1. Giới thiệu sơ lược
Địa chỉ: Xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Website: : http://www.tnu.edu.vn/dhkh; http://www.tnus.edu.vn;) Sốđiện thoại: 02803. 746 983
Email: dhkh.dhtn@tnu.edu.vn Fax: 02803. 746 965
Hiệu trưởng: PGS.TS.NGƯT. Nông Quốc Chinh
Sứ mệnh: Trường Đại học Khoa học có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độđại học và sau đại học về lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực Trung du miền núi phía Bắc nói riêng cũng như
cả nước nói chung.
Tầm nhìn: Phấn đấu đến năm 2020, Trường Đại học Khoa học sẽ trở thành trường Đại học đa ngành, chất lượng cao trong hệ thống giáo dục đại học Việt
Nam. Đội ngũ giảng dạy: 288 Trong đó: • Số cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ: 146 • Số cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ: 21 • Số phó giáo sư, giáo sư: 05
Tổng số học sinh, sinh viên và học viên sau đại học: 6087 Trong đó:
• Số học sinh, sinh viên chính quy: 5430
• Số học sinh, sinh viên phí chính quy: 256
• Số học viên sau đại học và nghiên cứu sinh: 401
Các khoa, trung tâm trực thuộc:
Các khoa, gồm: Khoa Toán - Tin; Khoa Vật lí và Công nghệ; Khoa Hóa học; Khoa Khoa học sự sống; Khoa Môi trường và Trái đất; Khoa Văn – Xã hội; Khoa Khoa học Cơ bản; Bộ môn Lịch sử.
Các Trung tâm, gồm: Trung tâm Công nghệ Thông tin - Thư viện; Trung tâm
Đào tạo và Hợp tác Quốc tế; Trung tâm Nghiên cứu - Đào tạo Ngôn ngữ văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc; Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ
2. Các ngành đào tạo và cơ hội nghề nghiệp
2.1. Ngành Toán học
Các hướng chuyên sâu: Đại số; Giải tích; Toán ứng dụng
- Nghiên cứu về lĩnh vực toán học tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, trường ĐH. - Làm việc tại các cơ quan quản lí hành chính nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng kiến thức toán học.
THÔNG TIN TUY N SINH I H C, CAO NG N M 2013
- Công tác ở những lĩnh vực chuyên môn cần sử dụng công cụ toán học như tài chính, ngân hàng, kế toán, bưu chính, viễn thông, chứng khoán, thống kê…
2.2. Ngành Toán ứng dụng
Ngành Toán ứng dụng bao gồm chuyên ngành (chương trình): Toán – Tin ứng
dụng
Các hướng chuyên sâu: Toán- Tin ứng dụng; Khoa học máy tính. Nghiên cứu về
lĩnh vực: Toán ứng dụng, công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lí nhà nước, các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, các trường ĐH.
- Làm thiết kế, xây dựng các phần mềm có tính chất hỗ trợ quyết định và xây dựng chiến lược tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tham gia vào các quy trình sản xuất phần mềm.
- Giảng dạy toán và tin học tại các trường ĐH, CĐ, TCCN và DN, THPT.
- Có khả năng hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như: Xây dựng kế
hoạch, tài chính, ngân hàng, kế toán, bưu chính, viễn thông, chứng khoán, thống kê…
2.3. Ngành Vật lí
- Các hướng chuyên sâu: Vật lí chất rắn; Vật lí môi trường; Vật lí y - sinh.
- Làm việc tại Viện nghiên cứu; Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế; các cơ quan quản lí và kiểm tra chất lượng sản phẩm; các Trung tâm kiểm
định, phân tích, quan trắc và đánh giá tác động môi trường; công ty Cung cấp thiết bịđo lường; các nhà máy sản xuất thiết bịđiện tử trong và ngoài nước; công ty Tư vấn và cung cấp các trang thiết bị trong lĩnh vực y sinh; công ty Môi trường đô thị...
- Làm công tác giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ, THCN và DN.
2.4. Ngành Hóa học
Các hướng chuyên sâu: Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ; Hóa phân tích; Hóa lí.
- Làm nghiên cứu viên và quản lí các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Hoá học tại các Viện khoa học, Trung tâm khoa học.
- Quản lí các vấn đề về hóa học tại các Sở, Ban, Ngành như: Thanh tra xây dựng,
điều tra viên tại các cơ quan công an, thanh tra môi trường và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ...
- Làm chuyên viên, nghiên cứu viên và quản lí trong các đơn vị, cơ sở phát triển sản suất, công ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến hóa học và ứng dụng hóa học.
