Nội dung thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ồn khoang xe khách 29 chỗ sản xuất lắp ráp tại Việt Nam (Trang 98 - 100)

C. Chân máy-phần đệm đàn hồi.

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.2.3 Nội dung thí nghiệm

a) Cơ sở khoa học thí nghiệm xác định độ rung chân máy, độ rung sàn xe và tiếng ồn trong khoang xe

Hình ảnh chân máy được trình bày trên hình 4.4. Rung động từ động cơ truyền tới phía trên Xtcủa chân máy. Phía dưới của chân máyXS được liên kết với khung vỏ xe, đây chính là điểm đặt các cảm biến gia tốc.

Hình 4.4 Chân máy của động cơ lắp trên xe

Sơ đồ bố trí các thiết bị đo được mô tả trên hình 4.5. Thí nghiệm sử dụng bốn cảm biến gia tốc lắp đặt tại phía dưới chân máy, phía sát xi. Các chân máy được đo đồng thời, kết quả thu được là gia tốc theo 3 phương x, y, và z.

XT

Một đầu đo gia tốc khác đặt trên sàn dùng để đo rung động của tấm sàn tại vị trí chân ghế lái. Một micro đặt tại vị trí tai người lái xe dùng để đo tiếng ồn trong khoang xe.

Hình 4.5 Sơ đồ đodao động chân máy và tiếng ồn khoang xe

b) Xác định tiếng ồn từ động cơ

Việc tính toán xác định tiếng ồn động cơ là rất phức tạp và không chính xác do các thông số đầu vào của quá trình tính toán như quá trình cháy của động cơ, quá trình nạp, xả, tiếng ồn của quá trình phun nhiên liệu, tiếng ồn cơ khí… là những vấn đề ngẫu nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố môi trường, người vận hành… Nhờ sự phát triển và mức độ hiện đại của các thiết bị đo, các đầu đo và phần mềm sử lý mạnh nên tiếng ồn từ động cơ được đo trực tiếp bằng thực nghiệm. Luận án sử dụng máy đo âm cầm tay M24 của Nhật Bản, đo và đọc số liệu trực tiếp trên màn hình chỉ thị, hình 4.6. Tiếng ồn phát ra từ động cơ được đo khi xe đứng yên tại chỗ, ba chế độ làm việc của động cơ tại 700 v/ph, 1000 v/ph và 1500 v/ph với hai trường hợp nhằm loại trừ ảnh hưởng của tiếng ồn khi động cơ hoạt động truyền vào khoang xe qua đường truyền âm học.

c) Ghi kết quả đo và xử lý số liệu

Các kết quả đo được ghi vào các files và lưu trong máy tính với tên file đã được đặt trước phù hợp với tiến trình đo (bảng 4.1). Kết quả đo cũng được quan sát trực tiếp trên màn hình máy tính trong quá trình thí nghiệm.

Các kết quả thí nghiệm được xử lý trên phần mềm LMS Test Xpress với module phân tích FFT, phân tích modal đưa ra kết quả dạng bảng số dữ liệu, dạng đồ thị đối với độ rung và dạng số đối với mức áp âm trong khoang xe.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ồn khoang xe khách 29 chỗ sản xuất lắp ráp tại Việt Nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)