Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh thái bình (Trang 103 - 107)

- Giao chỉ tiêu về huy động vốn cụ thể tới từng phòng nghiệp vụ liên quan, gắn kết quả thực hiện với chế độ lương, thưởng hàng năm để tạo động

3.3.3.3 Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính

Thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nâng cao hiệu quả huy động vốn. Do vậy mà Chính phủ cần thực hiện

các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này.

Chính phủ cần phát triển về số lượng hàng hóa trên thị trường tài chính. Điều này được cụ thể hoá bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước…đồng thời với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Nhà nước quản lý thị trường tài chính theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc và có khả năng liên kết với các thị trường trong khu vực. Để làm được điều đó thì Chính phủ cũng cần phải củng cố và phát triển thị trường tiền tệ để thị trường này hoạt động an toàn, hiệu quả, có tính cạnh tranh và chuyên nghiệp cao hơn. Phối hợp phát triển đồng bộ thị trường tiền tệ sơ cấp và thứ cấp, thị trường nội tệ và ngoại tệ, thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở. Một quốc gia có thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc huy động vốn.

Kết luận chương 3:

Dựa trên cơ sở lý thuyết chương 1 và thực tế mà chương 2 đưa ra, chương 3 đã cho thấy sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn và có các giải pháp thiết thực nhằm mang lại hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thái Bình. Tất cả các giải pháp này dù ở tầm vi mô hay vĩ mô đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động bổ trợ lẫn nhau và phải được kết hợp một cách đồng bộ và nhất quán thì mới đảm bảo mang lại thành công thực sự cho hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

KẾT LUẬN

Công tác huy động vốn có vai trò to lớn và hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thươngThái Bình nói riêng. Quy mô, cơ cấu, tính chất của nguồn huy động ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, tính chất các khoản cho vay của Ngân hàng và quyết định đến hiệu quả các mặt hoạt động khác của NHTM.

Trong những năm qua, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định, đáng khích lệ. Công tác huy động vốn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình cũng như nhu cầu vốn cho các chủ thể kinh tế trong xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa

phương, Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan cần được xem xét khắc phục trong thời gian tới.

Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đang biến động từng ngày thì còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng trong công tác huy động vốn mà luận văn chưa thể đề cập và cập nhật đầy đủ. Đó chính là một trong những hạn chế của luận văn và hy vọng sẽ được giải quyết ở các vấn để nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng công thương chi nhánh thái bình (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w