Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh thái bình (Trang 75 - 79)

- Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn trung dài hạn:

2.3.3 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh thành tích khả quan đã đạt được trong những năm qua, thì Chi nhánh vẫn còn có những tồn tại và hạn chế nhất định, cần thiết phải được hoàn thiện trong thời gian tới. Đó là:

- Thứ nhất: Cơ cấu nguồn vốn tuy có những cải thiện nhất định song nhìn chung chưa thật sự phù hợp với cơ cấu tín dụng. Huy động vốn trung dài hạn không đủ tài trợ cho các hoạt động trung dài hạn. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung vài dài hạn còn tương đối cao, đặc biệt là trong năm 2011, 2012. Đây là một điểm bất lợi cho Chi nhánh, đặc biệt là sau khi NHNN ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng giảm từ mức 40% xuống còn 30%. Điều đó cho thấy nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngắn hạn. Đây là một thách thức lớn đối với nguồn vốn huy động.

- Thứ hai: Về tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn đang giảm dần qua các năm, thể hiện qua hệ số sử dụng vốn chỉ duy trì ở mức 78,65% - 70,32%. Hệ số này cho thấy tuy Ngân hàng huy động được lượng vốn lớn nhưng lại chưa thực hiện mở rộng việc sử dụng vốn ứng với mức tăng của việc huy động

- Thứ ba: Nguồn tiền gửi dân cư có tính ổn định cao, có kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Tuy nguồn tiền gửi không kỳ hạn này có chi phí vốn thấp, đem lại thu nhập cao nhưng không ổn định, biến động thường xuyên với số lượng lớn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của chi nhánh. Mặt khác nguồn tiền gửi không kỳ hạn này tập trung vào một số tổ chức, tập

đoàn lớn, dẫn đến sự lệ thuộc của chi nhánh vào một số khách hàng lớn này. - Thứ tư: Một số sản phẩm của Chi nhánh chưa thực sự phát huy tác dụng thu hút vốn khi không tạo nên được sự khác biệt nổi trội để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Sản phẩm huy động chủ yếu của Chi nhánh vẫn chỉ là huy động tiết kiệm thông qua nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, một số sản phẩm mới như: Tiết kiệm lãi suất thả nổi, Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, Tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư,… chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Về công tác quản trị nguồn vốn cũng như các chính sách huy động vốn, Vietinbank Thái Bình còn phụ thuộc nhiều vào Vietinbank, do đó công tác điều phối, xử lý tác nghiệp nguồn vốn còn thiếu chủ động ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của chi nhánh.

Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:

Mặc dù Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong công tác huy động vốn nhưng hình thức cũng như kỳ hạn huy động vốn chưa thực sự phong phú, còn đơn điệu và mang tính chất cổ truyền, chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Hình thức huy động chủ yếu mà Chi nhánh đang áp dụng hiện nay vẫn chỉ là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi doanh nghiệp, hình thức huy động bằng kỳ phiếu tuy được xem là hình thức huy động vốn năng động đáp ứng nhanh nhạy cho nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và không được sử dụng một cách thường xuyên.

Về hoạt động Marketing, Chi nhánh đã tiến hành các chiến dịch quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới đến cho khách hàng dưới hình thức như: tổ chức Hội nghị khách hàng, tặng quà,… Nhưng những hoạt động này chỉ mang tính bộc phát chưa có chính sách hay kế hoạch lâu dài nên kết quả

thu được không cao như mong muốn.

Công nghệ Ngân hàng mặc dù liên tục được đổi mới và hoàn thiện nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân một phần là do Chi nhánh thiếu vốn để trang bị công nghệ hiện đại đồng bộ dẫn đến tình trạng thanh toán trong nội bộ Ngân hàng thì tương đối nhanh trong khi thanh toán ra bên ngoài thì lại luôn gặp ách tắc làm cho tốc độ luân chuyển chứng từ và luân chuyển vốn chậm. Vấn đề này đã làm giảm đáng kể nguồn vốn bằng tiền được gửi vào với mục đích thanh toán của khách hàng. Mặt khác, công tác sổ sách, giấy tờ thủ tục trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt còn rườm rà, phức tạp gây bất tiện cho khách hàng cũng đã góp phần đáng kể vào việc làm giảm lượng vốn huy động qua nghiệp vụ nhận tiền gửi thanh toán.

Các biện pháp bổ trợ cho công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế. Điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên còn chưa thuận lợi, địa điểm làm việc còn chật hẹp, trang thiết bị kỹ thuật chưa thực sự hiện đại và cần phải đổi mới thêm. Mạng lưới quỹ tiết kiệm đã được mở rộng nhưng chưa bao phủ khắp địa bàn. Hoạt động Marketing chưa có những biện pháp tiếp cận khách hàng thích hợp dẫn đến tình trạng khách hàng chỉ biết đến một vài hình thức dịch vụ thông dụng khi họ có quan hệ giao dịch với Ngân hàng.

Về trình độ đội ngũ cán bộ, tuy công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghiệp vụ luôn được Chi nhánh chú trọng quan tâm nhưng đến nay vẫn chưa đồng bộ. Do đó, hiệu quả của công tác xác định nhu cầu sử dụng vốn và xây dựng chính sách, kế hoạch huy động vốn chưa cao.

* Nguyên nhân khách quan:

Về môi trường kinh tế, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thời gian qua có nhiều biến động bất thường tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng. Đặc biệt là trong hai năm gần đây lại có những biến

động không thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng như: lạm phát tăng cao, giá vàng biến động thất thường, giá USD tăng lên nhanh chóng… do đó ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong việc cân nhắc sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của mình.

Mạng lưới NHTM trên địa bàn ngày càng đông đảo, đặc biệt là các NHTM Cổ phần khiến cho công tác huy động vốn của Chi nhánh ngày càng vấp phải cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng TMCP liên tục khai chương các Chi nhánh, phòng giao dịch và tổ chức nhiều đợt khuyến mại, quảng cáo, liên tục tung ra các chiến dịch nhằm thu hút vốn. Bên cạnh đó, các Công ty Bảo hiểm, Công ty Chứng khoán cũng là mối đe dọa không nhỏ cho công tác huy động vốn của Chi nhánh.

Kết luận chương 2:

Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tuy đạt được một số kết quả đáng kể song vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng của Chi nhánh. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cấp thiết đối với Chi nhánh trong thời gian tới là phải đưa ra những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi cao để khắc phục những tồn tại trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn .Có như vậy, Chi nhánh mới đáp ứng được yêu cầu ngày một tăng lên của nền kinh tế thị trường và vững vàng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh thái bình (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w