Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Khu đô thị tái định cư Cửu Long (Trang 38)

4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

3.1.1.1 Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

Bảng 3.1 Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Các hoạt động của dự án Các tác động đến đời sống xã hội

Đền bù giải tỏa

Chi phí bồi thường đất đai nếu không thỏa đáng sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa Chủ đầu tư và các gia đình có đất trong khu vực dự án

Chuẩn bị mặt bằng Biến đổi đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực dự án Di dời tái định cư Chuyển đổi ngành nghề cho các người lao động trong khu vực dự án.

Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án chủ yếu là do:

- Công tác giải tỏa, đền bù và di dời dân cư trong khu vực thực hiện dự án; - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

- Tác động do san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình…

3.1.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí

a. Bụi

Ô nhiễm do bụi đất, đá (chủ yếu từ quá trình đào móng công trình, hoạt động đào mương rảnh để đặt cống thoát nước mưa, đường ống cấp nước ...).

Bảng 3.2 Ước tính tải lượng ô nhiễm bụi trong giai đoạn thi công

TT Nguồn gây ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm(tấn) Nồng độ bụi(g/m3)

1

Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên

(bụi cát)

0,155 – 15,5 1 – 100

2

Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá ...),

máy móc, thiết bị

0,0155 – 15,5 0,1 – 1 3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường 0,0155 – 15,5 0,1 – 1

b. Nguồn phát sinh ồn và chấn động

Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào, đắp đất và phương tiện giao thông thì hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bêtông, xe lu, xe ủi, máy nổ ... cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn phát sinh từ thiết bị thi công được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Mức ồn phát sinh từ các thiết bị thi công công trình

TT Máy móc/thiết bị Mức ồn (dBA)

1 Xe ủi 93 2 Xe lu 72 – 74 3 Xe trộn bêtông 75 – 85 4 Cần trục (di động) 76 – 87 5 Búa chèn và khoan 76 – 99 6 Máy đóng cọc 90 – 104 7 Máy phát điện dự phòng 82 – 92

(Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO, 1995) Từ bảng tham khảo trên ta có thể dự báo mức ồn tại khu vực thi công xây dựng dự án có thể lên đến 80 – 95 dBA. Khi các thiết bị hoạt động đồng loạt thì mức độ ồn lớn nhất có thể tăng lên đến 100 – 120(dBA) do quá trình cộng hưởng âm lượng. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào giai đoạn hoạt động liên lục hay gián đoạn của các phương tiện thi công, tính hiện đại của máy móc/thiết bị,... Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Vì khu vực thi công dự án nằm cách xa khu dân cư nên đối tượng chịu tác động của tiếng ồn chủ yếu là công nhân trực tiếp tham gia thi công công trình.

c. Nguồn phát sinh khí thải

Khí thải phát sinh từ các phương tiện, máy móc làm việc tại công trường (máy ủi, máy đóng cột, máy hàn ...) và từ phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng. Tùy theo công suất sử dụng và tùy vào tiến độ công trình mà tải lượng khí thải do hoạt động của các loại phương tiện giao thông.

Thành phần khí thải phát sinh từ các hoạt động này chủ yếu là COx, NOx, SOx, hydrocacbon,... Hướng phát tán gây ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng trong khu vực (chủ yếu là hướng gió và vận tốc gió). Tuy

nhiên, hướng gió và vận tốc gió thay đổi thường xuyên theo mùa, do đó các vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tải lượng của các chất gây ô nhiễm không khí được ước tính như sau:

Đối với những loại xe tải có tải trọng từ 3,5 tấn đến 16 tấn khi sử dụng 01 tấn dầu DO sẽ thải vào môi trường một lượng các khí thải như sau:

Bảng 3.4 Tải lượng các tác nhân ô nhiễm đối với xe chạy bằng dầu

TT Tác nhân ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (kg/tấn)

1 Bụi (TSP) 4,3

2 SO2 64

3 NO2 55

4 CO 28

5 VOC 12

(Nguồn: Đánh giá nhanh của WHO, 1995) Ô nhiễm khói thải từ các phương tiện vận chuyển là khá lớn nhưng do đây là nguồn thải dạng phát tán, không tập trung nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường. Tuy nhiên, BQL công trình cần phải có phương án quản lý hợp lý.

Ngoài ra, khói thải phát sinh từ các máy móc, thiết bị làm việc tại công trình gây nên ảnh hưởng cục bộ trong khuôn viên dự án, gây tác động trực tiếp đến công nhân làm việc tại công trình. Vì vậy, BQL công trình cần phải quan tâm và có hướng giảm thiểu tác động.

d. Nguồn phát sinh nhiệt

Các quá trình thi công có gia nhiệt (quá trình đốt nóng chảy bitum để trãi nhựa đường, phương tiện và máy móc thi công khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.

e. Nguồn phát sinh dầu thải

Nguồn phát sinh dầu thải chủ yếu phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, các trang thiết bị máy móc phục vụ khu vực dự án.

