Môi trường kinh tế, chính trị Thế giới và khu vực: 1. Môi trường kinh tế
Sang thế kỷ XXI, thế giới đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, trong đó con người sử dụng tri thức và khả năng hiểu biết của mình đặc biệt là công nghệ thông tin-viễn thông ứng dụng vào phục vụ sản xuất đời sống xã hội. Đây cũng là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu
Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định và phát triển theo xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2011 2012 2013 2014
Xu hướng liên kết toàn cầu đang được đẩy mạnh, các quốc tăng cường liên kết và hợp tác với nhau. Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã đưa nền kinh tế thế giới chuyển biến nhanh chóng bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu làm gia tăng các rủi ro (khủng hoảng kinh tế, sự sụt giảm thương mại toàn cầu..)
Đến nay, nền kinh tế thế giới đã, đang trong quá trình hồi phục sau nhiều biến động của khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Một số khu vực đã hồi sinh trờ lại, những khu vực khác vẫn dang vật lộn với khủng hoảng, khó khăn chồng chất lên các quốc gia khu vực Tung và Đông Âu. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF kinh tế thế giới năm 2013 tăng 3% kinh tế thế giới năm 2014 sẽ tăng trưởng ở mức 3,6% (giảm 0,1% so với dự báo trước đó nhưng đã tăng 0,6% so với mức tăng trưởng 3% của năm 2013) và năm 2015 sẽ là 3,9%. Động lực tăng trưởng toàn cầu không chỉ đến từ các nước mới nổi mà đã còn mở rộng ra các nước phát triển như Anh, Mỹ và các nước Nam Âu.
2. Chính trị Thế giới và khu vực
Nhìn tổng thể trên khu vực thế giới hòa bình hợp tác vẫn là xu hướng chủ đạo. Tình hình xung đột vũ trang cục bộ, bất ổn chính trị, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới, tài nguyên vẫn diễn ra ở một số nơi. Nổi bật là bất ổn chính trị tại các quốc như Ukraine ở Đông Âu, Thái Lan khu vực Đông Nam Á. Một sự kiện có liên quan trực tiếp đến lợi ích không thể tranh cãi của Việt Nam vào ngày 01/05/2014 Trung Quốc ngang nhiên đặt dàn khan Hải Dương 981 (HD 981) ngay trong thềm lục địa của Việt Nam theo công ước quốc tế về luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là thành viên. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan gây ra những thách thức mới đối với một số quốc gia trong đó có Việt Nam ảnh hưởng to lớn đến ngành du lịch toàn cầu.
Tình hình kinh tế và chính trị trong nước: 1. Kinh tế trong nước:
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 dừng lại ở 5,42% - thấp hơn một chút so với mục tiêu tăng 5,5%, song cũng đủ để khẳng định tăng trưởng kinh
tế đã đi vào thế ổn định, xua tan mối lo về “đáy tăng trưởng” và cao hơn so với nhiều dự báo của các tổ chức trong và ngoài nước.
Cả hai mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế Việt Nam năm 2013 đều đã được hoàn thành. Lạm phát được kiềm chế ở mức 6,04%, thấp hơn so với năm 2012. Tăng trưởng kinh tế đạt 5,42%, cao hơn so với năm 2012. Kết quả đạt được còn tốt hơn cả dự tính và trở thành cơ sở chắc chắn để có thể an tâm hơn về khả năng ổn định kinh tế vĩ mô năm 2014.
Tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ vừa cao hơn tốc độ chung, vừa cao hơn tốc độ tăng của năm trước. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, sau khi đã loại trừ yếu tố giá, đã tăng 5,6%, cao hơn tốc độ tăng GDP; luân chuyển hành khách tăng 5,4%. Trong các nhóm ngành khác, cũng có những ngành có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng chung, như lâm nghiệp tăng 5,78%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,44%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,54%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,10%, xây dựng tăng 5,83%,... Khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục đạt kỷ lục mới, đạt trên 7,57 triệu lượt người, tăng 10,6%; xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,53 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
2. Tình hình chính trị trong nước:
Tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam ổn định trong khi thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp như tình hình rối loạn chính trị tại Thái Lan, khủng hoảng trong quan hệ hai miền Triều Tiên và Hàn Quốc, Mỹ- Nga. Tuy nhiên gần đây Quan hệ Việt-Trung đang có những quan ngại sâu sắc xung quan vấn đề Biển Đông, qua sự việc Trung Quốc đặt trái phép Giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam. Sự giải quyết của Đảng , nhà nước khiến cho hìn ảnh của Việt Nam được tăng lên trong mắt bạn bè quốc tế. Hình ảnh con người thân thiện và mến khách khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên vẫn có những phần tử chống đối gây kích động làm cho một số bè bạn thế giới nếu không nẵm rõ các thông tin chính sách của Đảng có thể có những cái nhìn sai lầm về Việt Nam
Tình hình phát triển du lịch Thế giới và khu vực:
Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) cho biết, bất chấp "thể trạng" kinh tế thế giới năm 2013 còn bất ổn, lượng khách du lịch quốc tế năm ngoái vẫn đạt gần 1,1 tỷ người, tăng 5% so với năm 2012, với các điểm đến ở châu Á - Thái Bình Dương có nhịp độ tăng trưởng mạnh nhất.UNWTO dự báo lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trong năm 2014, với nhịp độ 4-4,5%.
Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai cho biết, du lịch đã thể hiện "năng lực" tự điều chỉnh tốt trong bối cảnh các điều kiện thị trường thay đổi, "tiếp nhiên liệu" cho sức tăng trưởng và kiến tạo việc làm trên toàn thế giới, cho dù vấp phải những thách thức mang tính địa chính trị và kinh tế.Trên thực tế, du lịch là một trong số ít khu vực phát đi những thông tin tích cực đối với nhiều nền kinh tế.Lượng khách du lịch gia tăng trùng với thời điểm kinh tế thế giới phải vật lộn để tăng trưởng và tình trạng bạo động diễn ra tại các điểm du lịch hàng đầu thế giới như Ai Cập
Lượng khách quốc tế tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng 6% lên 248 triệu lượt, trong đó mức tăng mạnh nhất thuộc về Đông Nam Á (10%).Châu Âu vẫn là điểm hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất, với lượng khách tăng 5% lên 563 triệu lượt. Lượng khách đến châu Mỹ và châu Phi đạt mức tăng lần lượt là 4% và 6%, lên tương ứng 169 triệu và 56 triệu. Theo dự báo lượng khách du lịch quốc tế đạt 1.400 triệu người vào đầu năm 2020
Hiện Trung Quốc đang dẫn đầu về lượng khách đi du lịch, đưa tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2012 - năm chi tiêu của du khách nước này là 102 tỷ USD.
Tình hình phát triển du lịch trong nước:
Trong những năm qua, tình hình du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình hằng năm tương đối cao. Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam ta có biểu đồ sau.
Hình 2.6 Biểu đồ doanh thu từ khách du lịch và tốc độ tăng trưởng
Nguồn: Tổng cục du lịch việt Nam
Nhận xét: Giai đọan năm 2000 đến hết năm 2013 tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 21,86%. Đặc biệt 2013 là năm ngành du lịch Việt Nam có bước phát triển đầy ấn tượng, đón gần 7,5 triệu lượt du khách quốc tế, tăng hơn 10% so cùng kỳ năm trước.
Lượng khách du lịch trong nước cũng ước đạt 35 triệu lượt khách, tổng thu nhập từ du lịch khoảng 195 nghìn tỷ đồng. Với mức tăng trưởng ngoạn mục này, du lịch nước ta không những khôi phục tốc độ tăng trưởng mà đã có những bước tạo đà phát triển mạnh mẽ.
Tăng trưởng thể hiện ở quy mô mở rộng, đa dạng và ngày càng nâng cao về chất lượng. Kết cấu hạ tầng du lịch đã được cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông đường không, đường bộ, đường thủy, thông tin - viễn thông được đầu tư, mở rộng. Cả nước hiện đã có hơn 14.200 cơ sở lưu trú với 320 nghìn buồng lưu trú cho du khách, riêng số buồng khách sạn từ ba đến năm sao đạt hơn 34%. Đã có hơn 1.250 doanh nghiệp lữ hành quốc tế cùng các cơ sở dịch vụ, nhà hàng, cơ sở giải trí, văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ liên quan ra đời. Năm 2013 cũng ghi nhận sự ra đời của hàng loạt khách sạn và tổ hợp resort từ bốn đến năm sao, góp phần đón nhận luồng khách cao cấp và giúp cho diện mạo du lịch
-50 0 50 100 150 200 250 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng thu (nghìn tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)
nước ta đã có các thay đổi căn bản. Đội ngũ nhân viên ngành du lịch đã và đang tăng mạnh, đến nay toàn ngành đã có hơn 57 nghìn lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động liên quan.