4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1.1.4 Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng khu thương mại gồm có rác thải xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc trực tiếp tại công trường.
a. Rác xây dựng trong quá trình thi công các hạng mục công trình
Mảnh gạch vỡ, xà bần, đá, gỗ coffa, sắt, thép, tole vụn, bao xi măng ... Tuy nhiên, lượng thải là khó xác định nhưng nó dễ kiểm soát.
Lượng sinh khối từ quá trình phát hoang và san lấp mặt bằng:
+ Lượng sinh khối sẽ được phát hoang và cải tạo theo từng giai đoạn, vì vậy lượng sinh khối tạo ra không lớn mà phân tán theo từng thời kì.
+ Lượng sinh khối thân gỗ sẽ bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng củi làm nhiên liệu đốt, bán cho các hộ dân xung quanh sử dụng đun nấu.
+ Các dạng cây cỏ không khả năng sử dụng sẽ gom tập trung phối hợp với Công ty Công Trình Đô Thị Cần Thơ vận chuyển ra bãi rác.
Rác sinh hoạt của cán bộ, công nhân tại công trình có thể phân thành 02 loại: - Loại không có khả năng phân hủy sinh học: vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, bao bì, chai nhựa, thủy tinh, ...
- Loại có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học: thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau quả, giấy, ...
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng rác thải sinh hoạt trung bình của mỗi công nhân là 0,5 kg/người/ngày.
Do đó, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thời điểm tập trung nhiều công nhân nhất (khoảng 30 người) là 15 kg/ngày.