Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – VPBank – Phòng giao dịch Chương Dương (Trang 62)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.3Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

Như tìm hiểu ở trên, ở VPB CD cho vay mua nhà có tỷ trọng lớn nhất, điều này gây nguy hiểm cho ngân hàng vì thị trường bất động sản có nhiều biến động khó lường trước. Do đó, ngân hàng nên quan tâm phát triển các sản phẩm khác nhiều hơn để hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt nợ xấu ở lĩnh vực này.

• Đa dạng hóa đối tượng KH

VPB CD nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều KH ở địa bàn khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.

• Bảo hiểm cho tài sản đảm bảo

Việc mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo cũng là một cách phân tán rủi ro rất tốt. Điều này sẽ giúp ngân hàng an toàn hơn khi rủi ro xảy ra. Ví dụ: khi khoản vay được đảm bảo bằng xe ô tô, ngân hàng phải bắt buộc KH mua bảo hiểm cho chiếc xe đó, khi ô tô bị hỏng, bị tai nạn ngân hàng sẽ không bị lỗ khi phải phát mại xe ô tô này do đã được công ty bảo hiểm chi trả phần thiệt hại hư hỏng, chi phí sửa chữa của xe.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Mọi hoạt động quản trị suy cho cùng đều là quản trị con người. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, yếu tố con người lại càng quan trọng bởi con người tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động quản trị nói chung và quản trị RRTD cho vay KHCN nói riêng. Do vậy để giải quyết tốt các tồn tại của PGD thì chủ yếu vẫn là ở mỗi nhân viên tín dụng nên việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết. Mặc dù không phải lúc nào ngân hàng cũng tuyển nhân viên mới, cũng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ (sẽ khiến tăng chi phí và mất thời gian) nhưng một khi thực hiện các công tác này cần có kế hoạch và đạt được kết quả nhất định.

Trong hoạt động này, yếu tố thái độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp phải được xem xét đầu tiên. Điều này sẽ giúp ngân hàng có được đội ngũ nhân viên đam mê với nghề và có đạo đức trong công việc.

• Cử nhân viên tham gia các lớp đào tạo, nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề được Hội sở bố trí, tổ chức để các cán bộ nhân viên có thể nắm bắt kịp thời quy chế, chính sách, đồng thời nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, giúp họ phát huy năng lực trong công tác, hoàn thành tốt công việc được giao. Đặc biệt, công tác đào tạo phải chú ý đào tạo chuyên sâu và toàn diện về các mặt như: pháp luật, tài chính, kế toán...

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần có cơ chế kiểm tra trình độ nhân viên để tìm hiểu năng lực, sở trường của các cán bộ tín dụng để đề bạt, bố trí và quản lý sử dụng cán bộ tham gia nghiệp vụ này phù hợp. Đối với cán bộ tín dụng, phòng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dương, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần, kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, tùy theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có như vậy, không những kỷ cương trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng

- Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng trong cho vay KHCN. - Hoàn thiện các công cụ quản trị RRTD trong cho vay KHCN.

- VPBank phải đề ra các chiến lược phát triển hợp lý và hiệu quả. Việc phân chia chỉ tiêu KPI phải phù hợp với năng lực của nhân viên.

- Tăng cường đào tạo về quản trị RRTD trong cho vay KHCN cho các quản lý cấp trung và cao của ngân hàng.

- Thường xuyên mở các khóa học đào tạo về nghiệp vụ lồng ghép với giáo dục đạo đức cho nhân viên tín dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong quá trình thẩm định.

KẾT LUẬN

Định hướng trở thành một trong ba ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam là một định hướng đúng đắn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng. Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới đòi hỏi VPBank phải xác định được tầm quan trọng và có chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị RRTD trong cho vay KHCN nói riêng một cách hợp lý và khoa học, tạo tiền đề cho ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững. Thấu hiểu được mục tiêu chung của toàn hệ thống, chi nhánh VPBank Chương Dương đã tích cực chú trọng công tác này và đạt được những kết quả nhất định trong việc quản trị rủi ro cho vay KHCN. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế hiện nay, công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức mà trong những năm tới cần tìm ra giải pháp cụ thể kịp thời để giải quyết.

Thông qua tìm hiểu lý luận chung, thực trạng rủi ro cho vay KHCN và quản trị rủi ro cho vay KHCN tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Chương Dương từ năm 2012 - 2014, bài khóa luận về đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Chương Dương” đã đưa ra những kết quả đạt được, tồn tại cũng như một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN tại chi nhánh trong những năm sắp tới.

Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt kiến thức lý luận và thực tế nên bài làm của em vẫn không thể tránh được những thiếu sót, sẽ còn nhiều nội dung chưa đề cập đến, còn nhiều vấn đề chưa được phân tích một cách sâu sắc. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý, nhận xét của thầy cô!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên (2011), GT. Quản trị tác nghiệp NHTM, NXB Thống Kê.

2. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), GT. Quản trị NHTM, NXB Tài Chính. 3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (1999), GT. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXB Thống Kê.

4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng giai đoạn 2012 – 2014.