Tuy nhiên nguồn phát sinh này không lớn và không thường xuyên, chủ dự án cũng đề ra phương án thu gom dầu nhớt thải, giẻ lau dầu mở, thường xuyên kiểm tra và bảo trì trang thiết máy móc, trữ dầu nhớt thải và giẻ lau trong các thùng có nắp đậy kín và phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Lập sổ đăng ký chủ nguồn CTNH theo thông tư 12/2006/TT-BTNMT.

3.1.1.3 Nguồn phát sinh nước thải

Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn thi công công trình chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc trực tiếp tại công trình và nước mưa chảy tràn cuốn theo các vật liệu xây dựng.

a. Nước thải sinh hoạt

Theo số liệu thống kê của WHO, khối lượng nước thải sinh hoạt trung bình do công nhân vệ sinh, tắm giặt là 120 lít/người/ngày.đêm. Cứ 03 công nhân tính cho 01 người. Số lượng công nhân là 30 người thì ước tính lượng nước thải (30/3 người x 120 lít/người/ngày = 1,2 m3/ngày).

Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa chất cặn bả, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi khuẩn khi thải ra môi trường ngoài nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Theo số liệu thống kê của WHO, khối lượng các chất ô nhiễm của 01 người trong 01 ngày đưa vào môi trường được ước tính như sau:

Bảng 3.5 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân

Chất ô nhiễm Tải lượng

(g/người.ngày) Tổng tải lượng (g/ngày) BOD5 35 – 50 350 – 500 COD 115 – 125 1150 – 1250 Chất rắn lơ lửng 35 – 50 350 – 500 Tổng Nitơ 6 - 17 60 - 170 Tổng phospho 3 - 5 30 - 50 Tổng coliform 1011 – 4x1012** 1012 – 4x1013** (Nguồn: Trần Đức Hạ, Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ & vừa, NXB KH & KT, 2002)

Với tải lượng các chất ô nhiễm như trong Bảng 3.5 và lưu lượng nước thải là 1,2m3/ngày, ước tính hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện như sau:

Bảng 3.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Nồng độ ô nhiễm (mg/L) QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) BOD5 291 - 417 30 COD 958 -1041 KQĐ Chất rắn lơ lửng 291 - 417 50 Tổng Nitơ 50 - 141 30 Tổng phospho 25 - 42 6

Chất ô nhiễm Nồng độ ô nhiễm (mg/L)

QCVN

14:2008/BTNMT (cột A)

Tổng coliforms 1010 – 4x1011** 3.000

Nhận xét: Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công

không nhiều và mang tính tạm thời (chỉ trong khoảng thời gian xây dựng). Tuy nhiên, với kết quả tính toán ở bảng 3.6 cho thấy rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đều vượt quy chuẩn nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT) rất nhiều lần. Vì vậy, khi triển khai thực hiện thi công dự án cần phải có phương án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

b. Nước mưa chảy tràn

Theo kết quả thống kê của WHO (1993) cho thấy rằng thành phần nước mưa chảy tràn qua khu vực xây dựng công trình chủ yếu là các chất lơ lửng với hàm lượng từ 500 – 5.000 mg/l. Do đó, nếu không có phương án xử lý sẽ gây nên tình trạng bồi lấp kênh rạch và ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ thủy sinh.

Lượng nước mưa được tính như sau: Q=q×a×S(m3/ngày) :

q lưu lượng mưa trung bình hàng ngày của tháng có lượng mưa nhiều nhất

tháng 9 năm 2008: 8,48( / ) 0,0085( / ) 30 5 , 254 ngày m ngày mm q = = = :

a hệ số thực nghiệm đặc trưng cho tính chất của mặt phủ. Trong trường hợp

khu vực thực hiện dự án đang thi công, vì vậy chọn a=0,2 S: diện tích đất, S = 543.300 m2

Vậy Q= 923,6 m3/ngày

3.1.1.4 Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng khu thương mại gồm có rác thải xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc trực tiếp tại công trường.

a. Rác xây dựng trong quá trình thi công các hạng mục công trình

Mảnh gạch vỡ, xà bần, đá, gỗ coffa, sắt, thép, tole vụn, bao xi măng ... Tuy nhiên, lượng thải là khó xác định nhưng nó dễ kiểm soát.

Lượng sinh khối từ quá trình phát hoang và san lấp mặt bằng:

+ Lượng sinh khối sẽ được phát hoang và cải tạo theo từng giai đoạn, vì vậy lượng sinh khối tạo ra không lớn mà phân tán theo từng thời kì.

+ Lượng sinh khối thân gỗ sẽ bán cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng củi làm nhiên liệu đốt, bán cho các hộ dân xung quanh sử dụng đun nấu.

+ Các dạng cây cỏ không khả năng sử dụng sẽ gom tập trung phối hợp với Công ty Công Trình Đô Thị Cần Thơ vận chuyển ra bãi rác.

Rác sinh hoạt của cán bộ, công nhân tại công trình có thể phân thành 02 loại: - Loại không có khả năng phân hủy sinh học: vỏ đồ hộp, vỏ lon bia, bao bì, chai nhựa, thủy tinh, ...

- Loại có hàm lượng chất hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học: thức ăn thừa, vỏ trái cây, rau quả, giấy, ...

Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng rác thải sinh hoạt trung bình của mỗi công nhân là 0,5 kg/người/ngày.

Do đó, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại thời điểm tập trung nhiều công nhân nhất (khoảng 30 người) là 15 kg/ngày.

3.1.1.5 Tác động đến điều kiện kinh tế xã hội

a. Tác động do giải tỏa, đền bù và di dời dân cư

Hiện trạng khu vực dự án chỉ san lấp những ao mương nhỏ phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, khu dự án không có công trình công cộng, không có di tích lịch sử, số lượng mồ mã trong khu dự án vào khoảng 100 cái đã được lấy cốt, tổng số hộ dân bị giải tỏa là 160 hộ, chủ yếu là sinh sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Tất cả sẽ được bồi thường, hỗ trợ công ăn việc làm và tái định cư theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

Dự án cũng đảm bảo vấn đề sụt lún ven bờ sông bằng cách xây dựng bờ kè ven rạch Bà Bộ khu dự án, bờ kè sẽ đảm bảo vẻ mỹ quan và tránh hiện tượng lấn chiếm thu hẹp lòng sông, Chiều dài đoạn bờ kè khoảng 1350m dọc theo rạch Bà Bộ.

Do định hướng quy hoạch với chức năng là khu đô thị tái định cư phục vụ cho các dự án của thành phố. Do đó việc quy hoạch xây dựng khu nhà ở với lô nền dạng liên kế cần phải đạt được một số yêu cầu nhất định nhằm đảm bảo về mặt mỹ quan đô thị cũng như một số chỉ tiêu về môi trường sống hiện đại, góp phần nâng cao mức sống cho người dân được tái định cư trong khu quy hoạch.

Quy hoạch hai khu vực dân cư tái định cư với diện tích các lô nền liên kế từ 90m2 đến 120m2, với chiều ngang lô đất từ 4,5m dài 20m, các lô góc có diện tích lớn hơn lô giữa.

Dự án Quy hoạch Khu Đô Thị - Tái Định Cư Cửu Long là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của thành phố. Các tác động đến kinh tế là tích cực và đã được phân tích rõ trong nội dung của dự án. Tuy nhiên, về khía cạnh xã hội, quá trình xây dựng dự án này nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng trở lại sự phát triển của dự án.

Để tiến hành xây dựng Khu Đô Thị - Tái Định Cư Cửu Long sẽ có 115 căn nhà, tỷ lệ đất này chiếm khoảng 1,13%, còn lại chủ yếu là đất vườn ruộng nên việc bố trí di dời và tái định cư tương đối đơn giản.

Việc thu hồi đất cho dự án sẽ gây khó khăn cho người dân và chính quyền địa phương. Người dân tại vùng dự án sinh sống bằng nhiều ngành nghề như công nhân lao động, buôn bán lẻ, nông dân,... Các hộ này sau khi giao đất cho dự án và tái định cư theo hướng quy hoạch của dự án thì vấn đề thay đổi ngành nghề đối với

một số hộ là không thể tránh khỏi nên định hướng cho cuộc sống tương lai sẽ có nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, số lượng các hộ phải giải tỏa, di dời là không nhiều. Chủ dự án cũng đã đề ra phương án đền bù hợp lý dựa theo Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2010 và tạo điều kiện công ăn việc làm cho các hộ này nên ảnh hưởng của việc di dời, giải tỏa chỉ ở mức hạn chế, trong phạm vi một nhóm dân cư nhỏ.

Nếu việc đền bù đất đai cho người dân đang sinh sống trên khu đất cần phải giải tỏa nếu không thỏa đáng sẽ dẫn đến tranh chấp giữa người dân với Chủ đầu tư. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp làm chậm tiến độ thi công. Mức độ tác động của dự án đến môi trường xã hội ở giai đoạn này sẽ phụ thuộc cơ bản vào khả năng và mức độ đền bù thiệt hại kinh tế ban đầu.

b. Tác động do chuyển mục đích sử dụng đất

Toàn bộ diện tích khu vực dự án là 54,3 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang xây dựng khu đô thị - tái định cư sẽ ảnh hưởng đến phần thu nhập trên mảnh đất và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TPCT.

c. Tác động do việc tập trung lao động

Khoảng 30 công nhân có thể tập trung trong khu vực vào thời điểm xây dựng, do đó sự khác biệt về cách sống, thu nhập và văn hóa giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương có thể dẫn đến mâu thuẫn.

Tuy nhiên, Ban quản lý dự án cũng xây dựng nhà tạm cho công nhân nghỉ ngơi và sinh hoạt, đề ra các quy định về an toàn lao động cũng như đảm bảo an tòan trật tự xã hội cho công nhân. Phối hợp với chính quyền địa phương quản lý nhằm tránh xung đột và các vấn đề xã hội khác xảy ra ngoài ý muốn giữa công nhân và dân địa phương.

d. Tác động do quá trình vận chuyển cát

Quá trình vận chuyển và bơm cát san lấp mặt bằng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề giao thông, gây sự cố môi trường, tác động đến lưu vực sông nơi Xà Lan neo đậu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Khu đô thị tái định cư Cửu Long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w