dới sự lãnh đạo của Uỷ ban khởi nghĩa, nhân dân các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hoá…, cùng với các đội tự vệ chiến đấu do Việt Minh tổ chức nhất tề nổi dậy giành chính quyền. Trớc sức mạnh của quần chúng nhân dân, chính quyền bù nhìn từ cấp phủ, huyện, tổng đến thôn xóm phải đầu hàng, trao chính quyền cho cách mạng. Cho đến chiều ngày 19 - 8, tại các huyện nói trên quần chúng nhân dân đã tổ những cuộc mít tinh biểu d- ơng lực lợng và hô vang khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm! Việt Minh muôn năm! Chính quyền về tay nhân dân!”. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các huyện về cơ bản đã giành thắng lợi.

ở các huyện Quảng Xơng, Tĩnh Gia, Nông Cống do cha thành lập đợc các chi bộ Đảng nên Việt Minh đã đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

Đêm 18 - 8 - 1945, lực lợng tự vệ Quảng Xơng dới sự lãnh đạo của Việt Minh tấn công vào huyện lỵ, buộc tri huyện Lê Nguyên Kháng đầu hàng giao nộp toàn bộ ấn tín, sổ sách, kho quỹ, máy chữ và 6 khẩu súng. Sáng ngày 20 - 8, Việt Minh các làng Cá Lập, Hải Thôn, Triều Dơng và Sầm Sơn do các đồng chí Vũ Đức Linh, Phạm Văn Ga chỉ huy đánh chiếm sở Bang tá. Việt Minh làng Lơng Trung do đồng chí Cao Sĩ Sinh chỉ huy đánh chiếm nhà dây thép. Cùng ngày hôm đó các làng khác trong huyện cũng lần lợt giành đợc chính quyền. Chiều ngày 20 - 8 - 1945, chính quyền cách mạng Quảng Xơng do đồng chí Phạm Tiến Năng làm Chủ tịch đã làm lễ ra mắt nhân dân. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Xơng hoàn toàn thắng lợi.

Cũng giống nh Quảng Xơng, Tĩnh Gia là một trong những huyện có phong trào cách mạng phát triển khá mạnh do vậy mặc dù cha có chi bộ Đảng nhng ngay sau khi nhận đợc lệnh khởi nghĩa, Việt Minh Tĩnh Gia đã đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Đêm 18 - 8 - 1945, Việt Minh huyện Tĩnh Gia triệu tập Hội nghị mở rộng tại nhà đồng chí Phan Huy Châu ở làng Năng Cải tổng Sen Trì (nay thuộc xã Hải Ninh) dới sự chủ trì của đồng chí Lê Huy Tuần. Hội nghị đã đọc lệnh khởi nghĩa của Tỉnh uỷ, vạch kế hoạch, phân công lực lợng và quyết định ngày khởi nghĩa trong toàn huyện.

Sáng ngày 19 - 8 - 1945, đồng chí Lê Huy Tuần dẫn đầu phái đoàn Việt Minh huyện Tĩnh Gia tiến vào phủ lỵ, thuyết phục tri phủ Vũ Thế Hùng đầu hàng cách mạng. Cũng trong thời gian này ở các làng trong huyện Việt Minh cũng lãnh đạo nhân dân giành đợc chính quyền. Chiều ngày 19 - 8 - 1945, hàng vạn quần chúng và tự vệ tập trung tại sân vận động huyện chào đón Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Tĩnh Gia. Tính đến ngày 20 - 8 - 1945, chính quyền thực dân phong kiến từ phủ đến làng, xã lần lợt tan rã. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Tĩnh Gia giành thắng lợi hoàn toàn.

Nông Cống là một trong những huyện có phong trào cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, do vậy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở đây diễn ra muộn hơn so với các huyện khác. Dới sự lãnh đạo của Việt Minh huyện, đêm 20 rạng 21 - 8, Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nông Cống đã ban bố lệnh khởi nghĩa. Lực lợng vũ trang và quần chúng cách mạng đợc lựa chọn trong các đoàn thể của Việt Minh đã tiến vào huyện lỵ bao vây, chiếm các vị trí trọng yếu. Trớc khí thế cách mạng của quần chúng, sáng ngày 21 - 8 - 1945, tri huyện Nông Cống buộc phải đầu hàng và giao nộp toàn bộ hồ sơ, vũ khí cho cách mạng. Trong khi đó, Việt Minh các làng, tổng trong huyện cũng lãnh đạo nhân dân nhất tề nổi dậy giành chính quyền. Đến ngày 25 - 8 - 1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Nông Cống do đồng chí Võ Danh Thuỳ làm Chủ tịch ra mắt quần chúng nhân dân, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nông Cống.

So với các huyện khác ở Thanh Hoá, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đông Sơn diễn ra trong thời gian dài hơn và có những điểm khác biệt. Sau khi nhận đợc lệnh khởi nghĩa của Tỉnh uỷ, hầu hết các làng, tổng trong huyện, nhân dân lập tức nổi dậy giành chính quyền. Trong khi đó, một số phần tử trong tổ chức thanh niên thân Nhật lại lợi dụng danh nghĩa Việt Minh trơng cờ đỏ sao vàng kéo vào chiếm phủ lỵ, buộc tri phủ phải từ chức, lập ra chính quyền “mới”. Đó thực chất là chính quyền thân Nhật núp dới chiêu bài cách mạng để lừa bịp nhân dân. Trớc tình hình đó, ngày 27 - 8 - 1945, Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh cử đại diện Việt Minh về Đông Sơn vạch trần bộ mặt dối trá của bọn chúng. Trớc sức mạnh của quần chúng và uy tín của Việt Minh, nhóm thanh niên thân Nhật ở đây phải bàn giao chính quyền cho lực lợng cách mạng. Chiều ngày 27 - 8, trớc đông đảo nhân dân, đại diện của Tỉnh bộ Việt Minh tuyên bố xoá bỏ chính quyền bất hợp pháp và thành lập Uỷ ban nhân

dân cách mạng lâm thời huyện Đông Sơn. Cuộc khởi nghĩa ở Đông Sơn đã kết thúc thắng lợi trên phạm vi toàn huyện.

Tại Thị xã Thanh Hoá, sau khi có cuộc họp của Thị bộ Việt Minh (đêm 18 - 8) về việc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, khí thế cách mạng của nhân dân Thị xã ngày càng lên cao, các đội tự vệ chiến đấu do Việt Minh tổ chức đợc tập kết ở những nơi trọng yếu và sẵn sàng chờ lệnh. Sáng ngày 19 - 8 - 1945, trớc sức mạnh đấu tranh của quần chúng và sự vận động của Việt Minh, quân Nhật ở Thị xã chấp nhận tối hậu th của Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hoá, lặng lẽ rút quân tập trung về khu vực nhà Dòng. Việc quân Nhật tập trung về một nơi theo yêu cầu của Việt Minh khiến cho chính quyền bù nhìn, bọn Đại Việt, binh lính bảo an hoang mang lo sợ. Lợi dụng thời cơ đó, Việt Minh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lôi kéo binh lính trở về với cách mạng. Trớc thái độ khoan hồng của Việt Minh, số đông binh lính đã hạ khí giới, đứng về phía cách mạng. Nhờ vậy, sáng ngày 20 – 8, khi lực lợng vũ trang cách mạng theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa Thị xã ập vào sân trại thì tất cả sỹ quan, binh lính địch nhanh chóng đầu hàng, nộp đầy đủ súng đạn cho quân khởi nghĩa. Tình hình đó buộc Tổng đốc Nguyễn Trác đầu hàng vô điều kiện và nộp ấn tín, tài liệu cho cách mạng.

Chiều ngày 20 - 8, cuộc khởi nghĩa ở Thị xã Thanh Hoá giành thắng lợi hoàn toàn. Trong niềm vui hân hoan của quần chúng, cuộc mít tinh chào mừng thắng lợi đợc tổ chức tại vờn hoa Thị xã với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Thị xã do đồng chí Phạm Văn Sáu làm Chủ tịch đã ra mắt đồng bào. Chính quyền cách mạng nhanh chóng tiếp quản toàn bộ các công sở, nhà mày trong Thị xã, bảo đảm trật tự an ninh, chuẩn bị cho ngày lễ ra mắt chính quyền cách mạng trong toàn tỉnh.

Nh vậy, đến ngày 21 - 8 - 1945, toàn bộ Thị xã Thanh Hoá, các huyện đồng bằng và hai huyện miền núi (Thạch Thành, Cẩm Thuỷ) đã đợc giải phóng hoàn toàn khỏi ách thống trị của phát xít Nhật và bè lũ tay sai. Chính quyền nhân dân ở những nơi này đã đợc thành lập và đứng ra quản lý công việc ở địa phơng.

Trong không khí vui mừng, phấn khởi của nhân dân trong tỉnh, ngày 23 - 8 - 1945, từ căn cứ Thiệu Hoá Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Thanh Hoá đã tiến về Thị xã ra mắt đồng bào. Đồng chí Lê Tất Đắc thay mặt Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời trịnh trọng tuyên bố chính quyền cách mạng

Thanh Hoá đợc thành lập, đồng thời kêu gọi các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt Chơng trình 10 điểm của Mặt trận Việt Minh, ra sức bảo vệ thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa mới giành đợc.

