5. Bốc ục đề tài
2.1.3 Thẩm quyền tuyển dụng Viên chứ c
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm, tài chính , tổ chức bộ máy, nhân sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Căn cứ vào nhu cầu công việc, nhiệm vụ của đơn vị mà người đứng đầu sẽ quyết định sẽ quyết định tuyển dụng Viên chức như thế nào ( Số lượng, trình độ, hình thức tuyển dụng…)15
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về
thực hiện nhiệm, tài chính , tổ chức bộ máy, nhân sự. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.16
Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự
nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.17
Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện.18 2.2 Trình tự thủ tục tuyển dụng Viên chức 2.2.1 Nguyên tắc tuyển dụng 14 Điểm b, Khoản 1, Điều 22, Luật Viên chức năm 2010. 15 Khoản 1, Điều 5, Nghịđịnh 29/2012/NĐ – CP. 16 Khoản 2, Điều 5, Nghịđịnh 29/2012/NĐ – CP. 17 Khoản 3, Điều 5, Nghịđịnh 29/2012/NĐ – CP. 18 Khoản 4, Điều 5, Nghịđịnh 29/2012/NĐ – CP.
Hoạt động tuyển dụng Viên chức phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:19 - Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật: Nguyên tắc này được thể hiện thông qua các hoạt động thông báo tuyển dụng một cách công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó đòi hỏi phải nêu rõ yêu cầu, điều kiện, vị trí tuyển dụng, các tiêu chí cần thiết đối với ứng viên, cách thức tuyển dụng ( thi tuyển hoặc xét tuyển), nội dung thi…
- Bảo đảm tính cạnh tranh: Nguyên tắc này đảm bảo tất cả những ứng viên tham gia tuyển dụng Viên chức đều bình đẳng, cạnh tranh công bằng trong tất cả các phần thi, cách tính điểm, các điều kiện xét tuyển kể cả xét tuyển đặc cách.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm: Trong các căn cứ tuyển dụng Viên chức sẽ bao gồm phần nhu cầu tuyển dụng. Theo căn cứ này chỉ
những đơn vị thiếu người đáp ứng yêu cầu công việc mới tuyến hành công việc tuyển dụng Viên chức và phải tuyển đúng người cần thiết.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập: Việc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp được giao quyền quyết định và chịu trách nhiệm tổ
chức công tác tuyển dụng Viên chức tại đơn vị sự nghiệp mình quản lý thể hiện vai trò của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động tuyển dụng Viên chức. Đây cũng chính là biểu hiện của nguyên tắc đề cao trách nhiệm người đứng
đầu.
- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số: Nguyên tắc này thể hiện rõ nhất trong trường hợp xét tuyển đặc cách và các trường hợp được ưu tiên tuyển dụng khi có điểm thi tuyển hoặc điều kiện xét tuyển ngang nhau.
2.2.2 Thông báo tuyển dụng
Nguyên tắc đầu tiên và quan trong góp phần thành công trong công tác thông
báo tuyển dụng là phải đảm bảo tính công khai. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải ra thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng ít nhất là một lần trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo nói, báo hình), trên trang thông tin điện tử của cơ quan và niệm yết công khai tại trụ sở
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng Viên chức20.Về tiêu chuẩn, điều kiện, số
lượng cần tuyển, thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng kí dự tuyển. Tuyển dụng công khai nhằm mục đích tuyển dụng người giỏi xứng đáng vào đội ngũ
viên chức trong các đơn vị sư nghiệp công lập. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để chọn những người có trình độ, năng lực làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng viên chức.
19
Điều 20 và Điều 21 Luật Viên chức năm 2010. 20 Khoản 1 điều 3 Thông tư số 15/2012/TT-BNV.
Thời gian nhận hồ sơ của người dự tuyển Viên chức ít nhất là 20 ngày, kể từ
ngày thông báo tuyển dụng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.21 Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và thông báo trên trang điện tử của đơn vị (nếu có).22
Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển, số lượng vị trí làm việc và chức danh nghề nghiệp tương ứng, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển thời hạn nhận hồ sơ, địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, sốđiện thoại liên hệ, hình thức tuyển dụng, nội dung tuyển dụng, thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển, lệ phí.23
2.2.3 Hồ sơ dự tuyển
Hồ sơđăng ký dự tuyển viên chức bao gồm:
- Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư
số 15/2012/TT-BNV
- Bản Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ
sởđào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
- Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện
được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có)
được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực.
Hồ sơ của người được đề nghị xét tuyển đặc cách, bao gồm:
- Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư
số 15/2012/TT-BNV.
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ
sởđào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt;
21 Khoản 2 điều 15 Nghịđịnh 29/2012/NĐ-CP. 22 Khoản 3 điều 15 Nghịđịnh 29/2012/NĐ-CP. 23 Khoản 2 điều 3 Thông tư số 15/2012/ TT-BNV.
- Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện
được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe;
- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị xét tuyển đặc cách về
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng (nếu có); bản nhận xét và xác nhận của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghịđịnh số 29/2012/NĐ-CP.
2.2.4 Tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng
Việc tiếp nhận hồ sơ dự tuyển kể từ khi ra thông báo tiếp nhận đến hết 20 ngày, trong thời gian này các đối tượng tham gia dự tuyển Viên chức phải hoàn thành hồ sơ theo quy định. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận hồ
sơ của người đăng ký dự tuyển theo quy định, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển.24 Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng Viên chức giao cho bộ phận tham mưu về công tác tổ chức Cán bộ, Công chức, Viên chức của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng Viên chức thực hiện tuyển dụng.
2.3.5 Tổ chức tuyển dụng
Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển, trong thời hạn 15 ngày người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Nội dung và hình thức tuyển dụng Viên chức theo Nghịđịnh số 29/NĐ-CP.25
Hội đồng tuyển dụng từ 5 đến 7 thành viên26 tùy theo từng đơn vị sự nghiệp công lập chia thành hai trường hợp.
-Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Các ủy viên khác là những người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến
vị trí tuyển dụng. 24 Khoản 3 điều 3 thông tư số15/2012/TT-BNV. 25 Mục 2 và mục 3, Nghịđịnh 29/2012/NĐ-CP. 26 Điều 6 Nghịđịnh số 29/2012/NĐ-CP.
Ở trường hợp này các đơn vị được chủ động hơn trong công tác tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nân chất lượng của đơn vi, chủ động thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng trong trường hợp này dễ dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển dụng do người đứng đầu các đơn vị là người thành lập ra hội đồng tuyển dụng dễ dẫn
đến yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.27
-Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu
đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ
chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
+ Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng.
Ở trường hợp này góp phần hạn chế ở tiêu cực trong công tác tuyển dụng ở
các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tuyển dụng viên chức, nhưng trong trường họp này đơn vị tiếp nhận viên chức không được phép lựa chọn nguồn nhân lực phu họp yêu cầu đơn vị.28
- Hội đồng tuyển dụng viên chức làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:Thành lập các ban giúp việc gồm:
+ Ban đề thi: Ban đề thi,do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập, gồm: Trưởng ban và các thành viên. Giúp Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc xây dựng bộđề
thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định;Giữ bí mật bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban đề thi:Tham gia xây dựng bộđề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo phân công của Trưởng ban đề thi;Giữ bí mật bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định.
Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi:Người được cử làm thành viên Ban đề thi phải là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên có trình độ
chuyên môn trên đại học;Không cử làm thành viên Ban đề thi đối với những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự thi, những người là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;Người
27
Khoản 1 điều 8 Thông tư số 15/2012/TT-BNV. 28
được cử làm thành viên Ban đề thi không được tham gia Ban coi thi. Những tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo tính khách quan trong công thi tuyển Viên chức.
+ Ban coi thi: Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập, gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban và các giám thị.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban coi thi:Giúp Hội đồng thi tổ chức kỳ thi theo đúng quy chế và nội quy của kỳ thi;Bố trí phòng thi; phân công nhiệm vụ cho
Phó trưởng ban coi thi; phân công giám thị phòng thi và giám thị hành lang cho từng
môn thi;Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định;Tạm đình chỉ việc coi thi của giám thị, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định, đình chỉ thi đối với thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi;Tổ chức thu bài thi của thí sinh và niêm phong bài thi để bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng ban coi thi:Giúp Trưởng ban coi thi điều hành một số hoạt động của Ban coi thi theo sự phân công của Trưởng ban coi thi.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị phòng thi:Mỗi phòng thi được phân công từ 2 đến 3 giám thị, trong đó có một giám thị được Trưởng ban coi thi phân công chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi tại phòng thi (gọi là giám thị 1). Giám thị 1 phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giám thị tại phòng thi. Giám thị phòng thi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:Kiểm tra phòng thi, đánh số báo danh của thí sinh vào chỗ ngồi tại phòng thi;Gọi thí sinh vào phòng thi; kiểm tra giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc giấy phép lái xe, hộ chiếu, thẻ Đảng viên) của thí sinh; chỉ cho phép thí sinh mang vào phòng thi những vật dụng theo quy định; hướng dẫn thí sinh ngồi theo đúng vị trí;Ký vào giấy làm bài thi và giấy nháp theo quy định; phát giấy thi, giấy nháp cho thí sinh; hướng dẫn thí sinh các quy định về làm bài thi, nội quy thi;Nhận đề thi; kiểm tra niêm phong đề thi có sự chứng kiến của thí sinh; mở đề thi; đọc đề thi hoặc phát đề thi cho thí sinh;Thực hiện nhiệm vụ coi thi theo nội quy, quy chế của kỳ thi;Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy thi; lập biên bản và báo cáo Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định nếu vi phạm đến mức phải đình chỉ thi;Thu bài thi theo đúng thời gian quy định; kiểm tra bài thi do thí sinh nộp, bảo
đảm đúng họ tên, số báo danh, số tờ; ký biên bản và bàn giao bài thi, đề thi đã nhân bản chưa phát hết cho thí sinh và các biên bản vi phạm (nếu có) cho Trưởng ban coi thi.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị hành lang:Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi;Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, cùng giám thị phòng thi lập