8. Cấu trúc luận văn
3.5.1. Đánh giá định tính
Khi tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã áp dụng phương pháp tiếp cận quá trình để đánh giá sự phát triển tính tích cực tư duy của HS.
Các tiết dạy thực nghiệm tôi đã vận dụng lý thuyết dạy học giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ máy vi tính, máy chiếu, các dụng cụ thí nghiệm sử dụng các câu hỏi hướng dẫn đúng lúc, đúng chỗ đã có tác dụng kích thích HS tự lực tìm tòi, xây dựng kiến thức mới, đào sâu, khai thác các khía cạnh kiến thức khác nhau. Quan sát tiến trình học tập của HS chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:
- Các tiết học ở lớp thực nghiệm đã lôi kéo được sự chú ý của các em HS, các em tích cực suy nghĩ, tranh luận và cảm thấy tự tin hơn, mong muốn sáng tạo, hăng hái xây dựng bài, chủ động tìm kiếm và giải quyết mâu thuẫn nhận thức của mình.
- Các dự đoán, giả thuyết mà HS (hoặc nhờ định hướng của GV) đã được thực nghiệm xác nhận tạo lòng tin khoa học và là nguồn động viên khích lệ đối với các em.
- Qua một số bài học được GV sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ở lớp thực nghiệm, mới đầu HS còn có vẻ lúng túng trước những câu hỏi mà GV đặt ra, nhưng ở những bài học tiếp theo sau đó, HS đã quen dần với cách tư duy mạch lạc hơn, và khi GV sử dụng các câu hỏi định hướng đúng lúc, đúng
chỗ thì HS đã tìm được con đường để đến với tri thức mới và đó cũng chính là dấu hiệu đánh giá sự phát triển của tư duy.
- Trong quá trình triển khai đề tài tôi đã sử dụng câu hỏi để kiểm tra miệng cuối giờ để củng cố kiến thức ở các lớp, kết quả cho thấy ở các lớp thực nghiệm tỉ lệ các em trả lời đúng nhiều hơn so với lớp đối chứng và khả năng diễn đạt của các em lớp thực nghiệm cũng rõ ràng, mạch lạc hơn. Điều này cho thấy ở lớp thực nghiệm các em hiểu và nắm vững kiến thức hơn so với lớp đối chứng.
- Kết quả đánh giá, góp ý kiến tiết dạy được đưa vào nội dung thảo luận trong các buổi họp tổ chuyên môn đồng nghiệp đánh giá cao tính tích cực nhận thức của các em trong quá trình học tập khi vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học vật lý.