1. Giới thiệu sơ lược
Địa chỉ: Đường 3-2, phường Tích Lương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Website: www.tnut.edu.vn Sốđiện thoại: 0280. 3847 145 Email: phonghcth.DTK@moet.edu.vn Fax: 0280. 3847 403
Hiệu trưởng: PGS.TS. Phan Quang Thế
Sứ mệnh: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các sản phẩm khoa học công nghệ và dịch vụ chất lượng cao cho các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung, phục vụđắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tầm nhìn: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp phấn đấu trở thành trường đại học đào tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực ; một trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu đất nước. Trong đó, một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn người học, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư phát triển công nghệ trong và ngoài nước.
Đội ngũ giảng dạy: 449 Trong đó:
•Số cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ: 229
• Số cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ: 19
• Số phó giáo sư, giáo sư: 17
Tổng số sinh viên và học viên SĐH: 15.806 Trong đó:
• Số sinh viên chính quy: 11.345
• Số sinh viên phi chính quy: 4.076
• Số học viên sau đại học: 385
Các khoa, Trung tâm trực thuộc, bao gồm: Khoa Cơ khí; Khoa Điện; Khoa
Điện tử; Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Xây dựng & Môi trường; Khoa Kinh tế Công nghiệp; Khoa Sư phạm Kỹ thuật.
03 Trung tâm bao gồm: Trung tâm Thí nghiệm; Trung tâm Thực nghiệm và Trung tâm Hợp tác đào tạo quốc tế.
2. Các ngành đào tạo và cơ hội nghề nghiệp
2.1. Ngành Kỹ thuật Cơ khí
Kỹ sư cơ khí là một ngành rộng nhất trong các ngành kỹ thuật. Các kỹ sư cơ khí là những nhà nghiên cứu và phát triển, thiết kế và chế tạo, làm dịch vụ kỹ thuật trong mọi lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt kỹ sư cơ khí do khoa đào tạo theo các chuyên ngành có năng lực thiết kế trên máy tính, vận hành điều khiển các hệ thống tựđộng, hệ
thống cơđiện tử, kỹ thuật động cơ và ô tô, kỹ thuật và công nghệ chế tạo vật liệu, thiết bị do lường và điều khiển, các thiết bị y tế, thiết bị năng lượng, làm việc trong nhà máy luyện kim và cán thép...
Rất nhiều sinh viên của khoa sau khi tốt nghiệp vào làm việc cho các công ty sản xuất công nghiệp và dịch vụở Việt Nam và nước ngoài. Một số khác tiếp tục học cao học kỹ thuật hoặc ở các lĩnh vực khác để làm công tác nghiên cứu và giảng dạy. Rất nhiều kỹ sưđược đào tạo từ khoa Cơ khí đã trở thành các nhà quản lí, lãnh đạo.
I H C THÁI NGUYÊN
Sinh viên học tập ở khoa Cơ khí được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có trình
độ cao và kinh nghiệm trong công tác đào tạo, nghiên cứu. Được học tập trong môi trường tốt, các thiết bị thực hành, thí nghiệm hiện đại và luôn được quan tâm đầu tư. Chương trình đào tạo tiên tiến và thường xuyên được cập nhật.
2.2. Ngành Kỹ thuật Cơ, Điện tử
Cơ - Điện tử là một chuyên ngành mới ở Việt Nam nhưng tốc độ tăng trưởng trong đào tạo và cả trên thực tế sản xuất công nghiệp rất khả quan. Các hệ thống tự động hóa đều có các tế bào là thiết bị cơđiện tử, sự tích hợp của máy tính vào cảm biến và cơ cấu chấp hành tạo ra các thiết bị thông minh với năng lực cao hơn và kích thước bé đi đã làm cho các sản phẩm cơ điện tử có ứng dụng rộng rãi từ dân dụng, công nghiệp đến an ninh quốc phòng. Sự giao thoa của các khoa học như cơ khí chế
tạo máy, điện – điện tử, công nghệ thông tin và lí thuyết điều khiển tự động một mặt tạo ra các sản phẩm Hi – Tech tuyệt vời nhưng cũng vì thế mà toàn bộ các khâu từ thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì… các sản phẩm đó đòi hỏi một loại kỹ sư hoàn toàn mới, am hiểu về tất cả các lĩnh vực hợp thành, đó là kỹ sư cơđiện tử.
Sản phẩm cơđiện tử từ lâu đã có mặt trong cuộc sống, việc thay thế vai trò của kỹ sư cơ điện tử bằng một trong các loại kỹ sư khác chuyên môn như kỹ sư Cơ khí,
Điện - Điện tử, Công nghệ thông tin hay kỹ sưĐiều khiển tựđộng đã không được thực tế chấp nhận vì họ thiếu bài bản trong việc kết hợp các phương pháp thiết kế khác nhau
để tạo nên một sự hỗ trợ hoàn hảo giữa chúng.
Nhưng cũng chính từ sự bất cập đó đã xảy ra nhiều năm qua nên nhu cầu sử
dụng kỹ sư cơđiện tử hiện cao hơn bao giờ hết. Hãy đến với chúng tôi để trở thành một kỹ sư cơđiện tử giỏi, lĩnh vực đã và đang định hướng mọi công nghệ tương lai của loài người.
2.3. Ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử
Kỹ thuật điện, điện tử là một ngành phát triển mang tính đột phá trong tương lai, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như các quá trình tựđộng hoá, tựđộng điều khiển và hệ thống cung cấp điện. Kỹ
sư ngành kỹ thuật Điện có thể thực hiện thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, khai thác và sử dụng có hiệu quả các hệ thống cung cấp điện, làm chủ kỹ thuật các nhà máy phát điện (thuỷ điện, nhiệt điện...).Thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa các hệ thống thông tin không dây; Vận hành, sửa chữa các máy móc, thiết bị y tế.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử làm việc được ở nhiều lĩnh vực như giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu; làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp máy tính, điện tử, truyền thông và năng lượng; làm việc trong các tổ chức như: vận tải, công nghiệp hóa chất, bệnh viện và phòng thí nghiệm; Công ty điện lực, công tác kỹ thuật trong các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất liên doanh với nước ngoài. Thiết kế và tư vấn các công trình cung cấp điện; Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng cho các nhà máy, xí nghiệp cũng như khu công nghiệp; chế
tạo sửa chữa thiết bịđiện, nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện năng, các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết bịđiện...
2.4. Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tựđộng hoá
Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá với các kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng về hệ thống đo lường và điều khiển tựđộng trong công nghiệp như: Các hệ thống điều khiển tựđộng trong công nghiệp lắp ráp, chế biến, sản xuất và phân phối điện năng, điều khiển hệ thống giao thông; các hệ thống phân phối và điều khiển năng lượng trong tòa nhà; các hệ thống đo lường, giám sát và truyền
THÔNG TIN TUY N SINH I H C, CAO NG N M 2013
thông công nghiệp. Thực hiện việc thiết kế, lắp đặt, sửa chữa các hệ thống cung cấp
điện, hệ thống truyền động, dây chuyền điều khiển tự động trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp cũng như các thiết bịđiện - điện tử thông dụng. Ngành Kỹ thuật
Điều khiển và Tựđộng hoá, với một đội ngũ giảng viên phần lớn có trình độ sau đại học.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại Chi cục Đo lường; Phòng công tơ, đo lường của Điện lực; Phân xưởng Đo lường tựđộng của nhà máy; Xí nghiệp công nghiệp, công trường xây dựng và khai thác, Công ty Sản xuất chế biến, Công ty Lắp ráp, Công ty Truyền tải điện năng; Công ty Quản lí tựđộng tòa nhà, Công ty Sản xuất thiết bị công nghiệp; Thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống
điện - tựđộng; Các hệ thống cung cấp điện và thiết bịđiện cho nhà máy, khu dân cư; Chuyên gia hệ thống, phân tích nhu cầu tự động hoá của các công ty, nhà máy, phân tích và thiết kế cơ sở hệ thống tự động; Chỉ huy các dự án Tựđộng hoá, thiết kế hệ
thống tựđộng và tham gia thi công các dự án đó; Lập trình ứng dụng, lập các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lí, PLC, CNC, các bộđiều khiển lập trình; Có thể công tác tại Viện nghiên cứu, Cơ sở đào tạo, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ; Công ty liên doanh nước ngoài có hệ thống điều khiển tựđộng ở mức độ cao.
2.5. Ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông
Bước chân vào ngành này, bạn có thể trở thành nhà nghiên cứu, sáng tạo các công nghệ mới, thiết bịĐiện tử Viễn thông mới hay làm việc trong lĩnh vực mạng, viễn thông, lĩnh vực định vị dẫn đường, lĩnh vực điện tử y sinh, lĩnh vực âm thanh, hình
ảnh... Những sinh viên tốt nghiệp có thể: Chứng minh sự thành thạo và tiến bộ nghề
nghiệp trong lĩnh vực Kỹ thuật Điện tử, truyền thông qua việc ứng dụng những kiến thức cơ bản và kỹ năng giải quyết vấn đề; Có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học máy tính, và khoa học kỹ thuật cần thiết để phân tích và thiết kế các thiết bịđiện và
điện tử phức tạp, các hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm...
Với chương trình đào tạo tiên tiến và mục tiêu đảm bảo sự liên thông, cung cấp cho người học chương trình giáo dục chất lượng cao, thích hợp, dễ tiếp cận ở trình độ đại học và sau đại học. Khi tốt nghiệp kỹ sư Kỹ thuật Điện tử truyền thông sẽ làm việc tại các Sở, Ban, Ngành về viễn thông, các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụĐiện tử Viễn thông, lĩnh vực truyền thanh - truyền hình; Công ty truyền hình cáp; Lĩnh vực hàng không; Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Kỹ sư Kỹ thuật điện tử, truyền thông có thể làm giảng viên, cán bộ
nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu… Hơn nữa, sinh viên có thể phát triển bản thân để trở thành người tư vấn, quản lí dự án nghiên cứu và phát triển.