- Làm việc tại các phòng kĩ thuật, các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS) của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: Nhà máy gang thép, luyện kim, phân bón, xi măng, đồ nhựa, đồ gia dụng, hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm, bia rượu, thực phẩm…
- Làm chuyên gia tại các trung tâm phân tích như: Trạm Quan trắc, Trung tâm Y tế
dự phòng, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm...
- Giảng dạy các môn Hoá học tại các trường ĐH, CĐ, các trường Trung cấp, các cơ
sở DN, và các trường THPT.
2.5. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
Các hướng chuyên sâu: Công nghệ Phân tích môi trường, Công nghệ Hóa vật liệu; Công nghệ Các quá trình hóa học.
- Làm nghiên cứu viên và quản lí các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Hoá học tại các Viện khoa học, Trung tâm khoa học.
- Làm chuyên viên, nghiên cứu viên và quản lí trong các đơn vị, cơ sở phát triển sản suất, công ty, nhà máy, xí nghiệp có liên quan đến hóa học và ứng dụng hóa học.
I H C THÁI NGUYÊN
- Làm việc tại các phòng kĩ thuật, các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS) của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: Nhà máy gang thép, luyện kim, phân bón, xi măng, đồ nhựa, đồ gia dụng, hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm, bia rượu, thực phẩm…
- Làm chuyên gia tại các Trung tâm phân tích như: Trạm quan trắc, Trung tâm Y tế
dự phòng, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm, v.v.
- Quản lí các vấn đề về hóa học tại các Sở, Ban, Ngành như: Thanh tra Xây dựng, làm điều tra viên tại các cơ quan Công an, thanh tra Môi trường và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm v.v..
- Giảng dạy các môn Hoá học tại các trường ĐH, CĐ, các trường Trung cấp, các cơ
sở DN, và các trường PT.
2.6. Ngành Sinh học
Các hướng chuyên sâu: Sinh học thực nghiệm; Sinh học cơ thể thực vật và động vật.
- Nghiên cứu khoa học tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm và Cơ quan nghiên cứu của một số Bộ, Sở, các Trường ĐH và CĐ có liên quan đến các lĩnh vực sinh học, sinh học thực nghiệm, CNSH, sinh thái và tài nguyên sinh vật, môi trường.
- Làm việc tại các cơ quan quản lí có liên quan đến sinh học, CNSH, sinh thái, môi trường để xây dựng hoạch định chính sách, kiểm soát, thanh tra các ngành nông, lâm, ngư
nghiệp, môi trường, thực phẩm, y tế, …
- Tham gia vào các chương trình, đề tài, dự án của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến sinh học, CNSH, sinh thái và tài nguyên sinh vật, môi trường.
- Làm việc tại các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho nghiên cứu sinh học.
- Giảng dạy các môn Sinh học và sinh học thực nghiệm tại một số Trường ĐH, CĐ, Trung cấp và THPT.
2.7. Công nghệ Sinh học
Các hướng chuyên sâu: Công nghệ di truyền; Công nghệ hóa sinh; Công nghệ vi sinh.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực CNSH, sinh học thực nghiệm tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm và Cơ quan nghiên cứu của một số Bộ, Sở, các Trường
ĐH và CĐ.
- Làm chuyên viên CNSH trong các cơ quan quản lí, chỉđạo sản xuất , trực tiếp sản xuất, kiểm tra sản phẩm trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất có ứng dụng CNSH như: rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, sữa, chế biến thực phẩm…
- Làm việc trong tại các Trung tâm Giống cây trồng, các cơ sở SX chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học…
- Làm việc tại các cơ quan quản lí có liên quan đến sinh học, CNSH, môi trường, để
xây dựng hoạch định chính sách, kiểm soát, thanh tra các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, môi trường, thực phẩm, y tế…
- Làm việc tại các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho nghiên cứu sinh học.
- Tham gia vào các chương trình, đề tài, dự án của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến sinh học, CNSH và môi trường.
- Giảng dạy các môn CNSH, SH thực nghiệm trong một số Trường ĐH, CĐ, TCCN.
THÔNG TIN TUY N SINH I H C, CAO NG N M 2013
- Các hướng chuyên sâu: Quản lí môi trường, Công nghệ môi trường, Sinh thái môi trường
- Có thểđảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường. - Có thể trở thành các nhà quản lý môi trường tốt trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước có hoạt động về lĩnh vực môi trường.
- Có thể làm việc trong các dự án về môi trường và địa lý với vai trò là chuyên viên, chuyên gia hay người điều hành.
- Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy khoa học môi trường, công nghệ môi trường, quản lý môi trường… tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo có liên quan đến lĩnh vực địa lý và môi trường.
- Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau ĐH ở trong nước và nước ngoài.
