5. Bốc ục đề tài
3.1.2.6 Xét đặc cách
Điều kiện tuyển dụng đặc cách
Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được tuyển dụng đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghịđịnh số 29/2012/NĐ- CP đối với các trường hợp sau:Người có kinh nghiệm công tác theo quy định hiện
đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từđủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về
trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở
trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong
thời gian này;Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.
Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý
đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản trả lời.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch xét đặc cách:Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển và các yêu cầu mang tính đặc thù của
đơn vị sự nghiệp;Sát hạch thông qua thực hành về trình độ hiểu biết chung, về trình
độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người được tuyển dụng đặc cách. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch;Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hồ sơ, thủ tục đối với việc tuyển dụng đặc cách
- Hồ sơ của người được đề nghị tuyển dụng đặc cách, bao gồm - Như hồ sơ tuyển dụng
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức công nhận kết quả tuyển dụng đặc cách. Văn bản đề nghị phải do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ký, trong đó nêu rõ vị trí việc làm cần tuyển dụng và kèm theo biên bản họp Hội
đồng kiểm tra, sát hạch và hồ sơ của từng trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng đặc cách.
Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định quá trình tuyển dụng đặc cách trước khi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức công nhận kết quả tuyển dụng đặc cách.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có trách nhiệm chỉđạo tổ
chức thẩm định và phải có văn bản trả lời; nếu quá thời hạn quy định mà chưa có văn bản trả lời thì coi nhưđồng ý. Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định thì trong thời
hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phải có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức bổ sung, hoàn thiện đủ hồ sơ theo quy định.
3.1.2.7 Thông báo kết quả tuyển dụng
Kết quả tuyển dụng sẽ được niêm yết công khai tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố nơi thí sinh đăng ký dự
tuyển và trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả trúng tuyển sẽ được thông báo cho người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
Hội đồng tuyển dụng xem xét các trường hợp đặc cách trước, sau đó mới tiến hành tuyển dụng theo quy định.
Kết quả tuyển dụng chỉđược thông báo sau khi được duyệt của Sở Nội vụ .
Đối với những giáo viên, nhân viên đã hợp đồng của những năm học trước, năm 2013-2014 có nhu cầu tuyển dụng phải thực hiện đăng ký tuyển dụng theo quy
định.
3.1.2.8 Thanh tra, giám sát, phúc khảo, lưu hồ sơ tuyển dụng Công tác thanh tra, giám sát
Liên ngành Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ trên kế hoạch tổ chức tuyển dụng của các đơn vị sẽ thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác tuyển dụng của các đơn vị. Việc kiểm tra, thanh tra được tiến hành đột xuất hoặc báo trước trong thời gian các đơn vị triển khai tổ chức tuyển dụng hoặc sau khi tổ chức tuyển dụng.
Các trường hợp tuyển dụng không đúng quy định, không đảm bảo nguyên tắc chung sẽ bị hủy bỏ kết quả tuyển dụng. Những cá nhân, đơn vị vi phạm quy định trong quy trình tuyển dụng thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ xem xét, xử
lý theo quy định của pháp luật.
Hiện nay cơ chế giam sát liên ngành là một trong những cơ chế hiệu quả, hạng chế các tiêu cực trong công tác tuyển dụng Viên chức, tăng lòng tin nhân dân trong công tác tuyển dụng.
Công tác phúc khảo
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả tuyển dụng, người dự tuyển có quyền gởi đơn đề nghị phúc khảo kết quả tuyển dụng
Hội đồng tuyển dụng tổ chức phúc khảo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo. Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng quyết định thành lập Ban phúc khảo, không bao gồm những thành viên tham gia vào Ban kiểm tra, sát hạch. Ban phúc khảo chỉ xem xét lại việc tính điểm học tập, điểm tốt nghiệp không thực hiện phúc khảo phần thực hành theo quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức.
Công tác lưu hồ sơ
Sau khi chấm thi xong, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng tiến hành niêm phong các tài liệu: đề thi, đáp án, phiếu chấm điểm, bảng tổng hợp điểm, các biên bản, bài thi soạn giáo án.
Bì niêm phong các tài liệu được ký giáp lai, ghi rõ họ tên người ký, thời gian
niêm phong và đóng dấu, bảo quản theo chế độ mật. Thành phần ký niêm phong ít
nhất phải có từ 02 người trở lên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng và đại diện Thanh tra. Thời gian lưu hồ sơ là 2 năm.
