Qua bảng 2.13 cho thấy số lượng lao động được sử dụng trong các DN sản xuất kinh doanh ở KCN còn ở mức thấp, hoạt động của các DN thuộc dạng nhỏ và vừa, qui mô hoạt động không lớn nên chưa thu hút được nhiều lao động trong xã hội.
Bảng 2.13: Lực lượng lao động trong DN Số lượng lao động Số DN Tỷ trọng (%) Dưới 100 lao động 8 20 Từ 100 đến dưới 500 lao động 15 37,5 Từ 500 đến dưới 1000 lao động 3 7,5 Từ 1000 lao động trở lên 14 35 Tổng 40 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Số lượng lao động thấp nhất trong DN là 29 lao động, cao nhất là 9.900 lao động. Cụ thể số lượng về lao động của các DN ở mức dưới 100 lao động chiếm 20% , số lao
động từ 100 đến 500 chiếm 37,5% số lao động từ 500 đến 1000 chiếm 7,5% và trên 1000 lao động chiếm 35%, các DN có số lao động trên 1000 người chủ yếu là các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản và may mặc.
Bảng 2.14: Khả năng thuê đủ lao động của DN phân theo trình độ lao động
Trình độ chuyên môn Khả năng thuê đủ lao động Tổng cộng Rất khó Khá khó dàng Dễ Rất dễ Sơ cấp Số DN 2 15 5 1 23 Tỷ trọng 8,7 65,2 21,7 4,4 100 Trung cấp Số DN 5 2 7 Tỷ trọng 71,4 18,6 100 Cao đẳng Số DN 4 3 7 Tỷ trọng 57,15 42,85 100 Đại học Số DN 3 3 Tỷ trọng 100 100 Tổng cộng Số DN 2 27 10 1 40 Tỷtrọng * 5 67,5 25,5 2,5 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Ghi chú: Tỷ trọng * của số DN thuộc từng khả năng thuê đủ lao động trong tổng số DN thuộc từng trình độ.
Lao động là yếu tốđầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng lao động sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Do vậy, DN
luôn luôn tìm kiếm phương thức sử dụng lao động hiệu quả nhất. Các DN phải lựa chọn số lượng cũng như chất lượng của lao động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của DN để tận dụng năng lực của lao động ở mức cao nhất. Trình độ
lao động được sử dụng và khả năng thuê đầy đủ lao động phục vụ cho hoạt động của DN được trình bày trong bảng 2.14 và phụ lục 2.4
Số DN sử dụng lao động chủ yếu ở KCN là lao động có trình độ sơ cấp (công nhân kỹ thuật) chiếm 57,5% số DN. Đối với số lao động này, các DN đã gặp khó khăn nhiều trong việc thuê mướn lao động chiếm 73,9% trong số các doanh nghiệp cung cấp thông tin và 26,1% số DN cho rằng rất dễ dàng thuê đủ số lao động này tại địa phương. Điều này chứng tỏ các cơ sở đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật đào tạo chưa phù hợp với chuyên môn mà doanh nghiệp tuyển dụng. Đối với lao động có trình độ
cao hơn như trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học nhu cầu của các DN thấp. Chỉ
có 42,5% số DN cho biết có nhu cầu sử dụng lao động trình độ này. Khả năng thuê
đầy đủ số lao động của các DN là khá khó khăn, còn nếu có thuê được thì làm việc trái ngành. Qua việc phân tích ngành nghề kinh doanh của các DN ở phần trên, chúng ta thấy rằng hầu hết các DN trong các KCN hoạt động trong những ngành nghề mang tính chất chế biến và gia công nên các DN ít có nhu cầu về lao động có trình độ
chuyên môn cao.
Nhìn chung, số lượng và trình độ lao động hiện tại chưa đáp ứng được yều cầu tuyển dụng cho các DN ở các KCN. Sự khó khăn trong việc thuê mướn lao động chuyên môn còn được thể hiện qua thời gian mà DN tốn kém để tuyển dụng số lao
động này. Theo số liệu của các DN báo cáo cho Ban quản lý các KCN Tiền Giang, để
tuyển dụng được số lao động có chuyên môn, DN phải tốn một khoảng thời gian trung bình khoảng 30 ngày. Cá biệt có DN phải tốn từ 6 tháng, thậm chí đến 1 năm để thuê
được lao động có chuyên môn cần thiết. Như vậy việc cung ứng lao động chuyên môn
ở Tiền Giang là vấn đề khó khăn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, mức
độ cạnh tranh gay gắt hơn, ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn, nhu cầu lao động có chuyên môn sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi hệ thống đào tạo tại chổ phải phát triển tương xứng đểđáp ứng đầy đủ nhân lực cho DN trong KCN.
