Dạy học giải quyết vấn đề trong bài học, bài tập Vật lý

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3.Dạy học giải quyết vấn đề trong bài học, bài tập Vật lý

Theo Razumôpxki, bài tập vấn đề hay bài tập sáng tạo là bài tập mà algôrit giải của nó là mới đối với HS. Thực chất của bài tập vấn đề là ở chỗ cái mới xuất hiện chính trong tiến trình giải. Trong bài tập vấn đề các yêu cầu của bài tập sẽ được giải quyết trên cơ sở những kiến thức về định luật vật lý nhưng trong đó không cho một cách tường minh hiện tượng nào, định luật vật lý nào cần được sử dụng để giải. Trong đề bài không có các dữ kiện mà chỉ có những gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp ý tưởng giải, đó là lý do làm cho bài tập trở thành bài tập sáng tạo tức là biến nó thành vấn đề. Đề bài có thể cho những dữ liệu không đầy đủ hoặc một vài dữ liệu không cần thiết cho bài toán. Tương tự trong khoa học có hai dạng sáng tạo khác nhau là phát minh và sáng chế; trong dạy học, bài tập sáng tạo về vật lý có thể chia thành hai dạng: nghiên cứu (yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao) và thiết kế (yêu cầu trả lời câu hỏi làm như thế nào). Bài tập vấn đề có thể là bài tập định tính, định lượng hoặc bài tập thí nghiệm, hoặc một số nhiệm vụ nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, và một số bài tập lớn trong thực tiễn nghiên cứu vật lý.

Dạy học GQVĐ có mục đích khắc phục tính tái hiện về tư duy của dạy học truyền thống, tăng cường tính sáng tạo của tư duy, đặt HS vào vị trí nhà vật lý

học, bằng hoạt động học tập tiếp cận với phương pháp khoa học GQVĐ. Vì vậy trong việc dạy học bài tập vật lý cần sử dụng các bài tập vấn đề.

Bài tập vấn đề thực sự được HS giải sau khi đã nắm vững tài liệu học của các đề tài và có được những kỹ năng cần thiết về vận dụng kiến thức nhờ các bài tập luyện tập. Vì vậy bài tập vấn đề được sử dụng ở giai đoạn sau của việc nghiên cứu tài liệu. Tuy vậy bài tập vấn đề cũng có thể được dùng để nêu vấn đề nghiên cứu nhằm kích thích HS hứng thú đối với đề tài. Còn việc giải bài tập đó sẽ được quay trở lại sau khi HS đã có những kiến thức đủ cần thiết. Các bài tập có vấn đề có thể được sử dụng ở các tình huống khác nhau để nghiên cứu tài liệu mới, nhưng ý nghĩa cơ bản của bài tập nêu vấn đề là phát triển năng lực tư duy sáng tạo của HS trong quá trình HS tự lực giải các bài tập đó. Bởi vậy ưu việt hơn là sử dụng bài tập vấn đề trong giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu đề tài nào đó (giai đoạn ôn tập, tổng kết hệ thống hoá kiến thức).

Sau mỗi chương, mỗi phần kiến thức và kỹ năng đủ để HS giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật tổng hợp, vấn đề thực tiễn, các ứng dụng vật lý. Do đó sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn, kỹ thuật tổng hợp có tác dụng bồi dưỡng cho HS năng lực GQVĐ. Đối với bài học loại này có thể áp dụng dạy học GQVĐ ở các mức độ khác nhau vì tính mới mẻ, sáng tạo của các ứng dụng vật lý muôn màu muôn sắc trong thực tế và kỹ thuật. Có thể sử dụng bài tập vấn đề trong các bài học bài tập tổng hợp ôn tập chương.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 37 - 38)