Ký họp đồng làm việc và nhận việc
Sau khi có kết quả tuyển dụng, lập danh sách những người được trúng tuyển trình UBND huyện, thị, thành phố xét duyệt; Sở nội vụ thẩm định; báo cáo kết quả
về Sở Nội vụđể thẩm định gồm có: - Danh sách dự tuyển.
- Danh sách trúng tuyển.
- Bản sao các biên bản hội đồng tuyển dụng, sát hạch. - Quyết định Hội đồng tuyển dụng.
Sau khi có kết quả thẩm định tuyển dụng của Sở Nội vụ, Phòng Giáo dục và
Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ về trường theo nhu cầu đã được duyệt; sau 20 ngày đương sự trúng tuyển không đến nhận việc thì hủy kết quả trúng tuyển của
đương sự. Căn cứ nhận việc của từng cá nhân Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo trình cấp thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng hợp đồng tập sự, giao
đơn vị trực tiếp sử dụng lao động ký hợp đồng lao động tập sự theo quy định.
Kết quảđạt được
Qua thực tiễn công tác tuyển dụng Viên chức ngành giáo dục ở Vĩnh Long,
đạt được một số kết quả:
- Trong năm học 2012- 2013 toàn ngành giáo dục ở Vĩnh Long tuyển được 572 Viên chức. trong đó ( Giáo viên: Trung học phổ thông 56 người, trung học cơ
sở 48 người, Tiểu học 202 người, Mẩu giáo 178 người. Nhân viên: Thư viện 8 người, Văn thư 15 người, Kế toán 5 người, Y tế 60 người).
- Trong năm học 2013 – 2014 toàn ngành Giáo dục ở Vĩnh Long tuyển tuyển
được 523 Viên chức, trong đó (Giáo viên: Trung học phổ thông 53 người, trung học cơ sở 40 người, Tiểu học 185 người, Mẩu giáo 187 người. Nhân viên: Thư viện 8 người, Văn thư 4 người, Kế toán 6 người, Y tế 40 người)
- Tổng số Viên chức toàn ngành giáo dục ở Vĩnh Long năm 2014 là 13874 Viên chức46
46
3.2 Những hạn chế trong tuyển dụng Viên chức ngành giáo dục ở Vĩnh Long. Long.
Bênh cạnh những hiệu quả đạt được công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục ở tỉnh Vĩnh Long vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, chưa quan tâm nhiều đến công tác phổ biến thông tin còn hạn chế chủ yếu qua đài truyền thanh huyện quá trình tuyển dụng viên chức, tác động của cơ chế tuyển dụng còn hạn chế
trong nội bộ nhân dân, việc tuyển dụng Viên chức chủ yếu kép kín trong nội bộ nên người tham gia thi tuyên còn hạn chế, làm ảnh hưởng công tác tuyển dụng chưa đảm bảo tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến chủ trương thu hút nguồn nhân lực các
ĐVSNCL, chếđộ xét tuyển chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vì người có thành tích học tốt chưa hẳng là người có năng lực cao, vẫn còn trường hợp tuyển dụng không đúng chuyên môn như nhân viên văn thư, thiết bị.
3.3 Nguyên nhân hạn chế trong tuyển dụng Viên chức ngành giáo dục ở
tỉnh Vĩnh Long
3.3.1 Nguyên nhân do cơ chế chung trong tuyển dụng
Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động tuyển dụng viên chức cũng chịu một số ảnh hưởng tiêu cực từ phía các quy định của pháp luật. Pháp luật về viên chức nói chung, tuyển dụng viên chức nói riêng vẫn thiếu sự thống nhất, ,những
điểm mới trong luật chưa được quy định chi tiết tại các văn bản dưới luật. Có thể coi
đây là một giai đoạn chuyển tiếp trong việc thực hiện Luật Viên chức. Việc giải quyết những chế độ, chính sách đối với viên chức tại Luật Viên chức cũng là điều gây băn khoăn, tranh cãi.
Có thể thấy là pháp luật về tuyển dụng viên chức vẫn giống với tuyển dụng công chức mặc dù hai đối tượng này đã được điều chỉnh bằng hai đạo luật riêng biệt.