Với sự ra đời của Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hoá, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá về cơ bản giành thắng lợi. Với những thắng lợi đó, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá góp phần cùng cả n- ớc làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị của bọn thực dân, phong kiến, viết nên trang sử vẻ vang nhất, oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam, đa nớc nhà bớc sang kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tuy vậy, trong khi nhân dân các huyện miền xuôi và hai huyện miền núi đã giành đợc chính quyền thì ở 6 châu miền núi còn lại: Quan Hoá, Bá Thớc, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Thờng Xuân, Nh Xuân phong trào cách mạng vẫn còn phát triển chậm. ở những nơi này trình độ giác ngộ của đồng bào cha cao, uy thế của bọn thổ ty, lang đạo đối với nhân dân còn lớn. Bọn chúng luôn tìm mọi cách xuyên tạc, lừa bịp, đe doạ quần chúng. Trớc tình hình đó, Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh chủ trơng sẽ giành chính quyền ở 6 châu huyện miền núi theo phơng châm thích hợp để giành thắng lợi từng bớc, từng bộ phận chứ không thể áp dụng đồng loạt nh ở các huyện miền xuôi. Do vậy, nhiệm vụ trớc mắt của Việt Minh là phải ra sức tuyên truyền, giác ngộ cho đồng bào thiểu số nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với chế độ mới để họ đứng lên tự làm chủ vận mệnh của mình. Bên cạnh đó tiến hành lôi kéo các thổ ty, lang đạo đứng về phía cách mạng. Đối với bọn thổ ty, lang đạo ngoan cố, phản động thì phải dùng áp lực buộc chúng giao lại chính quyền cho lực lợng cách mạng.

Có thể nói, ở 6 châu nói trên, Việt Minh đóng vai trò hết sức to lớn trong việc nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng cho quần chúng và lôi kéo, vận động các thổ ty, lang đạo giao lại chính quyền cho cách mạng. Nhờ vậy đến cuối năm 1945 một số châu nh Nh Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh đã giành đợc chính quyền.

Sau khi các châu miền núi giành đợc chính quyền, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời chủ trơng vẫn tạm thời sử dụng một số thổ ty, lang đạo trong chính quyền mới nhằm nhanh chóng ổn định tình hình ở địa phơng.

Tỉnh uỷ cũng bố trí một số cán bộ cốt cán là ngời dân tộc trong bộ máy chính quyền cũ để thực thi chính sách của Đảng và của Mặt trận Việt Minh.

Có thể nói, cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hoá diễn ra đúng với phơng châm “nhanh gọn, quyết thắng” và hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất, hy sinh. Cuộc khởi nghĩa diễn ra dới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau tuỳ theo từng địa bàn cụ thể đã thể hiện sự sáng tạo trong quá trình chỉ đạo cách mạng của Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hoá. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là kết quả của việc Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh Thanh Hoá đã vận dụng đúng đắn, linh hoạt đờng lối chiến lợc và phơng pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dơng vào tình hình thực tế Thanh Hoá trong suốt mời lăm năm bền bỉ đấu tranh đầy hy sinh gian khổ.

Tiểu kết:

Nh vậy, trớc sự phát triển của phong trào cách mạng Thanh Hoá trong những năm 1939 - 1942, tổ chức “Thanh Hoá ái quốc hội” đã không còn đủ sức đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới. Vì vậy, tháng 3 - 1943, sau khi nhận đợc bản Chơng trình của Mặt trận Việt Minh, Tỉnh uỷ lâm thời Thanh Hoá quyết định chuyển “Thanh Hoá ái quốc hội” thành Việt Minh Thanh Hoá. Sự ra đời của Việt Minh Thanh Hoá là kết quả của sự vận động và phát triển của phong trào cách mạng Thanh Hoá từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời đánh dấu bớc phát triển mới của phong trào cách mạng trong tỉnh.

Ngay sau khi ra đời, Việt Minh Thanh Hoá đã đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở ở các địa phơng trong tỉnh nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận chung chống đế quốc và phong kiến. Bằng sự nỗ lực hoạt động, cho đến đầu năm 1945, Việt Minh Thanh Hoá đã nhanh chóng phát triển tổ chức ở hầu khắp các địa bàn từ huyện đến tận các xã, làng, tổng của tất cả các huyện trong tỉnh và thu hút ngày càng đông quần chúng tham gia.

Thông qua cơ quan ngôn luận là báo “Đuổi giặc nớc” (từ tháng 2 - 1945 là báo “Khởi nghĩa”) và các tổ chức cứu quốc của mình, Việt Minh Thanh Hoá đã tích cực tham gia vào quá trình chuẩn bị lực lợng và tổ chức khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá. Bằng những hoạt động cách mạng cụ thể, Việt Minh Thanh Hoá đã đứng ra tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia cách mạng; tổ chức các phong trào đấu tranh của quần chúng nhằm chống lại sự đàn áp bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nhân

dân; mở các lớp huấn luyện quân sự, xây dựng các đội tự vệ vũ trang nhằm đẩy mạnh sự phát triển của lực lợng vũ trang cách mạng. Những hoạt động của Việt Minh Thanh Hoá trong những năm 1943 - 1945 đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lợng chính trị và lực lợng vũ trang ở Thanh Hoá. Bên cạnh đó, Việt Minh Thanh Hoá đã cùng với chi bộ Đảng chủ động phát động và lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phơng trong tỉnh.

Có thể nói, sự ra đời và hoạt động của Việt Minh Thanh Hoá trong những năm 1943 - 1945 là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hoá.

Chơng 3: Vai trò của Việt minh Thanh Hóa trong cách mạng tháng tám

Một phần của tài liệu Việt minh thanh hoá trong thời kỳ cách mạng tháng tám (1943 1945) (Trang 55 - 62)