Các nguồn gây ô nhiễm không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Khu đô thị tái định cư Cửu Long (Trang 38 - 41)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí

a. Bụi

Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ quá trình đào móng công trình, hoạt động đào mương rảnh để đặt cống thoát nước mưa, đường ống cấp nước ...).

Bảng 3.2 Ước tính tải lượng ô nhiễm bụi trong giai đoạn thi công

TT Nguồn gây ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm(tấn) Nồng độ bụi(g/m3)

1

Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên

(bụi cát)

0,155 – 15,5 1 – 100

2

Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá ...),

máy móc, thiết bị

0,0155 – 15,5 0,1 – 1 3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường 0,0155 – 15,5 0,1 – 1

b. Nguồn phát sinh ồn và chấn động

Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào, đắp đất và phương tiện giao thông thì hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy nổ ... cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Mức ồn phát sinh từ các thiết bị thi công công trình

TT Máy móc/thiết bị Mức ồn (dBA)

1 Xe ủi 93 2 Xe lu 72 – 74 3 Xe trộn bêtông 75 – 85 4 Cần trục (di động) 76 – 87 5 Búa chèn và khoan 76 – 99 6 Máy đóng cọc 90 – 104 7 Máy phát điện dự phòng 82 – 92

(Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO, 1995) Từ bảng tham khảo trên ta có thể dự báo mức ồn tại khu vực thi công xây dựng dự án có thể lên đến 80 – 95 dBA. Khi các thiết bị hoạt động đồng loạt thì mức độ ồn lớn nhất có thể tăng lên đến 100 – 120(dBA) do quá trình cộng hưởng âm lượng. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào giai đoạn hoạt động liên lục hay gián đoạn của các phương tiện thi công, tính hiện đại của máy móc/thiết bị,... Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Vì khu vực thi công dự án nằm cách xa khu dân cư nên đối tượng chịu tác động của tiếng ồn chủ yếu là công nhân trực tiếp tham gia thi công công trình.

c. Nguồn phát sinh khí thải

Khí thải phát sinh từ các phương tiện, máy móc làm việc tại công trường (máy ủi, máy đóng cột, máy hàn ...) và từ phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng. Tùy theo công suất sử dụng và tùy vào tiến độ công trình mà tải lượng khí thải do hoạt động của các loại phương tiện giao thông.

Thành phần khí thải phát sinh từ các hoạt động này chủ yếu là COx, NOx, SOx, hydrocacbon,... Hướng phát tán gây ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng trong khu vực (chủ yếu là hướng gió và vận tốc gió). Tuy

nhiên, hướng gió và vận tốc gió thay đổi thường xuyên theo mùa, do đó các vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tải lượng của các chất gây ô nhiễm không khí được ước tính như sau:

Đối với những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn đến 16 tấn khi sử dụng 01 tấn dầu DO sẽ thải vào môi trường một lượng các khí thải như sau:

Bảng 3.4 Tải lượng các tác nhân ô nhiễm đối với xe chạy bằng dầu

TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/tấn)

1 Bụi (TSP) 4,3

2 SO2 64

3 NO2 55

4 CO 28

5 VOC 12

(Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO, 1995) Ô nhiễm khói thải từ các phương tiện vận chuyển là khá lớn nhưng do đây là nguồn thải dạng phát tán, không tập trung nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường. Tuy nhiên, BQL công trình cần phải có phương án quản lý hợp lý.

Ngoài ra, khói thải phát sinh từ các máy móc, thiết bị làm việc tại công trình gây nên ảnh hưởng cục bộ trong khuôn viên dự án, gây tác động trực tiếp đến công nhân làm việc tại công trình. Vì vậy, BQL công trình cần phải quan tâm và có hướng giảm thiểu tác động.

d. Nguồn phát sinh nhiệt

Các quá trình thi công có gia nhiệt (quá trình đốt nóng chảy bitum để trãi nhựa đường, phương tiện và máy móc thi công khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.

e. Nguồn phát sinh dầu thải

Nguồn phát sinh dầu thải chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, các trang thiết bị máy móc phục vụ khu vực dự án.

Tuy nhiên nguồn phát sinh này không lớn và không thường xuyên, chủ dự án cũng đề ra phương án thu gom dầu nhớt thải, giẻ lau dầu mở, thường xuyên kiểm tra và bảo trì trang thiết máy móc, trữ dầu nhớt thải và giẻ lau trong các thùng có nắp đậy kín và phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Lập sổ đăng ký chủ nguồn CTNH theo thông tư 12/2006/TT-BTNMT.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Khu đô thị tái định cư Cửu Long (Trang 38 - 41)