Đây là điểm không dễ giải quyết bởi hai đối tượng này đã có một thời gian dài được
điều chỉnh chung bằng một nhóm các VBQPPL. Tuyển dụng viên chức hiện nay vẫn còn nặng về những yếu tố không liên quan tới chuyên môn nghiệp vụ, Ngay cả khi Luật Viên chức chưa có hiệu lực thi hành trong thực tế, nhiều chuyên gia đã đánh giá Luật vẫn còn can thiệp nhiều vào hoạt động tuyển dụng khiến cho hoạt động này diễn ra chặt chẽ quá mức cần thiết.
Nhiệm vụ ban hành các VBQPPL điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức
được giao cho Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ. Trong các VBQPPL cũng trao quyền cho một số cơ quan nhà nước được quyền ban hành những văn bản điều chỉnh hoạt động tuyển dụng, quản lý viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Một số
quy định được đặt ra phù hợp với ngành hoặc lĩnh vực mình nhưng trái với các văn bản của Chính phủ hoặc Bộ Nội như giới hạn vềđộ tuổi.
Về nguyên tắc, khi có sự mâu thuẫn giữa các VBQPPL, phải áp dụng văn bản chuyên ngành, đó là những văn bản của Chính phủ, Bộ Nội vụ. Nhưng vấn đề là các
ĐVSNCL lại chịu sự quản lý trực tiếp về nhiều mặt của cơ quan quản lý cấp trên, trong đó có hoạt động tuyển dụng viên chức.Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức là nhóm hoạt động có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Quản lý viên chức hiện nay vẫn nặng về tính hành chính hơn là các yếu tố chuyên môn, trong khi đó việc sử
dụng viên chức còn để xảy ra những hiện tượng thiếu công bằng, minh bạch. Các quy định về tiền lương, nội dung quản lý đối với viên chức cũng còn khá chặt chẽ.
Điều này ảnh hưởng lớn tới việc thu hút nhân lực, nhất là người có tài năng tới làm việc.
Trước tiên có thể nói sự bất hợp lý về điều kiện tuyển dụng viên chức. Một trong những điều kiện tuyển dụng là độ tuổi của người dự tuyển. Các VBQPPL trước
đây đều khống chế độ tuổi của ứng viên dự tuyển. người được dự tuyển phải dưới 45 tuổi. Việc hạn chếđộ tuổi tối đa là một điểm không hợp lý bởi pháp luật quy định mọi cá nhân đều bình đẳng trong tuyển dụng viên chức, sự phân biệt vềđộ tuổi của người dự tuyển là sự vi phạm nguyên tắc. Đáng nói hơn, hạn chếđộ tuổi tối đa còn cản trở
các ĐVSNCL tuyển dụng viên chức có trình độ cao về làm việc. Ví dụ, trong cả nghề
giáo và nghề y, đạt tới độ tuổi càng cao, viên chức càng đạt được nhiều thành tựu trong chuyên môn. Trong giai đoạn hiện nay, người lao động có thể tự do chuyển đổi công việc từđơn vị này sang đơn vị khác, nhiều đối tượng sau khi đã làm việc ở các
đơn vị ngoài công lập lại có mong muốn trở thành viên chức. Nếu đặt ra quy định hạn chếđộ tuổi, có thể khiến cho các ĐVSNCL không tuyển dụng được người có trình độ, kinh nghiệm làm việc.
Một điều kiện khác đối với người dự tuyển là quốc tịch và nơi cư trú. Các văn bản đang có hiệu lực hiện nay đều quy định người dự tuyển phải có quốc tịch Việt Nam. Quy định trên nhằm thu hút những người có trình độ đã có quốc tịch một quốc gia khác về Việt Nam đóng góp công sức chuyên môn. Nếu đặt quy định như trên sẽ
hạn chế người có tài năng về làm việc tại các ĐVSNCL.
Vấn đề quốc tịch và nơi cư trú của viên chức cũng đã được bàn luận nhiều khi xây dựng Luật Viên chức, Điều 22, khoản 1, điểm a Luật Viên chức quy định người dự tuyển "có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam". Điều kiện này có thể hợp lý khi áp dụng với người dự tuyển là công chức bởi có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước, trong khi tuyển dụng viên chức, điều quan trọng là trình độ chuyên môn.
Phương thức tuyển dụng viên chức cũng có những điểm chưa phù hợp. Tuyển dụng hiện nay được thực hiện dưới hai phương thức: thi tuyển và xét tuyển. Thi tuyển đảm bảo cho việc tuyển dụng diễn ra một cách chặt chẽ hơn, lựa chọn chính
xác hơn trong khi xét tuyển đảm bảo việc tuyển dụng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng,