Nhà nước Việt Nam ñã kết luận rằng việc quản lý giáo dục yếu kém là nguyên nhân chính yếu gây ra những vấn ñề hiện nay và coi nỗ lực nâng cao năng lực quản lý là cột trụ trọng yếu của quá trình cải cách. Tháng 4 năm 2009 Bộ Chính Trị thấy rằng “Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác”.123 Tháng 1 năm 2010 Ban Cán sự ðảng Bộ GD&ðT ra nghị quyết về “ñổi mới quản lý giáo dục ñại học” cho giai ñoạn 2010–2012. Văn bản này nêu rõ hơn mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng: “Trong thời gian tới, trước nhu cầu ñào tạo của xã hội tăng nhanh, số lượng các trường ñại học sẽ tiếp tục tăng, nếu không có các giải pháp ñổi mới quản lý toàn diện, quyết liệt, có tính ñột phá thì không thể nâng cao ñược chất lượng ñào tạo…”124
Tháng 2 năm 2010, Thủ tướng ñã ra một chỉ thị nhắc lại mối quan hệ giữa quản lý yếu kém và chất lượng thấp, và hướng dẫn Bộ GD-ðT thực hiện ngay hàng chục nhiệm vụ nhằm cải tiến việc quản lý giáo dục, bao gồm bổ sung, nâng cao khung chính sách; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2011–2020 với những “mục tiêu và chỉ báo khả thi nhằm phát triển giáo dục ñại học”; và nâng cao sự giám sát của nhà nước ñối với vấn ñề chất lượng, nhất là ở hệ không chính quy; và tiếp tục giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường trong quá trình kiện toàn năng lực tổ
119
“Ðổi mới quản lý nhà nước là khâu ñột phá nâng cao chất lượng giáo dục ñại học” Nhân dân, 11-9-2009. Có tại: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=156602
120
Chỉ thị số 296/CT-TTg, 27-2-2010.
121 Chính sách “Ba Công khai” ñược ban hành với Thông tư 09/2009/TT-BGDðT vào ngày 2-5-2009. Những thông tin mà các trường ñược yêu cầu phải thông báo công khai có nêu chi tiết trong văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư này. 122 Báo cáo 760/BC-BGDDT, 11. 123 Kết luận 242-TB/TU, 15-4-2009. 124 Nghị quyết 5-NQ/BCSD, 6-1-2010.
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**
chức.125 Như nghị quyết này và nhiều tuyên bố về chính sách khác ñã nêu rõ, “quản lý” ñược hiểu theo nghĩa rộng nhất có thể nhằm hoàn thiện nguồn vốn con người và những chính sách can thiệp ñể buộc các trường phải thực hiện các tiêu chuẩn, bảo ñảm sự minh bạch và trách nhiệm giải trình, nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả và ñạt ñược những mục tiêu mong muốn khác.
Phi tập trung hóa là nền tảng của chếñộ quản trị mới ở tầm hệ thống của Việt Nam. Nghị quyết 14 ñã ñi theo hướng tăng cường phân quyền ñối với cấp tỉnh và cấp trường. Năm 2009 ñã thừa nhận rằng quá trình giao quyền tự chủ vẫn còn rất hạn chế. Tình trạng quá chậm của quá trình phân quyền ñược quy cho bộ khung chính sách chưa hoàn thiện, cũng như sự thiếu phối hợp giữa Bộ GD&ðT với các Bộ khác ngang cấp và chính quyền các tỉnh. Sự thiếu phối hợp giữa các tổ chức nhà nước ñã ñược nêu ra trong Nghị quyết của Ban Cán sựðảng Bộ GD&ðT tháng 1 năm 2010: “Sự phân công trách nhiệm giữa Bộ GD&ðT với các Bộ, ngành và UBND các ñịa phương trong quản lý các trường ñại học, cao ñẳng chưa rõ”.126 Nghị quyết kêu gọi ñẩy nhanh tiến ñộ phân quyền quản lý các trường ñại học về cho các tỉnh.
Một chủñề trởñi trở lại trong các tuyên bố chính sách của Bộ GD&ðT là năng lực giám sát hệ thống còn hạn chế. Tình trạng này ñược Bộ GD&ðT quy cho sự kìm hãm năng lực nội bộ cũng như bản chất rời rạc của hệ thống khi nó ñang trải qua quá trình tiến hóa nhiều thập kỷ, trong ñó có một sự thật là một số lớn các trường ñại học không trực thuộc quyền quản lý của Bộ GD&ðT.127 Kết quả là, theo Báo cáo của Bộ GD&ðT với Quốc hội, “Bộ GD&ðT chưa thể trả lời ñược 3 câu hỏi: 1) Chất lượng ñào tạo của các trường thế nào? 2) Các trường tuân thủ các quy ñịnh pháp luật liên quan ñến ñào tạo thế nào? 3) Hiệu quảñầu tư từ ngân sách cho các trường ñại học, cao ñẳng công lập thế nào?”.128 Ý nghĩa của sự thừa nhận thành thật ñáng ngạc nhiên này là không hề có một sự giám sát hữu hiệu ñối với hệ thống giáo dục ñại học. Trong năm 2010 một số chính sách bổ sung sẽñược ñưa vào thực hiện, trong ñó có một chỉ thị của thủ tướng về phối hợp giữa các tổ chức nhà nước trung ương và ñịa phương.