- Một số chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn.
NHÁNH THÁI BÌNH
2.3.1.2 Sự phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy động và sử dụng vốn
Để xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động và sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình có hợp lý không, chúng ta xem xét cơ cấu theo thời hạn, loại tiền giữa nguồn vốn và sử dụng vốn
Cân đối giữa vốn huy động với sử dụng vốn theo kỳ hạn:
Sự cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính hiệu quả trong công tác huy động vốn của Ngân
hàng. Cân đối này được thể hiện thông qua việc ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn và vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn. Khi có sự chênh lệch về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn sẽ làm giảm tính an toàn và hiệu quả của việc huy động vốn.
Sự cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn với sử dụng vốn của Vietinbank Thái Bình thời gian qua được thể hiện qua bảng, biểu sau:
Bảng 2.10: Quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Vốn ngắn hạn 2.489,52 2.907,98 3080,92 SDV ngắn hạn 1.653 1.763,8 2.020,9 Vốn trung - dài hạn 546,48 959,02 1.791,08 SDV trung - dài hạn 757 1.169,9 1.484,1 Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng TDH 27,81 18,03
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Thái Bình năm 2011-2013)
Ta có thể minh họa số liệu trên theo các biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.9: Nguồn vốn và sử dụng vốn ngắn hạn
ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Thái Bình năm 2011-2013)
Biểu đồ 2.10: Nguồn vốn & sử dụng vốn trung dài hạn
ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Thái Bình năm 2011-2013)
Ta thấy rằng nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh chiếm chủ yếu (trên 60%) cao nhất là năm 2011 chiếm 82% nhưng giảm dần vào năm 2012, 2013, nó đáp ứng đủ nguồn để cho vay ngắn hạn. Còn nguồn vốn dài hạn thấp năm 2011 và 2012 không thể đáp ứng đủ để cho vay dài hạn. Cụ thể năm 2011
tỷ trọng nguồn vốn dài hạn chỉ chiếm 18%, tăng dần trong năm 2012 là 24,8% và 2013 là 36,7%. Một phần vốn ngắn hạn đã được sử dụng cho mục đích trung dài hạn, tỷ lệ này cao nhất năm 2011 và giảm dần vào các năm. Điều này có thể gia tăng rủi ro trong thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng nguồn tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh vẫn ở trong giới hạn cho phép của NHNN đưa ra là 30%. Đến năm 2013 thì nguồn huy động trung dài hạn của chi nhánh đã đáp ứng đủ cho vay trung dài hạn.
Mục tiêu tín dụng của ngân hàng là cho vay trung và dài hạn kiếm lợi nhuận để bù đắp những chi phí huy động vốn. Nắm bắt xu thế đó, Vietinbank Thái Bình không ngừng mở rộng các hình thức huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng các khoản vay trung và dài hạn nhưng quy mô này vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của tình trạng đó là do lãi suất hạ nên xu hướng người gửi tiền muốn tham gia kỳ hạn ngắn để xem xét chờ đợi cơ hội đầu tư.
Cân đối vốn huy động với sử dụng vốn theo loại tiền:
Hiệu quả huy động vốn còn được đánh giá thông qua sự phù hợp về loại tiền giữa huy động vốn với sử dụng vốn. Tại Chi nhánh thời gian qua sự phù hợp này được thể hiện như sau:
Bảng 2.11: Quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo loại tiền
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Vốn huy động VNĐ 2.828 3.684,1 4.596,24 SDV bằng VNĐ 2.224,22 2.777,81 3.232,08 Tỷ trọng SDV/Tổng VHĐ bằng VNĐ 78,65% 75,4% 70,32% Vốn huy động bằng ngoại tệ 208 182,9 275,76 SDV bằng ngoại tệ 185,78 155,19 272,92 Tỷ trọng SDV/Tổng VHĐ bằng ngoại tệ 89,32% 85,18% 98,97%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Thái Bình năm 2011-2013)
Biểu đồ 2.11: Quan hệ giữa huy động vốn bằng VNĐ với cho vay nền kinh tế bằng VNĐ tại Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Thái Bình năm 2011-2013)
Biểu đồ 2.12: Quan hệ giữa vốn huy động bằng ngoại tệ với cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ tại Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Thái Bình năm 2011-2013)
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình thời gian qua đã thực hiện tốt cân đối theo loại tiền giữa huy động và cho vay, gửi vốn tương ứng HSC. Vốn huy động bằng VNĐ, ngoại tệ luôn đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay và gửi HSC.
Qua phân tích các cân đối trên, có thể kết luận giữa huy động và cho vay, gửi vốn Hội sở chính của Vietinbank Thái Bình đã có sự phù hợp tương đối về loại tiền, tuy nhiên còn tồn tại sự chênh lệch về kỳ hạn và đang được điều chỉnh để giảm dần sự chênh lệch này. Dù chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi nhưng nguồn tiền gửi huy động bằng ngoại tệ cũng đã góp một phần không nhỏ giúp cho chi nhánh đáp ứng được các hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại tệ phát sinh trên địa bàn, đặc biệt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chi nhánh luôn quan tâm và có những biện pháp thực tế để tăng huy động vốn này như hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thu hút hoạt động ngoại tệ: dịch vụ kiều hối, kinh doanh mua bán ngoại tệ...
Cơ cấu sử dụng vốn
Gắn liền với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của một doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ kích thích nâng cao quá trình huy động vốn của Ngân hàng. Tình hình sử dụng vốn huy động thể hiện qua các năm như sau:
Bảng 2.12: Đánh giá cơ cấu sử dụng vốn từ năm 2011-2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nguồn vốn huy động 3.036 3.867 4.872 Cho vay 2.410 2.933 3.505 Hệ số sử dụng vốn % 79,38 75,84 71,94 Huy động vốn ngắn hạn 2.489,52 2.907,98 3.080,92 Cho vay ngắn hạn 1.653 1.763,8 2.020,9 Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn % 66,4 60,65 65,66
Huy động vốn trung dài hạn 586,48 959,02 1.791,08
Cho vay trung dài hạn 757 1.169,9 1.484,1
Hệ số sử dụng vốn trung dài hạn 129,07 121,9 82,86
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Vietinbank Thái Bình năm 2011-2013)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy: tuy doanh số cho vay tăng dần qua các năm nhưng hệ số sử dụng vốn của Ngân hàng là không cao: năm 2011 hệ số sử dụng vốn là 79,38%; năm 2012 giảm xuống mức 75,84%; năm 2013 giảm còn 71,94% . Điều này cho thấy sự mất cân đối giữa công tác huy động và công tác cho vay vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của vốn huy động rất nhanh, mặc dù đã có nỗ lực mở rộng thị trường tín dụng nhưng Ngân hàng chưa tìm được lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tương ứng và đủ điều kiện để Ngân hàng tiến hành cho vay.
Hệ số sử dụng vồn = Số vốn được sử dụng Tài sản sinh lời x 100%
Hệ số sử dụng vốn không cao cũng cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng khi tiến hành thẩm định hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Nếu khách hàng không đủ diều kiện thì không tiến hành cho vay để đảm bảo an toàn về vốn cho Ngân hàng. Ta sẽ xem xét cụ thể: