Nhiều nghiên cứu trên Thế giới nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu (cấu trúc vốn) trong doanh nghiệp. Một số những nghiên cứu này tập trung vào mục đích xác định cấu trúc vốn tối ưu trong doanh nghiệp (Booth, Demirguc-Kunt & Masksimovic, 2001; Rigar & Mansouri, 2003; Omet & Mashharawe; 2003, Chen 2004; Pandey, 2004; Song, 2005; Mazur, 2007; Bahsh & Sentis, 2008; Crnigoj & Mramor, 2009). Bên cạnh đó một số nghiên cứu khác tập trung mục đích xem xét tác động của cấu trúc vốn tác động đến hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp (Pandey, Chotigeat & Ranjit, 2000; Abor, 2005; Zeitun & Tian, 2007; Rao, Al- Yahaee & Syed, 2007; Muradoglu & Sivaprasad, 2009; Nyarko-Baasi, M., & Hughes, D., 2013;Baños-Caballero, S., García-Teruel, P. J., & Martínez-Solano, P., 2014;Zeitun, R., & Tian, G. G., 2014; Liang, Y.& Gan, S., 2015) và hầu hết đều đi đến kết luận rằng có tồn tại quan hệ tương quan âm giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty. Các bài nghiên cứu này đa phần đều có một quan điểm chung rằng tỷ lệ nợ trong doanh nghiệp thì đều có các động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Chen (2004) tìm thấy rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng thích sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Bằng chứng là trong thống kê mô tả của Chen (2004), trung bình tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ nợ dài hạn. Điều này cho thấy rằng, trong kết luận của Chen (2004) thì cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động, tuy nhiên tác động này là đến từ nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn. Tính đến thời điểm 2004 thì thị trường Trung Quốc hoạt động được khoản 14 năm và cũng còn non trẻ như thị trường Việt Nam hiện nay. Do đó kết quả nghiên cứu của Chen (2004) rất có thể được lặp lại ở thị trường Việt Nam.
Uwuigbe, U., Jafaru, J., & Ajayi, A., (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Nigeria. Nghiên cứu đi đến kết luận rằng có tốn tại mối quan hệ tương quan dương giữa chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Adediran, S. A., & Alade, S. O., (2013) cũng sử dụng ROE để đo lường hiệu quả hoạt động và DPS để đại diện cho cổ tức và cũng đi đến kết luận tương tự có tốn tại mối quan hệ tương quan dương giữa chính sách cổ tức và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nigeria.
Al Mutairi, M. E., Hasan, H., & Risik, E. A. (2011), Kowalewski, O. (2012); Liang, Y.& Gan, S. (2015) nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Al Mutairi, M. E., Hasan, H., & Risik, E. A. (2011) chỉ ra rằng các yếu tố cấu trúc vốn, quy mô, cổ tức đều có tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Kuwait. Trong đó Kowalewski, O. (2012) nghiên cứu ở thị trường Ba Lan và đặc biệt xem xét tác động của các yếu tố này trước và sau khủng hoảng tài chính. Kết quả chỉ ra rằng các tác động này yếu hơn sau khủng hoảng tài chính. Liang, Y.& Gan, S. (2015) cũng nghiên cứu các yếu tố này ở các doanh nghiệp Trung Quốc tuy nhiên không có sự hiện diện của yếu tố chính sách cổ tức. Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố doàng tiền tự do, cấu trúc vồn và quy mô công ty và cũng đi đến kết luận tương tự đối với cấu trúc vốn và quy mô công ty, bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dòng tiền tự do có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Titman & Wessels (1988); Glen & Singh (2003)chỉ ra rằng, các công ty đang phát triển hoặc các công ty trong thị trường mới nổi có xu hướng sử dụng vốn chủ sớ hữu tài trợ cho hoạt động mở rộng kinh doanh cao hơn những công ty trên thị trường đã phát triển. Bên cạnh đó, nghiên cứu Titman & Wessels (1988); Glen & Singh (2003) cho rằng những công ty có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao thì cũng sẽ có cơ hội phát triển cao.Cùng quan điểm này, tuy nhiên thay vì sử dụng tốc độ tăng của tổng tài sản để đo lường cơ hội phát triển thì Nyarko-Baasi, M., & Hughes, D. (2013) lại sử dụng tốc độ tăng của doanh thu. Các nghiên cứu của Singh & Faircloth (2005); Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014) cũng kết luận rằng những công ty có cơ hội tăng trưởng cao có xu hướng chọn mức sử dụng nợ thấp hơn vốn chủ sở hữu, từ đó sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn.
Liang, Y.& Gan, S. (2015) kết luận rằng công ty có khả năng thanh toán cao sẽ có hiệu quả hoạt động cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán quá cao cũng đồng nghĩa với việc công ty hoạt động không hiệu quả đang có lượng hàng tồn kho quá nhiều hoặc sử dụng vốn không hiệu quả làm cho lượng tiền mặt tại công ty quá nhiều. Nghiên cứu của Liang, Y.& Gan, S. (2015) sử dụng tỷ số thanh toán của công ty (tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản) để đo lường tính thanh khoản. Tuy nhiên Adediran, S. A., & Alade, S. O. (2013); Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014) lại sử dụng chỉ tiêu tài sản cố định trên tổng tài sản để đo lường tính thanh khoản. Điều này hoàn toàn hợp lý vì tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản càng cao thì tính thanh khoản của công ty càng thấp. Ngược lại, tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản càng cao thì tính thanh khoản càng cao.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều thị trường khác nhau mặc dù có sự phân tán về không gian, thời gian và đặc thù từng thị trường ở mỗi quốc gia mà mỗi yếu tố có tác động mạnh hay yếu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng nhìn chung các kết luận từ những bài nghiên cứu này đều là những bằng chứng hết sức thuyết phục cho thấy có sự tồn tại của các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH