Đánh giá ảnh hƣởng của vật liệu đến độ ồn trong khoang xe

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ồn khoang xe khách 29 chỗ sản xuất lắp ráp tại Việt Nam (Trang 92 - 95)

C. Chân máy-phần đệm đàn hồi.

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ANSYS KHẢO SÁT ỒNRUNG KHUNG VỎ ÔTÔ KHÁCH 29 CHỖ

3.5 Đánh giá ảnh hƣởng của vật liệu đến độ ồn trong khoang xe

Để đưa ra quy luật ảnh hưởng của các yếu tố vật liệu đến độ ồn trong khoang xe, ta so sánh kết quả khảo sát mức áp suất âm trong khoang xe tại vị trí tai người lái xe tại cùng một tần số dao động, khi thay đổi các đặc tính vật liệu khác nhau cho tấm cạnh trái, phải (vì đây là trường hợp ảnh hưởng đến độ ồn trong khoang xe nhiều nhất), kết quả được cho trong bảng 3.19.

Bảng 3.19 Kết quả khảo sát mức áp âm tại vị trí tai người lái xe khi thay đổi vật liệu các tấm cạnh trái và tấm cạnh phải

Tần số (Hz)

Mức áp suất âm theo tính toán (dB) Tôn nguyên thủy Vật liệu Composite Tôn dày 0.8mm Tôn dày 1.2mm Tôn dày 1.5mm 164 64.016 48.642 78.236 54.246 48.426 340 57.583 45.283 74.236 50.276 44.035 446 54.238 43.469 67.324 48.028 42.679 623 50.428 41.012 62.364 44.642 40.108 778 48.349 40.618 59.961 42.214 39.632 816 47.328 38.654 55.246 40.128 37.56 919 45.642 37.568 52.397 38.297 36.245 998 43.561 35.623 49.851 37.634 35.689

Hình 3.24 Đồ thị so sánh mức áp suất âm khi thay đổi vật liệu các tấm cạnh trái và cạnh

phải của vỏ xe

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Việc giảm độ dày của vỏ xe (dùng tôn 0,8 mm) làm gia tăng đáng kể tiếng ồn trong khoang hành khách: mức áp âm có thể lên tới gần 80 dB.

- Nếu sử dụng các tấm tôn có độ dày lớn hơn thì mức ồn giảm. Tuy nhiên, mức ồn của loại tôn 1,2 và 1,5 mm lại không chênh nhau nhiều.

- Vật liệu Composite cho mức áp suất âm trong khoang xe có giá trị thấp nhất và giảm nhiều so với tôn nguyên bản.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Luận án đã xây dựng mô hình không gian phần tử hữu hạn khung vỏ xe và mô hình không gian phần tử hữu hạn tấm sàn xe nhằm nghiên cứu rung động từ tấm sàn truyền lên khung vỏ, tạo nên tiếng ôn trong khoang xe.

Số liệu đầu vào cho bài toán rung động sàn xe được xác định từ thực nghiệm cho trường hợp ô tô đứng yên và chỉ có nguồn rung duy nhất là động cơ nổ. Kết quả đo được là gia tốc tại các điểm liên kết động cơ với sàn xe. Phương pháp LMM đã được sử dụng để đặt các kích thích dạng gia tốc này vào hệ sàn xe.

Kết quả của bài toán rung được sử dụng làm đầu vào để khảo sát ồn trong phần mềm ANSYS Mechanical. Kết quả tính toán, khảo sát cho thấy mức ồn trong khoang xe phụ thuộc nhiều vào độ dày của vật liệu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật đã biết. Tuy nhiên, khi so sánh 2 trường hợp: tôndày 1,2 mm và 1,5mm, có thể thấy rằng mức áp âm chênh lệch không nhiều, trong khi tôn dày hơn sẽ làm tăng trọng lượng xe và tăng giá thành sản xuất. Vì vậy, độ dày 1,2 mm được coi là lựa chọn hợp lý hơn cả để chế tạo vỏ xe khách trong trường hợp tiếng ồn trong khoang xe gây ra bởi rung động của động cơ.

Ảnh hưởng của các tấm cạnh bên đến mức ồn trong khoang xe là rất lớn, do vậy trong quá trình thiết kế và chế tạo khung vỏ xe cần sử dụng các biện pháp tăng cứng cho các tấm này.

Khi thay đổi vật liệu bằng composite cho kết quả mức áp suất âm giảm rõ rệt so với vật liệu bằng tôn nguyên bản. Do vậy, có thể nghiên cứu ứng dụng vật liệu này nhằm giảm độ ồn trong khoang xe của ô tô chở khách.

CHƢƠNG 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ồn khoang xe khách 29 chỗ sản xuất lắp ráp tại Việt Nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)