Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai (Trang 63 - 65)

- Doanh số thu nợ của chi nhánh Chi nhánh Hoàng Ma

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tạ

Ngoài những thành tựu kể trên, hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoang Mai vẫn tồn tại những hạn chế.

Thứ nhất: Tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh còn thấp

Mặc dù, doanh số thanh toán quốc tế liên tục tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, các công ty tham gia xuất nhập khẩu ngày càng nhiều, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng lớn. Thế nhưng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh còn ở con số rất khiếm tốn, tỷ trọng so với doanh số hoạt động toàn Chi nhánh là rất nhỏ.

Thứ hai: Chưa khai thác hết nhu cầu của khách hàng

Hiện này số lượng khách hàng giao dịch bằng nội tệ tại Chi nhánh rất đông, trong đó có cả những khách hàng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng họ chỉ sử dụng dịch vụ nội tệ của Chi nhánh, còn nhu cầu thanh toán quốc tế họ lại sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác trên địa bàn

Hoặc những khách hàng có tài khoản ngoại tệ giao dịch tại Chi nhánh họ chỉ sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh với một số lượng hạn chế, còn một phần nhu cầu họ lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác. Điều đó chứng tỏ các nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của khách hàng tại Chi nhánh vẫn còn có thể lớn hơn mà chưa được khai thác.

Thứ ba: Số ngân hàng đại lý của chi nhánh còn chưa rộng

Chi nhánh mới đi vào hoạt động 4 năm, chính vì thế mối quan hệ đại lý của Chi nhánh với khách hàng và các ngân hàng, các đơn vị tổ chức trong nước và trên thế giới chưa được mở rộng. Đặc biệt là chưa thể tạo ra được nhiều mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, các mối quan hệ đại lý ở nước ngoài. Một số thị trường mà Chi nhánh Hoàng Mai còn thiếu đại lý như: Khu vực Trung Nam Á, Mỹ Latinh...Do vậy, các giao dịch thường phát sinh với các khu vực này phải thực hiện giao dịch thánh toán qua ngân hàng thứ ba nên thời gian thường kéo dài, làm tăng phí thanh toán. Từ đó làm ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư: Dịch vụ thanh toán quốc tế chưa đa dạng

Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh trong thời gian qua chủ yếu tập chung vào 3 phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong khi đó, một số phương thức thanh toán khác chưa được triển khai như: phương thức bao thanh toán, phương thứ ủy thác mua...Mặt khác, trong từng hình thức thanh toán cũng chưa có sự đa dạng hình thức thanh toán. Do đó, mà chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thứ năm: Về đội ngũ cán bộ nghiệp vụ

Yếu tố con người là một nhân tố mang tính quyết định trong chiến lược kinh doanh của Chi nhánh. Tại phòng thanh toán quốc tế của chi nhánh, hiện nay

có 5 cán bộ với trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ khá cao. Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động rất phức tạp, khó có thể hiểu hết một cách thông thạo được tất cả các vấn đề trong thanh toán quốc tế. Chính vì thế nhiều khi trong quá trình thực hiện nghiệp vụ còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Thứ sáu: Cơ cấu hoạt động thanh toán quốc tế chưa hợp lý

Trong thời gian qua, lượng khách hàng tham gia hoạt động thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai (Trang 63 - 65)