4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1.2.1 Nguồn phát sinh khí thải và tiếng ồn
a. Tiếng ồn & bụi
Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn phát sinh ô nhiễm không khí không nhiều. Các nguồn này có tính chất phân tán và qui mô ảnh hưởng nhỏ. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm:
Tiếng ồn & bụi từ quá trình xây dựng khu đô thị, nhà cửa của các hộ dân trong khu dự án (máy ép cọc tràm, tiếng ồn từ các cơ sở dịch vụ, từ phương tiện tham gia giao thông…
Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải của chính người dân trong khu dân cư, ngoài ra còn có một số loại phương tiện vận tải qua lại khác, các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du
lịch nhỏ có mức ồn 77 dBA, xe tải - xe khách: 84 – 95 dBA, xe mô tô: 94 dBA,..Tiếng ồn cũng phát sinh từ máy phát điện dự phòng… Mức ồn của máy phát điện dự phòng và các loại xe cơ giới được nêu trong bảng dưới đây.
Bảng 3.7. Mức ồn của các loại xe cơ giới
Loại xe Tiếng ồn (dBA) Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư(TCVN 5949:1998) Ban ngày (dBA) Ban đêm (dBA)
Xe du lịch 77 60 45 - 55 Xe mini bus 84 Xe thể thao 91 Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 thì 94 Xe mô tô 2 thì 80 -100 Máy phát điện >90
(Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM) tổng hợp, 7/2007) * Nhìn vào bảng 3.7 ta thấy máy phát điện dự phòng và hầu hết các hoạt động giao thông đều phát sinh tiếng ồn vượt tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu dân cư, chủ dự án sẽ có phương án cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn lên khu vực.
b. Khí thải
Nguồn gây tác động ô nhiễm không khí của khu dân cư gồm các nguồn sau : Trong quá trình đi vào hoạt động của dự án khí thải phát sinh chủ yếu từ các nhà bếp, các phương tiện tham gia giao thông. Các loại khí thải như: COx, SOx, NOx,… Các ảnh hưởng này là khó tránh khỏi và đó cũng là tình hình chung. Cụ thể như sau:
- Khí thải do đốt nhiên liệu như than đá, dầu tại các hộ gia đình trong khu dân cư (nguồn này rất ít, vì đây là khu đô thị hiện đại, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng gaz làm nhiên liệu đốt trong nấu nướng thực phẩm);
- Khí thải sinh ra do đốt dầu DO chạy máy phát điện dự phòng (mức tác động không nhiều, do ít khi phải sử dụng);
- Bụi từ mặt đất phát sinh do các hoạt động của con người (không đáng kể do 100% đường giao thông đối nội và đối ngoại được trải nhựa);
- Mùi hôi do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt bốc mùi (được giảm thiểu đáng kể khi Chủ dự án cho xử lý hiệu quả các loại chất thải sinh hoạt phát sinh);
- Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe tải,.. Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho khu dân cư.
- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải qua lại trong khu dân cư và một số nguồn khác.
Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới
Stt Động cơ Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)
Bụi SO2 NO2 CO VOC
1 Xe gắn máy trên 50cc - 20S 8 525 80
2 Xe hơi động cơ < 1.400cc 1,1 20S 23,75 248,3 35,25
3 Xe hơi động cơ 1.400cc-2.000cc 0,86 20S 22,02 194,7 27,65
4 Xe hơi động cơ >2.000cc 0,76 20S 27,11 169,7 24,09
5 Xe tải nhẹ <3,5 tấn (chạy bằng dầu) 3,5 20S 12 18 2,6
Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chứcY tế Thế giới (WHO), năm 1993
- Khí thải, bụi, tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng
Thành phần khí thải, bụi phát sinh khi hoạt động máy phát điện dự phòng có chứa các thành phần chính như sau: bụi, SO2, NOx, CO và THC.
Đối với các khu dịch vụ, trạm y tế, cơ quan hành chính, … cần sử dụng nguồn điện ổn định sẽ trang bị máy phát điện dự phòng, sử dụng khi lưới điện quốc gia bị mất điện.
Dựa vào kết quả đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy thành phần ô nhiễm có trong khí thải máy phát điện chủ yếu là bụi, SO2, NOx, CO và THC với hệ số tải lượng ô nhiễm như sau: bụi (1,6 kg/tấn dầu DO), SO2 (7,26*S kg/tấn dầu DO), NO2 (8,5 kg/tấn dầu DO), CO (2,19 kg/tấn dầu DO) và THC (9,79 kg/tấn dầu DO).
Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện
TT Thông số Hệ số tải lượng (kg/tấn dầu DO) QCVN 19:2009
A B 1 Bụi 1,6 400 200 2 SO2 7,26*S 1500 500 3 NO2 8,5 1000 850 4 CO 2,19 1000 1000 5 THC 9,79 - - Ghi chú:
- Cột A: đối với cơ sở đang hoạt động
- Cột B: đối với cơ sở xây dựng mới
- Hàm lượng S có trong dầu thông thường khoảng 0,5%
- Tải lượng (kg/giờ) = Hệ số phát thải (kg/tấn DO) x mức tiêu thụ nhiên
liệu/1.000 (tấn DO/giờ)
- Nồng độ (mg/Nm3) = tải lượng x 103 (mg/giờ)/Tổng thể tích khí sinh ra (Nm3/giờ)
Tuy nhiên, máy phát điện chỉ hoạt động dự phòng, do đó nguồn thải mang tính tức thời, gián đoạn nên mức độ tác động đến môi trường không đáng kể. Tuy nhiên, để giảm thiểu tác động từ bụi và các khí thải từ máy phát điện dự phòng, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu thích hợp.
3.1.2.2 Nguồn phát sinh nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ: - Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân;
- Nước thải từ các dịch vụ như: khu nhà ở liền kề, khu chung cư cao tầng, khu thương mại, dịch vụ, trường học, trạm y tế, phường đội, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn;
- Nước mưa chảy tràn.
Các nguồn nước thải này sẽ lần lượt được trình bày dưới đây:
a. Nước thải sinh hoạt
a1. Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân
Nước thải sinh hoạt là nước thải từ quá trình sinh hoạt (vệ sinh, tắm giặt ...) của các thành viên trong gia đình, cơ quan hành chính, trường học,…. Theo ước tính số lượng người dân sinh sống tại Khu quy hoạch nhà ở có khoảng 10.000 người với hệ số thải trung bình trên đầu người là 150l/người/ngày.đêm. Do vậy, tổng lượng thải từ nước thải sinh hoạt vào khoảng:
Qsh = qsh*N*Kngđ/1.000 = 2.100 m3/ngđ
Trong đó: Kngđ = 1,4 là hệ số dùng nước không điều hòa ngày đêm; N = 10.000 là số dân trong khu vực;
a2. Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động dịch vụ :
Lưu lượng nước dịch vụ công cộng qcc = 10%xqsh (nước phục vụ sinh hoạt). 10% x 2.100 = 210 m3/ngđ
Vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt từ dự án: 2.100 + 210 = 2.310 m3/ngđ
Bảng 3.10 Tải lượng và nồng độ của chất bẩn trong nước thải sinh hoạt
Thông số Tải lượng, g/người. ngày Nồng độ (mg/L)
Cặn lơ lửng BOD5 COD N tổng P tổng 35 – 50 35 – 50 115 – 125 6 - 17 3 - 5 200 – 290 200 – 290 680 – 730 35 - 100 18 - 29
(Nguồn: Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ & vừa, NXB KH & KT, 2002)
Như vậy: nước thải sinh hoạt có chứa nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm cao, các chỉ tiêu ô nhiễm như: BOD5, SS, tổng Coliforms … so với tiêu chuẩn cho phép vượt gấp nhiều lần, nếu cho thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nước mặt tại khu vực trầm trọng. Do vậy, nước thải sinh hoạt từ các hộ dân hay khu chung cư cũng cần được xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải chung toàn khu vực.
b. Nước mưa chảy tràn
Loại nước này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên của dự án. Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước mưa của khu quy hoạch tùy thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng rửa trôi. Theo phương án bố trí mặt bằng tổng thể của khu quy hoạch, sân bãi và đường giao thông nội bộ đều được trãi nhựa hoặc lót bằng đan bêtông (đối với các vĩa hè). Vì vậy, nước mưa chảy tràn qua các khu vực trong khu quy hoạch thường qui ước là sạch. Chỉ có nước mưa đợt đầu (khoảng 5 phút đầu) là có khả năng nhiễm bẩn do kéo theo các chất rắn, bụi, đất cát trên bề mặt.
Lượng nước mưa được tính như sau: Q=q×a×S(m3/ngày) :
q lưu lượng mưa trung bình hàng ngày của tháng có lượng mưa nhiều nhất
tháng 9 năm 2008: 8,48( / ) 0,0085( / ) 30 4 , 254 ngày m ngày mm q= = = :
a hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Trong trường hợp
của dự án thì do dự án được thiết kế mái nhà tole và sân được trải nhựa, vì vậy chọn a=0,95
S: diện tích đất, S = 543.300m2
Vậy Q= 4387,1 m3/ngày
Hệ thống thoát nước mưa phải đảm bảo thoát nhanh chóng nước mưa trên toàn bộ khu vực thực hiện dự án ra kênh. Hệ thống thoát nước mưa sẽ được bố trí dọc theo các đường giao thông bên cạnh đó bố trí các hố ga thu nước mưa và thoát ra rạch Bà Bộ.
