Các tình huống kiểu “phát triển hoàn chỉnh”

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 55 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.1.Các tình huống kiểu “phát triển hoàn chỉnh”

Tình huống 1: Phải xác định quan hệ định lượng giữa góc khúc xạ r và góc tới i. (Bài 26: “Khúc xạ ánh sáng”)

Lớp 9 ta đã biết, trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng theo. Thế nhưng góc khúc xạ tăng theo góc tới với quy luật như thế nào? Làm thế nào để xác định được mối quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới?

Tình huống 2: Phải xác định cách vẽ đường truyền của các tia sáng bất kỳ qua một thấu kính mỏng. (Bài 29: “Thấu kính mỏng”)

Ta đã biết cách vẽ đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua một thấu kính. Còn một tia sáng tới thấu kính theo phương bất kỳ thì đường truyền của nó có thể xác định được không? Cách vẽ như thế nào ?

Hoặc: Với một điểm sáng không nằm trên trục chính của thấu kính, bằng cách vẽ các tia sáng đặc biệt chúng ta xác định được vị trí ảnh của điểm sáng. Với một điểm sáng nằm ngay trên trục chính của thấu kính, có thể xác định ảnh của điểm sáng bằng phép vẽ đường truyền của các tia sáng được hay không? Cách vẽ như thế nào ?

Tình huống 3: Phải xác định mối quan hệ giữa số bội giác G của kính lúp với kết quả quan sát và cách quan sát vật nhỏ. (Bài 32: “Kính lúp”)

Lớp 9 ta đã biết số bội giác của kính lúp được tính bằng công thức G 25 f

=

trong đó f là tiêu cự của thấu kính.

Ý nghĩa của số bội giác là gì? Cách quan sát các vật nhỏ bằng kính lúp có liên quan gì đến số bội giác hay không ?

Tình huống 4: Người ta làm thế nào có thể nhìn thấy Mộc tinh và các thiên thể khác. Cần có dụng cụ quang nào hỗ trợ cho mắt để quan sát chúng ? Về nguyên tắc dụng cụ quang đó có thể được cấu tạo như thế nào? (Bài 34: "Kính thiên văn")

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 55 - 56)