Nghiên cứu của Myers và Majluf (1984) kết luận rằng có tồn tại quan hệ tương quan âm giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của công ty. Bài nghiên cứu này đưa ra giải thích rằng các công ty trong dữ liệu nghiên cứu có xu hướng thích sử dụng nguồn vốn tự có để tài trợ cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn khá thấp.Fan, J. P., Titman, S., & Twite, G. (2012) cũng đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tương quan âm của Tổng nợ trên tổng giá trị thị trường của công ty cũng có tương quan âm đến hiệu quả hoạt động. Cho thấy tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn càng cao thì hiệu quả hoạt động công ty càng thấp. Một số những bằng chứng khác từ các thị trường phát triển và thị trường có nền kinh tế mới nổi như trong nghiên cứu của Pandey, Chotigeat & Ranjit (2000); Pandey (2004); Kowalewski, O. (2012); Nyarko- Baasi, M., & Hughes, D. (2013); Baños-Caballero, S., García-Teruel, P. J., & Martínez-Solano, P. (2014);Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014); Liang, Y.& Gan, S.
(2015) cho rằng có tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động. Từ đó tác giả đưa ra giả thiết 1 và giả thiết 2 như sau:
H1: Cấu trúc vốn có tác động âm đến hiệu quả hoạt động của công ty
H2: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn càng cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty
Chính sách chia cổ tức có tương quan dương đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Kowalewski, O., 2012; Uwuigbe, U., Jafaru, J., & Ajayi, A., 2012; Adediran, S. A., & Alade, S. O., 2013), vì những công ty chia cổ tức cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, giúp công ty có nguồn vốn dồi dào để đầu tư và tạo ra lợi nhuận, làm tăng giá trị công ty. Tuy nhiên, nếu chia cổ tức quá nhiều thì đối với công ty cũng là một bất lợi, vì lợi nhuận tạo ra không được sử dụng để tái đầu tư nhiều, làm giảm giá trị thị trường công ty. Tác giả sử dụng biến tỷ suất cố tức DY (Dividend yield) đại diện cho chính sách chia cổ tức của các công ty. DY được tính toán bằng số tiền chia cổ tức mỗi cổ phần chia giá thị trường mỗi cổ phần.
H3: Chính sách chia cổ tức có thể tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động công ty
Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); Glen và Singh (2003) cho thấy những công ty có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao (cơ hội phát triển cao), thông tin bất đối xứng cao và sử dụng ít nợ. Bài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, các công ty đang phát triển hoặc các công ty trong thị trường mới nổi có xu hướng sử dụng vốn chủ sớ hữu tài trợ cho hoạt động mở rộng kinh doanh cao hơn những công ty trên thị trường đã phát triển. Cùng quan điểm với những nghiên cứu này, tuy nhiên thay vì sử dụng tốc độ tăng của tổng tài sản để đo lường cơ hội phát triển thì Nyarko-Baasi, M., & Hughes, D. (2013) lại sử dụng tốc độ tăng của doanh thu. Các nghiên cứu của Singh và Faircloth (2005); Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014) cũng kết luận rằng những công ty có cơ hội tăng trưởng cao có xu hướng chọn mức sử dụng nợ thấp hơn vốn chủ sở hữu, từ đó sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn. Do đó, đối với thị trường Việt Nam thì những công ty này cũng có xu hướng thích
sử dụng vốn chủ để tài trợ cho hoạt động mở rộng kinh doanh hơn sử dụng vốn vay.
H4: Tốc độ tăng của tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động công ty
Rủi ro hoạt động của công ty được đo lường bằng độ lệch chuẩn của suất sinh lợi trên tổng tài sản. Al Mutairi, M. E., Hasan, H., & Risik, E. A. (2011); Baños-Caballero, S., García-Teruel, P. J., & Martínez-Solano, P. (2014); chỉ ra rằng những công ty có tỷ lệ biến động này càng cao cho thấy lợi nhuận hoạt động hay tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản không ổn định, tác động tiêu cực điến hiểu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên, Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014) lại sử dụng độ lệch chuẩn của dòng tiền để đo lường rủi ro hoạt động và cũng đi đến kết qua tương tự.
H5: Rủi ro hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty
Tính thanh khoản của công ty được đo lường bằng tỷ số thanh toán của công ty đó (tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản). Liang, Y.& Gan, S. (2015) chỉ ra rằng
công ty có khả năng thanh toán cao sẽ có hiệu quả hoạt động cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán quá cao cũng đồng nghĩa với việc công ty hoạt động không hiệu quả đang có lượng hàng tồn kho quá nhiều hoặc sử dụng vốn không hiệu quả làm cho lượng tiền mặt tại công ty quá nhiều.
H6: Tính thanh khoản có thể tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động của công ty
Nghiên cứu của Wu (2006); Kowalewski, O. (2012);Addae, A. A., Nyarko- Baasi, M., & Hughes, D. (2013); Baños-Caballero, S., García-Teruel, P. J., & Martínez-Solano, P. (2014); Zeitun, R., & Tian, G. G. (2014); Liang, Y.& Gan, S. (2015) chỉ ra rằng những công ty có quy mô lớn có tác động dương có ý nghĩa đến hiệu quả hoạt động của công ty đó. Nghiên cứu của Wu (2006) còn giải thích rằng quy mô công ty là dấu hiệu cho sự vững mạnh của công ty, mức độ uy tín cũng
như khả năng thu hút vốn cao, vốn hóa thị trường lớn. Với những đặc tính này dễ tạo ra lợi nhuận hơn, dẫn đến hiệu quả cao hơn.
H7: Quy mô công ty tác động dương đến hiệu quả hoạt động công ty
Tóm lại, trong nghiên cứu này tác giả sẽ làm rõ bảy giả thiết trên, tìm ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động các công ty thương mại và du lịch trên thị trường Việt Nam, từ đó liên hệ với với trường hợp công ty TNHH TM&DV VI.NA.CO T.O.U.R.I.S.T để đưa ra những kết luận.
Bảy giả thiết được tóm tắt trong bảng 3.9.
Bảng 3.1 Tóm tắt những giả thiết nghiên cứu
H1: Cấu trúc vốn có tác động âm đến hiệu quả hoạt động của công ty
H2: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn càng cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty
H3: Chính sách chia cổ tức có thể tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động công ty
H4: Tốc độ tăng của tổng tài sản tác động dương đến hiệu quả hoạt động công ty
H5: Rủi ro hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty H6: Tính thanh khoản có thể tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động của công ty
H7: Quy mô công ty tác động dương đến hiệu quả hoạt động công ty Nguồn: Tổng hợp của tác giả