Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai (Trang 65 - 67)

- Doanh số thu nợ của chi nhánh Chi nhánh Hoàng Ma

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Về tầm vĩ mô

- Cho đến nay hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể tham gia. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế thì khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn. Các NHTM tự tạo cho mình một quy định riêng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy tắc thống nhất như UCP600. URC, luật hối phiếu ở một số quốc gia...Do đó, quy trình thanh toán quốc tế của mỗi ngân hàng có sự khác nhau tùy theo trình độ và đặc điểm của mỗi ngân hàng.

- Các văn bản liên quan tới xuất nhập khẩu hàng hóa và thuế quan còn chưa đồng bộ, ổn định, làm hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái, thậm chí làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng. Các bộ ngành liên quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên gây khó khăn cho hoạt động thanh toán quốc tế. Do đó, tác động tiêu cực đến hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Ví dụ, có những mặt hàng năm trước còn cho phép xuất nhập khẩu nhưng sang năm sau lại bị cấm khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi các hợp đồng ngoại thương đã ký kết từ trước đó.

- Việt Nam hiện nay chưa có thị trường ngoại hối hoàn chỉnh, chúng ta mới chỉ có thị trường ngoại hối liên ngân hàng, hoạt động của thị trường này còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản, đối tượng mua chủ yếu là USD. Thành viên tham gia vào thị trường này chỉ có các NHTM trung ương và ngân hàng nhà nước. Điều này tác động tiêu cực đến khả năng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Mặc dù, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ song thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn bộc lộ những hạn chế. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng diễn ra theo một chiều, khi ngoại tệ dư thừa thì ngân hàng nào cũng muốn chào bán, đến khi khan hiếm thì ngân hàng nào cũng muốn chào mua. Điều này dẫn đến nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cung cấp cho các hoạt động thanh toán quốc tế trong những thời điểm có biến động tỷ giá hối đoái có khi không đủ nguồn ngoại tệ cho các hoạt động thanh toán quốc tế.

Hiện nay kiến thức và kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn hạn chế. Khách hàng chưa nắm vững luật kinh tế, tạo sơ hở về mặt pháp lý trong ký kết hợp đồng nên khi xảy ra tranh chấp không có cơ sở để khiếu nại. Thiếu nắm bắt thông tin về đối tác ở nước ngoài do đó dễ dẫn đến rủi ro mất tiền, mất vốn kinh doanh.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thường hay mắc lỗi trong việc lập hồ sơ gửi đi thanh toán, dẫn đến việc có thể bị từ chối thanh toán hoặc do kiểm tra các điều khoản của L/C không kỹ dẫn đến không phát hiện ra các điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp.

Thực lực tài chính của doan nghiệp còn quá yếu kém, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Do vậy, trong kinh doanh buôn bán với nước ngoài nếu bị lừa đảo, thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng, thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Thứ ba: về phía ngân hàng

Do đặc điểm là NHNo&PTNT Hoàng Mai là chi nhánh mới được thành lập, do đó hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh còn non trẻ, chưa tạo được uy tín với khách hàng, vì thế mà chưa được đông đảo khách hàng biết tới các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế. Trong khi đó hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh khác trên địa bàn đã rất phát triển như: Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội...

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w