3.1.2.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình
Nguồn phát sinh chất thải rắn trong khu quy hoạch chủ yếu từ sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân và từ khu thương mại dịch vụ hỗn hợp.
Theo ước tính hệ số thải rác trên đầu người của khu quy hoạch vào khoảng 1 kg/người/ngày, với quy mô tập trung dân số ở mức 10.000 người dân thì hằng ngày lượng rác thải ra là khoảng 10.000 kg/ngày (10.000 người x 1kg/người/ngày). Thành phần rác thải từ nguồn thải này thường có tỷ lệ chất hữu cơ dễ phân hủy (chủ yếu là thực phẩm dư thừa) ở mức từ 65 – 70% và phần còn lại là giấy vụn, túi nylon, thành phần vô cơ và hữu cơ khó phân hủy. Lượng rác này nếu không được
thu gom và đem xử lý thì sẽ gây mất vệ sinh môi trường đô thị, mất vẻ mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực.
Chất thải rắn phát sinh từ công viên công cộng
Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn hay số liệu thống kê cụ thể nào về khối lượng chất thải rắn phát sinh từ công viên công cộng. Khối lượng rác phát sinh tại khu vực này phụ thuộc số người vào công viên. Vì vậy, ta có thể ước tính khoảng 1/3 dân số trong khu dự án tham gia dịch vụ công cộng và khối lượng chất thải rắn phát sinh từ khu công cộng là 0,3 kg/người/ngày, từ đó suy ra khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ công viên công cộng của khu tái định cư là khoảng 900 kg/ngày.
Chất thải rắn phát sinh từ trung tâm thương mại, dịch vụ
Khối lượng rác phát sinh tại khu vực này phụ thuộc vào số lượng người bán hàng, chủng loại hàng hóa mua bán, trao đổi.Tổng số căn hộ ở khu trung tâm thương mại, dịch vụ là 792 căn, theo tiêu chuẩn xây dựng chợ TCXDVN 361:2006/BXD thì trung bình mỗi lô hộ kinh doanh mỗi ngày thải ra 2-3kg(lấy trung bình 2,5kg/ngày/lô), ước tính tổng lượng rác thải ra của khu thương mại dịch vụ trung bình hàng ngày là: 792 hộ ×2,5kg ≈2000kg/ngày.
Chất thải rắn phát sinh từ đường phố
Rác đường phố cũng là một nguồn phát thải. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn hay số liệu thống kê cụ thể nào về khối lượng rác thải trên đường phố. Khối lượng rác phát sinh trên đường phố phụ thuộc vào đặc điểm đường phố, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, lượt người lưu thông trên đường và quan trọng nhất là ý thức của người đi đường. Tham khảo khối lượng rác đường phố phát sinh tại một số thành phố là 0,1kg/m2.ng.đ (CENTEMA, 2005) và căn cứ vào đặc điểm mạng lưới giao thông trong khu vực dự án là hệ thống đường nội bộ, dân số phân bố với mật độ thấp (50 m2/người), ước tính tốc độ sinh rác là 0,02 kg/m2.ng.đ. Với diện tích dành cho giao thông (lề đường) là 90.526 m2 ta có thể ước tính lượng rác đường phố phát sinh hằng ngày tại khu tái định cư là khoảng 1.810 kg/ng.đ.
Chất thải rắn phát sinh từ trạm y tế:
Theo tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện và các trạm y tế, tiêu chuẩn thải rác là 2,2 kg/giường/ngđ.
Ước tính trạm y tế có khoảng 10 giường, lượng rác sinh ra là: 10 x 2,2 = 22 kg/ngày.
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu dự án là:
10.000 + 900 + 2.000 + 1.810 + 22 = 14.732 (kg/ngày).
Bảng 3.11 Thành phần rác thải của thành phố Cần Thơ
Stt Thành phần Tỷ lệ%
2006 2007
2 Giấy 2,6 2,0 3 Kim loại 0,7 0,7 4 Thủy tinh 1,2 1,1 5 Hàng dệt 2,1 1,6 6 Nhựa cao su 9,0 7,3 7 Gạch đá sành sứ 2,2 1,9 8 Rác độc hại 0,1 0,3 9 Linh tinh 3,3 0,9
(Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường, 2008)