2.9. Ngành Quản lí Tài nguyên và Môi trường
Sinh viên có thể lựa chọn học theo chương trình của trường ĐHKH hoặc học theo chương trình tiên tiến nhập khẩu của Đại học Manchester Metropolitan (MMU) do giảng viên của MMU và giảng viên của ĐHTN giảng dạy bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể:
- Công tác trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, ứng dụng, giáo dục tại các cơ quan, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương liên quan đến các lĩnh vực: Tài nguyên - môi trường, Khoa học và công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các Sở, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ của các tỉnh, huyện…
- Làm việc tại những bộ phận liên quan đến quản lí, khai thác, sử dụng tài nguyên; quản lí và khắc phục môi trường của các tập đoàn, tổng công ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp.
- Làm chuyên gia, cộng tác viên cho các Tổ chức quốc tế, Ban quản lí các dự án liên quan đến vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Tham gia giảng dạy các môn học liên quan đến tài nguyên, môi trường ở các cấp học (khi tích luỹ thêm một số học phần về nghiệp vụ sư phạm) hoặc tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn: cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.
2.10. Ngành Địa lí
Các hướng chuyên sâu: Địa lí - Tài nguyên - Môi trường; Bản đồđịa chính và Quy hoạch sử dụng đất; Biến đổi khí hậu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể:
- Làm việc tại các cơ quan, ban, ngành của trung ương và địa phương liên quan đến các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên - môi trường, địa chính, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hoá và du lịch, kinh tế, thương mại, giao thông vận tải, thuỷ lợi.
- Làm chuyên gia, cộng tác viên cho các Tổ chức quốc tế, Ban quản lí các dự án liên quan đến vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên, lãnh thổ, dân số, chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững.
- Giảng dạy Địa lí tại các bậc học phổ thông, CĐ, ĐH hoặc tiếp tục học tập: cao học, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.
2.11. Ngành Văn học
Các hướng chuyên sâu: Lí luận và Văn học nước ngoài; Văn học Việt Nam; Ngôn ngữ.
I H C THÁI NGUYÊN
- Hoạt động trong các lĩnh vực sau: các Viện, Trung tâm Nghiên cứu Văn học hoặc các lĩnh vực khác có liên quan đến văn học; có thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, quản lí văn hóa...
- Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THPT…
2.12. Ngành Lịch sử
Các hướng chuyên sâu: Lịch sửĐCSVN; Lịch sử Việt Nam; Dân tộc học. - Cử nhân Lịch sử có thể làm công tác nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu; các cơ quan đoàn thể xã hội có sử dụng kiến thức lịch sử; giảng dạy lịch sử tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp và các trường PT.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể học lên các bậc học cao hơn đối với các chuyên ngành hẹp như Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sửĐảng cộng sản Việt Nam, Dân tộc học, Lịch sử thế giới… hoặc các khoa học liên ngành khác.
2.13. Ngành Việt Nam học
Các hướng chuyên sâu: Văn hóa các DTTS miền núi phía Bắc; Các loại hình nghệ thuật truyền thống; Các loại hình phát triển du lịch vùng núi phía Bắc.
- Làm tại các viện nghiên cứu văn hóa, văn hóa tộc người, di sản.
- Có thể thẩm định giá trị, lập kế hoạch nghiên cứu, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy ảnh hưởng tốt đẹp của các di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể.
- Tham gia vào hoạt động của ngành Du lịch.
- Công tác tại các cơ quan về Quản lí văn hóa trở thành chuyên viên, cán bộ văn hóa, chuyên viên ngoại giao,… tại các Bộ, Sở, cơ quan trực thuộc: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Ngoại giao,… hay cán bộ các Sở Văn hóa, Phòng Văn hóa các Tỉnh, Thành…
- Làm Biên tập viên văn hóa tại các Đài Truyền hình, Đài Phát Thanh, cơ quan Báo chí Trung ương và địa phương.
- Giảng dạy về văn hóa, văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng... tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp…
2.14. Ngành Báo chí
Các hướng chuyên sâu: Báo in; Báo điện tử; Phát thanh - Truyền hình
- Làm phóng viên, bình luận viên, biên tập viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng...
- Làm cán bộ chức năng trong các cơ quan quản lí báo chí, xuất bản hoặc thực hiện các nhiệm vụđòi hỏi những kiến thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và kỹ năng, nghiệp vụ báo chí như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ
quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao…
- Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sởđào tạo và nghiên cứu về truyền thông.
2.15. Ngành Du lịch học
Các hướng chuyên sâu: Du lịch - Lữ hành; Nhà hàng - Khách sạn.
- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, quản lí, đào tạo… thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh du lịch. Cụ thể như sau:
- Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, thiết kế, tổ chức thực hiện các tour du lịch trong và ngoài nước.
- Quản lí các công ty với quy mô vừa và nhỏ chuyên kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