Các phương pháp giải quyết vấn đề trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Các phương pháp giải quyết vấn đề trong nghiên cứu

a) Phương pháp thực nghiệm Vật lý [12]

Spaski đã nêu lên thực chất của phương pháp thực nghiệm của Galilê như sau: Xuất phát từ quan sát và thực nghiệm nhà khoa học xây dựng một giả thuyết. Giả thuyết đó không chỉ đơn giản là tổng quát hoá các thí nghiệm đã làm, nó chứa đựng một cái gì mới mẻ không có sẵn trong từng thí nghiệm cụ thể. Bằng phép suy luận lôgic và bằng toán học nhà khoa học có thể từ giả thuyết đó mà rút ra một hệ quả, tiên đoán một số sự kiện mới trước đó chưa biết

đến. Những hệ quả và sự kiện mới đó lại có thể dùng thực nghiệm để kiểm tra lại được. Nếu sự kiểm tra đó thành công, nó khẳng định sự đúng đắn của giả thuyết và khi đó giả thuyết được coi là một định luật Vật lý chính xác.

Niutơn đã đưa ra bốn quy tắc sau:

Quy tắc 1: Đối với mỗi hiện tượng, không thừa nhận những nguyên nhân nào khác ngoài những nguyên nhân đủ để giải thích nó.

Quy tắc 2: Bao giờ cũng quy những hiện tượng như nhau về cùng một nguyên nhân.

Quy tắc 3: Những tính chất của tất cả các vật mà ta có thể đem ra làm thí nghiệm được mà không thể làm cho nó tăng lên hoặc giảm xuống thì coi là tính chất của mọi vật nói chung.

Quy tắc 4: Bất kỳ khẳng định nào rút ra từ thực nghiệm bằng phương pháp quy nạp đều là đúng chừng nào chưa có những hiện tượng khác giới hạn hoặc mâu thuẫn với khẳng định đó.

b) Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết [12]

* Phương pháp tương tự

Phương pháp tương tự là phương pháp nhận thức khoa học với việc sử dụng sự tương tự và phép suy luận tương tự nhằm thu nhận tri thức mới.

Các giai đoạn cơ bản của phương pháp tương tự:

- Tập hợp các dấu hiệu về đối tượng cần nghiên cứu và các dấu hiệu về đối tượng đã có những hiểu biết phong phú định đem đối chiếu.

- Tiến hành phân tích những dấu hiệu giống nhau và khác nhau giữa chúng. Kiểm tra xem các dấu hiệu giống nhau có đồng thời là các dấu hiệu bản chất của các đối tượng này hay không.

- Truyền các dấu hiệu của đối tượng đã biết cho đối tượng cần nghiên cứu bằng suy luận tương tự.

- Kiểm tra tính đúng đắn của các kết luận rút ra (hoặc các hệ quả của chúng) có tính chất giả thuyết đó ở chính đối tượng cần nghiên cứu.

Nếu các kết luận rút ra không đúng đối với đối tượng cần nghiên cứu thì phải trở lại bước một.

* Phương pháp mô hình

Trong phương pháp mô hình, người ta xây dựng các mô hình mang những tính chất cơ bản của vật thể, hiện tượng, quá trình và mối quan hệ giữa chúng. Việc nghiên cứu trên mô hình sẽ thay thế cho việc nghiên cứu trên chính đối tượng thực, những kết quả nghiên cứu trên mô hình sẽ chuyển sang cho đối tượng gốc, cho phép ta thu được những thông tin mới về đối tượng gốc, dự đoán được những tính chất, hiện tượng mới có thể có của vật gốc.

Các giai đoạn của phương pháp mô hình:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu những tính chất của đối tượng gốc. - Giai đoạn 2: Xây dựng mô hình.

- Giai đoạn 3: Thao tác trên mô hình, suy ra hệ quả lý thuyết. - Giai đoạn 4: Thực nghiệm kiểm tra.

* Phương pháp thí nghiệm tưởng tượng

Thí nghiệm tưởng tượng là một phương pháp suy luận lý thuyết về những hành vi của một đối tượng không có hoặc không thể có trong thực tế. Thí nghiệm tưởng tượng là một dạng làm việc với các đối tượng thực trong những điều kiện tưởng tượng hoặc với các mô hình tưởng tượng của các đối tượng thực.

Các giai đoạn chung của phương pháp thí nghiệm tưởng tượng:

- Phân tích những hiện tượng thực, thí nghiệm thực để đặt vấn đề cho sự nghiên cứu tiếp theo bằng thí nghiệm tưởng tượng.

- Xây dựng (hoặc tìm) một mô hình tưởng tượng để thay thế đối tượng cần nghiên cứu trong thí nghiệm tưởng tượng. Mô hình này vận động theo

những quy luật xác định trong các điều kiện tưởng tượng bao gồm cả “các máy móc, dụng cụ” được tưởng tượng hoá.

- Dùng các thao tác tư duy, các suy luận lôgic hoặc toán học để phân tích những tiến trình khả dĩ của hiện tượng dựa theo những quy luật vận động của mô hình, khi biến đổi một cách có chủ định các điều kiện tưởng tượng.

- Phân tích những kết luận thu được, suy luận từ những kết luận đó ra các hệ quả mới, trong đó có việc xác định các thí nghiệm thực có thể tiến hành tiếp theo mà từ trước đến nay chưa biết.

* Phương pháp suy luận lôgic, suy luận toán học. Gồm các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp suy luận quy nạp - Phương pháp suy luận diễn dịch - Phương pháp quy nạp - diễn dịch

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học phần Quang hình học lơp 11 Trung học phổ thông chương trình cơ bản (Trang 29 - 32)