Khúc xạ ánh sáng

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Khúc xạ ánh sáng

Bậc THCS đã cung cấp hiện tượng khúc xạ ánh sáng ở mức độ định tính: Khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt, ánh sáng đổi phương truyền. Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới. Khi truyền từ không khí vào nước, góc khúc xạ bé thua góc tới và ngược lại. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng.

Trong chương trình vật lý 11 cơ bản, hiện tượng khúc xạ ánh sáng được hoàn chỉnh cả về mặt định tính và về mặt định lượng:

- Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin

góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi: sin sin

i

r =hằng số

Đây là cơ sở để xác định chính xác đường đi của tia sáng khi qua mặt phân cách giữa hai môi trường, đường đi của ánh sáng trong các quang cụ. Vật lý 11 cơ bản cung cấp thêm các khái niệm: tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng, chiết quang hơn, chiết quang kém, chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối và vai trò của chúng trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Trong SGK vật lý 11 cơ bản, định luật khúc xạ ánh sáng được hình thành bằng cách GV thông báo cách làm thí nghiệm để đo góc tới i, góc khúc xạ r, dựa

vào các tỉ số sin sin

i

r rút ra định luật. Vậy là chưa tạo tình huống “có vấn đề” kích thích hứng thú để HS tìm hiểu vấn đề, chưa định hướng HS suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề và tổ chức cho HS làm thí nghiệm để giải quyết vấn đề trong khi chúng ta có thể làm được một số công đoạn.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 43 - 44)