TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Một phần của tài liệu THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2013 (Trang 40 - 42)

1. Giới thiệu sơ lược

Địa chỉ: Số 284, đường Lương Ngọc Quyến, phường Quang Trung, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Website: http://www.tnmc.edu.vn; http//www.tnu.edu.vn/dhyd;

Sốđiện thoại: 02803. 852 671

Email: dhyktn@hn.vnn.vn Fax : 02803. 855 710

Hiệu trưởng: PGS.TS Nguyễn Văn Tư

Sứ mệnh: Trường Đại học Y - Dược có sứ mệnh đào tạo cán bộ ngành Y - Dược có trình độđại học, sau đại học, có khả năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, đồng thời hỗ trợ phát triển hệ thống y tế, cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt nhân dân các dân tộc khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

Tầm nhìn: Trường Đại học Y - Dược phấn đấu trở thành một trường Đại học đa ngành, đa bậc học, một cơ sởđào tạo lớn về nhân lực y tế, với đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở trình độ cao, cơ sở vật chất đồng bộ, tạo tiền đề phát triển vững chắc, có khả năng hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

Đội ngũ giảng dạy: 320 Trong đó: • Số cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ: 142 • Số cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ: 32 • Số phó giáo sư, giáo sư: 11 • Số bác sỹ chuyên khoa I: 04

• Số bác sỹ chuyên khoa II: 20

Tổng số học sinh, sinh viên và học viên sau đại học: 8.401 Trong đó:

• Số học sinh, sinh viên chính quy: 7.142

• Số học sinh, sinh viên phi chính quy: 824

• Số học viên cao học, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II: 435

Các khoa, gồm: Khoa Khoa học cơ bản; Khoa Y học cơ sở; Khoa Điều dưỡng; Khoa Y tế công cộng; Khoa Dược; Khoa các chuyên khoa; Khoa Răng Hàm Mặt; Bộ môn Nội; Bộ môn Ngoại – Gây mê hồi sức; Bộ môn Sản; Bộ môn Nhi.

2. Các ngành đào tạo và cơ hội nghề nghiệp A. Các ngành đào tạo trình độđại học

2.1. Y đa khoa

Đào tạo bác sỹđa khoa có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức Y học cơ sở vững chắc, kiến thức và kỹ năng cơ bản về Y học lâm sàng và Cộng đồng, kết hợp được Y học hiện đại với Y học cổ truyền; Có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng.

2.2. Dược hc

Đào tạo Dược sĩ có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và Y Dược học cơ sở

vững chắc; có kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với Bác sĩ Y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lí, an toàn, hiệu quả; sản xuất, quản lí và cung ứng thuốc tốt; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng.

THÔNG TIN TUY N SINH I H C, CAO NG N M 2013

2.3. Răng Hàm Mt

Đào tạo bác sĩ Răng – Hàm - Mặt có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản, chuyên ngành nha khoa hiện đại; có kiến thức và kĩ năng thực hành trong dự phòng,

điều trị các bệnh răng miệng cho cá nhân, cộng đồng; có thái độ và xử trí được các bệnh về Hàm Mặt; có khả năng kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền; có khả

năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho cộng đồng.

2.4. Y hc d phòng

Đào tạo bác sĩ Y học dự phòng có y đức; có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, Y học cơ sở vững chắc; có kiến thức và kĩ năng thực hành cơ bản về y học dự phòng để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ

bản của y tế dự phòng và sức khoẻ cộng đồng; có khả năng tự học tự vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khởe cho cộng đồng.

2.5. Điu dưỡng

Đào tạo Cử nhân điều dưỡng có phẩm chất đạo đức tốt; Có thái độđúng đắn; Có kiến thức và kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụở trình độđại học để thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh, phục hồi sức khoẻ nhân dân; Có khả năng tổ chức và quản lí các hoạt động điều dưỡng, nghiên cứu khoa học và tự học vươn lên.

* Cơ sở làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội việc làm tại:

- Các Bệnh viện, các cơ sở y tế công lập và tư nhân. - Các Viện nghiên cứu y, dược.

- Các Trung tâm, đơn vị y tế các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện. - Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Y Dược.

- Các Công ty, Xí nghiệp và Doanh nghiệp y, dược…

B. Các ngành đào tạo cao đẳng

2.6. Xét nghim Y hc (Kĩ thuật xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm).

Đào tạo Cử nhân Cao đẳng Kĩ thuật xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm có y

đức, có kiến thức đại cương về các môn chung, Khoa học cơ bản, Y học cơ sở; có kiến thức và kĩ năng chuyên ngành để làm được các xét nghiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm

ở các phòng xét nghiệm của các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và các đơn vị nghiệp vụ; có tác phong tỉ mỉ chính xác; có ý thức và khả năng học tập vươn lên góp phần đáp

ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng.

* Cơ sở làm việc sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm việc tại:

- Khoa Xét nghiệm của các bệnh viện. - Các Trung tâm Y tế dự phòng.

- Các Chi cục, Trung tâm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm. - Phòng Xét nghiệm của các Viện nghiên cứu Y sinh.

- Các cơ sở, nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm. - Các đơn vị nghiệp vụ y.

2.7. Y tế Hc đường

Đào tạo Cử nhân Y tế học đường có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản; có kiến thức Y học cơ sở, kiến thức – kĩ năng chuyên ngành trình độ cao đẳng để chẩn

đoán, điều trị, phòng bệnh, sơ cứu và cấp cứu một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi học

đường; có tinh thần trách nhiệm cao và có tác phong thận trọng, chính xác; có khả

năng tự học và nghiên cứu khoa học góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng.

I H C THÁI NGUYÊN

* Cơ s làm vic sau tt nghip: Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội làm

việc tại:

- Các đơn vị y tế thuộc các trường học. - Các Trung tâm Y tế dự phòng. - Các Trung tâm y tế…

Một phần của tài liệu THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2013 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)