2.6. Ngành Kỹ thuật Máy tính
Kỹ thuật Máy tính là một lĩnh vực mới với mục đích nghiên cứu và sử dụng các
ứng dụng của công nghệ thông tin vào các ngành công nghiệp trong thực tế. Kỹ thuật máy tính liên quan đến các ngành cơ bản như: Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật phần cứng, Hệ thống nhúng, Xử lí âm thanh và hình ảnh, Cơđiện tử, Robot, Tựđộng hóa và
điều khiển…
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: kỹ sư phân tích, thiết kế trong các công ty về phần cứng, phần mềm máy tính; nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, nâng cấp và chuyển giao công nghệ cho
I H C THÁI NGUYÊN
các bộ phận thiết bị chức năng của máy tính, các hệ thống điều khiển số trong các dây truyền công nghệ; làm việc ở bộ phận Công nghệ thông tin của các đơn vị như ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…; cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ
thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng; giảng dạy các môn liên quan đến kỹ thuật máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
2.7. Ngành Kỹ thuật Môi trường
Chương trình đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Môi trường được thiết kế nhằm trang bị
cho sinh viên kiến thức phương pháp luận và thực hành về môi trường, cụ thể là đạt
được sự hiểu biết tốt nhất nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Ngành môi trường luôn là sự lựa chọn của rất nhiều thí sinh trong các mùa tuyển sinh gần đây.
Kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi trường yên tâm với vấn đề việc làm với rất nhiều sự
lựa chọn khác nhau. Trước tiên, có thể làm việc trong các cơ quan quản lí về môi trường hoặc nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp… Với tấm bằng kỹ sư, có thể xử lí các vấn đề môi trường phát sinh hoặc tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt những công trình có liên quan đến môi trường trong các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp. Có thể tham gia vào đội ngũ cán bộ Công ty tư
vấn, xây dựng, thẩm định về các vấn đề môi trường và quản lí môi trường như: hệ
thống quản lí môi trường (ISO 14000), hệ thống quản lí tích hợp (HSE), các dự án
Đánh giá tác động môi trường,… Có thể làm việc trong các tổ chức môi trường như: các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ và các dự án, hoạt động về môi trường.
2.8. Ngành Kỹ thuật Công trình Xây dựng
Kỹ sư Kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp), được trang bị các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực hành, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
Có khả năng làm việc ở những vị trí khác nhau như: Kỹ sư phân tích thiết kế kết cấu, kỹ sư lập trình các phần mềm ứng dụng trong xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Kỹ sư giám sát và thi công; Chuyên viên tư vấn, chuyên viên quản lí dự án; Chuyên viên quản lí xây dựng tại các cơ quan qủan lí nhà nước... Có thể làm việc trong các công ty tư vấn thiêt kế, công ty thi công xây lắp, công ty cung cấp giải pháp công nghệ xây dựng hay công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng… Có thể giữ vai trò chủ doanh nghiệp, quản lí điều hành hay người trực tiếp sản xuất. Có khả năng tiếp tục học tập trao dồi kiến thức hoặc nghiên cứu sâu về các lĩnh vực khác nhau thuộc chuyên ngành xây dựng ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ
sởđào tạo trong nước và quốc tế.
2.9. Ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
Đào tạo cử nhân Sư phạm Kỹ thuật đảm bảo mục tiêu, có kiến thức khoa học cơ
bản vững vàng, kỹ thuật cơ sở và chuyên môn tương đương với một kỹ sư. Có kiến thức và kỹ năng sư phạm, có khả năng giảng dạy lí thuyết và thực hành tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học nghề, Trung tâm giáo dục, giáo viên dạy môn Kỹ thuật Công nghiệp tại các trường THPT. Sinh viên ngành Sư phạm kĩ
thuật (SPKT) không phải đóng học phí và chỉ cần học thêm từ 6 tháng đến 1 năm để được nhận cùng lúc hai bằng đại học chính quy.
Sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân, có đủ năng lực làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường Công nhân, Trung học Kỹ thuật, Trung học nghề, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Dạy nghề hoặc làm giáo viên
THÔNG TIN TUY N SINH I H C, CAO NG N M 2013
dạy Kỹ thuật Công nghiệp tại các trường THPT; Là cán bộ quản lí, cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp hoặc có thể hành nghề cá nhân. Cử nhân Sư
phạm Kỹ thuật có thể học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độở các bậc sau đại học.
2.10. Ngành Quản lí Công nghiệp
Sinh viên học ngành Quản lí công nghiệp sẽđược trang bị các kiến thức cơ sở về
Kỹ thuật Công nghiệp và xây dựng, Kinh tế học, Quản trị học, Pháp luật kinh tế, Tin học quản lí; Các kiến thức chuyên môn về Quản lí Công nghiệp, Quản trị Marketing, Quản trị tài chính, Quản trị sản xuất, Quản trị nhân lực…