Tác động do ô nhiễm nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Khu đô thị tái định cư Cửu Long (Trang 56 - 57)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.3.3 Tác động do ô nhiễm nước thải

Nước thải trong giai đoạn thi công và giai đoạn khi khu quy hoạch đi vào hoạt động chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước từ khu vực thương mại, dịch vụ. Thành phần nước thải chủ yếu chứa các tác nhân ô nhiễm hữu cơ ở mức độ rất cao. Do vậy, nếu lượng nước này không được xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ gây nên các tác động xấu đến môi trường, làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn hữu cơ, gia tăng mật độ vi khuẩn gây bệnh, làm giảm oxy hòa tan ...

a. Tác động do hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp

Khi mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao làm cho giá trị DO càng thấp (có thể mất hoàn toàn). Do đó sẽ ức chế toàn bộ các hoạt động của nhóm vi khuẩn hiếu khí, ngược lại làm cho nhóm vi khuẩn yếm khí có điều kiện phát triển rất mạnh, đảm nhiệm quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ và tạo ra các sản phẩm độc hại như axit hữu cơ, phát sinh các khí CH4, H2S, NH3 ...

b. Tác động do hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) cao

Nguyên nhân làm cho nguồn nước đục là do các chất rắn lơ lửng gây nên. Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn chất rắn lơ lửng ở mức cao làm giảm khả năng khuếch tán của ánh sáng, ức chế quá trình quang hợp và trao đổi chất của hệ thực vật thủy sinh.

Chất rắn lơ lửng bao gồm cả các chất hữu cơ lẫn vô cơ. Trong nước, những chất rắn lơ lửng dạng hữu cơ được xem là nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn và dạng vô cơ (nitơ, photpho,...) thúc đẩy sự phát triển của tảo.

c. Tác động do hàm lượng chất hữu cơ cao

Hàm lượng chất hữu cơ trong nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước trong thủy vực. COD và BOD5 là hai chỉ số dùng để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong nguồn nước.

Dựa vào hàm lượng COD trong nước có thể đánh giá cơ bản mức độ ô nhiễm nước trong thủy vực như sau (Minh, 2002):

- Nếu COD > 8mg/l : ô nhiễm nhẹ; - Nếu COD: 8 - 30mg/l : ô nhiễm vừa;

- Nếu COD >30mg/l : ô nhiễm nặng.

Tác động của các chất hữu cơ có trong nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật. Sự hiện diện của chất hữu cơ sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển mạnh, gây ra các tác động xấu đến môi trường nước mặt tại khu vực và vùng lân cận do:

Làm thiếu trầm trọng Oxy hòa tan (DO) trong môi trường nước do vi sinh vật sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ, gây ảnh hưởng xấu đến các loài động, thực vật thủy sinh;

Tạo ra các khí độc do quá trình phân hủy sinh học của vi sinh vật như H2S, NH3

…và các mầm móng gây bệnh từ các vi khuẩn lan truyền trong môi trường nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Khu đô thị tái định cư Cửu Long (Trang 56 - 57)