5. Tạp chí ngân hàng năm 2012, 2013, 2014.

6. Các nghị định, nghị quyết, thông tư liên quan đến các TCTD do Chính phủ, Ngan hàng Nhà nước ban hành.

7. Các Website http://www.sbv.gov.vn/ http://www.vpb.com.vn/

http://www.cafef.vn/ http://luanvan.net/ http://doko.vn/ …..

Qua 4 tháng thực tập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank - Phòng giao dịch Chương Dương, em đã có điều kiện tìm hiểu thực tế hoạt động tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và công tác quản trị rủi ro tín dụng của Phòng. Cùng với kiến thức đã học tại trường Đại học Thương mại em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank – Phòng giao dịch Chương Dương”. Để hoàn thành khóa luận này, em may mắn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều tiền bối, giúp em hoàn thành tốt bài luận.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Tài chính - Ngân hàng đã tận tình dạy dỗ, trang bị kiến thức nền tảng giúp sinh viên tự tin bước vào đời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn – Ths.Nguyễn Thị Minh Thảo, cô đã dành nhiểu thời gian và tâm huyết chỉnh sửa, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đồng thời em cũng xin cảm ơn toàn thể ban lãnh đạo Phòng giao dịch VPBank Chương Dương, các cô chú, anh chị nhân viên đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập và cho em những lời khuyên bổ ích về chuyên môn trong qua trình nghiên cứu.

Một lần nữa en xin chân thành cám ơn và kính chúc quý thầy cô cùng các anh chị tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thinh Vượng – Phòng giao dịch Chương Dương dồi dào sức khỏe và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trân trọng cám ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Ngô Thị Ngọc Trang

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...2

5. Kết cấu khóa luận...3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RRTD TRONG CHO VAY KHCN TẠI NHTM 1.1 Các khái niệm có liên quan... 4

1.1.1 Khái quát về rủi ro tín dụng...4

1.1.1.1 Khái niệm...4

1.1.1.2 Phân loại...4

1.1.1.3 Hậu quả của RRTD đối với NHTM, đối với khách hàng và nền kinh tế...6

1.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM...7

1.1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị RRTD...7

1.1.2.2 Quy trình quản trị RRTD...9

1.2 Cơ sở lý thuyết về Quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại NHTM...12

1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động Quản trị RRTD trong cho vay KHCN...12

1.2.2 Khái niệm Quản trị RRTD trong cho vay KHCN...12

1.2.3 Quy trình Quản trị RRTD trong cho vay KHCN...13

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác Quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại NHTM...15

1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan...16

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan...18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTD TRONG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – PHÒNG GIAO DỊCH CHƯƠNG DƯƠNG

2.1 Giới thiệu khái quát về VPbank – Phòng giao dịch Chương Dương...20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1 Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2012-2014...23

2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014...25

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu...26

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp...28

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp...30

2.3 Kết quả phân tích dữ liệu thu thập...31

2.3.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp...31

2.3.1.1 Phần phỏng vấn bằng câu hỏi đóng...31

2.3.1.2 Ý kiến chuyên gia về thực trạng Quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại VPB Chương Dương...34

2.3.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác Quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại VPB Chương Dương giai đoạn 2012-2014...35

2.3.2 Phân tích dữ liệu thứ câp...37

2.3.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại VPB CD...37

2.3.2.1.1 Một số quy định cho vay KHCN...38

2.3.2.1.2 Quy trình cho vay KHCN...40

2.3.2.1.3 Dữ liệu về tình hình cho vay KHCN...44

2.3.2.2 Tình hình nợ xấu trong cho vay KHCN tại VPB CD...49

2.3.2.3 Thực trạng công tác Quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại VPB CD...51

2.3.2.3.1 Bộ máy Quản trị RRTD...51

2.3.2.3.2 Các biện pháp Quản trị RRTD trong cho vay KHCN đã áp dụng tại VPB Chương Dương...52

CHƯƠNG III: CÁC PHÁT HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 3.1 Các phát hiện...58

3.1.1 Thành công của công tác Quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại VPB CD. .58

3.2 Một số kiến nghị, đề xuất...60

3.2.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho khâu thẩm định trước trong và sau cho vay...60

3.2.2 Tích cực giám sát và xử lý khoản vay có vấn đề...61

3.2.3 Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro...62

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân tực...63

3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng...64

KẾT LUẬN...66

Tài liệu tham khảo...67

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hiệu Tên sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị RRTD trong cho vay KHCN tại NHTM

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức PGD VPBank Chương Dương

Sơ đồ 2.2 Quy trình thu thập dữ liệu nghiên cứu

Sơ đồ 2.3 Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp

Sơ đồ 2.4 Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp

Sơ đồ 2.5 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại VPBank

Biểu đồ 2.1 Kết cấu dư nợ cho vay KHCN phân theo sản phẩm giai đoạn 2012-2014 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2012-2014

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ Từ viết tắt Thương mại cổ phần TMCP Rủi ro tín dụng RRTD Khách hàng cá nhân KHCN Ngân hàng nhà nước NHNN

VPBank Chương Dương VPB CD

Phòng giao dịch PGD

Khách hàng KH

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – VPBank – Phòng giao dịch Chương Dương (Trang 62)