Xuất phát từ việc tuyển dụng chưa phù hợp với chuyên môn của của các doanh nghiệp trong KCN như đã đánh giá trên qua phỏng vấn 40 DN cung cấp thông tin thì có 12 DN (chiếm tỷ lệ 30%) ý kiến cho rằng rất cần thiết và đồng thời 23 DN (chiếm tỷ lệ 57,5%) cho rằng là cần thiết, trong đó loại hình DN có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần và Công ty TNHH, DN NN cho rằng nên thành lập trung tâm dạy
nghề, trường trung cấp, cao đẳng và đại học dành riêng cho KCN hoặc liên kết đào tạo nghề giữa DN với các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,… của tỉnh
để từđó có kế hoạch cho việc đào tạo phù phù hợp với những tiêu chuẩn mà các DN yêu cầu cho từng bộ phận, từng công việc. Có 5 DN (chiếm tỷ lệ 12,5%) cho rằng không nên thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao đẳng và đại học cho KCN, trong đó loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần mỗi loại hình là 1 DN, DNTN 3 DN, do đa số các DN này là các DN chế biến lương thực, thực phẩm nhỏ có số lượng công nhân thấp và trình độ chuyên môn lao động thấp (chủ yếu là bóc vác địa phương) nên không cần phải thành lập. Nhìn chung trên có 87,5% các DN được phỏng vấn cho rằng nên thành lập các trường đào tạo chuyên môn lao động riêng cho các KCN, vì vậy đòi hỏi BQL các KCN TG và các ngành ởđịa phương phải nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động riêng cho các KCN (bảng 2.15).
Bảng 2.15: Khả năng hình thành các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, cao
đẳng và đại học riêng cho KCN. Khả năng hình thành Loại hình doanh nghiêp Tổng cộng DNNN DNTN Cty cPh ổ ần TNHH Cty DN vốn ĐT nước ngoài Không cần thiết Số DN 3 1 1 5 Tỷ trọng * (%) 60 20 20 100 Tỷ trọng ** (%) 100 14,3 3,9 12,5 Cần thiết Số DN 1 5 15 2 23 Tỷ trọng * (%) 4,3 21,7 65,2 8,8 100 Tỷ trọng ** (%) 100 71,4 57,7 66,7 57,5 Rất cần thiết Số DN 1 10 1 12 Tỷ trọng * (%) 8,3 83,4 8,3 100 Tỷ trọng ** (%) 14,3 38,4 33,3 30 Tổng cộng Số DN 1 3 7 26 3 40 Tỷ trọng * (%) 2,5 7,5 17,5 65 7,5 100 Tỷ trọng ** (%) 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Ghi chú: Tỷ trọng * của số DN thuộc từng loại hình DN trong tổng số DN thuộc từng khả năng hình thành. Tỷ trọng ** của số DN thuộc từng loại hình DN trong tổng số DN có cung cấp thông tin.
Qua khảo sát 40 doanh nghiệp cung cấp thông tin thì có 17 doanh nghiệp (chiếm 42,5%) được hưỡng chính sách hỗ trợ lao động và đào tạo nghề của tỉnh. Còn lại 23 DN (chiếm 57,5%) cho rằng họ không được hưỡng chính sách hỗ trợ lao động và đào tạo nghề (phụ lục 2.5)
Nguyên nhân DN trong KCN không được hưởng chính sách hỗ trợ lao động và
đào tạo nghề do lao động của DN không đủ tiêu chuẩn hỗ trợ chiếm tỷ lệ 43,5%, DN chưa cập nhật chính sách hỗ trợ chiếm 30,4%, DN cập nhật được chính sách hỗ trợ
nhưng thủ tục được hưỡng chính sách nầy gây khó khăn về mặt thủ tục cho DN chiếm tỷ lệ 4,3% và nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 21,8% (bảng 2.16).
Bảng 2.16: Nguyên nhân doanh nghiệp không hưởng chính sách hỗ trợ
Nguyên nhân không được hỗ trợ Số DN Tỷ trọng (%)
LĐ của DN không đủ tiêu hỗ trợ 10 43,5
Không cập nhật CS hỗ trợ 7 30,4
Thủ tục được hưởng CS gây khó khăn 1 4,3
Lý do khác 5 21,8
Tổng cộng 23 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Bảng 2.17: Số DN có nhân công ở xa nhà thuê nhà trọ
Số nhân công thuê nhà trọ Số DN Tỷ trọng (%)
Dưới 15% 16 40 Từ 15% đến 30% 12 30 Từ 31% đến 50% 9 22,5 Từ 51% đến 70% 3 7,5 Tổng cộng 40 100 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Theo bảng 2.18 cho thấy số lao động làm việc trong các KCN ở xa nhà thuê nhà trọ dưới 15% là 16 DN chiếm tỷ lệ 40%, từ 15% -30% là 12 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ
Các doanh nghiệp có nhân công thuê nhà trọ dưới 15% chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến lương thực sử dụng lao động thời vụ theo mùa nên lực lượng lao động chủ
yếu là lao động nhàn rổi tại địa phương và lao động có công nhân thuê trên 31% chủ
yếu là các doanh nghiệp may mặc và chế biến thuỷ sản sử dụng nhiều lao động tuyển dụng nhiều lao động ở xa để phục cho SXKD, bởi vì nguồn lao động tại chổ chưa đáp
ứng đủ. Điều này cho thấy một thực tế số lao động tại chổ đáp ứng cho lao động của doanh nghiệp trong KCN ngày càng hẹp dần, do đó đòi hỏi các DN có xu hướng chủ động tuyển dụng ở các huyện, thành, thị trong tỉnh và địa phương khác. Để người lao
động ở xa có tâm quyết làm việc cho doanh nghiệp thì DN phải có chính sách xây dựng nhà trọ cho công nhân lao động ở hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà trọ ở bên ngoài để
công nhân lao động có điều kiện cải thiện chổở.
Qua khảo sát 40 DN hoạt động trong các KCN (bảng 2.18) thì chỉ có 5 DN xây dựng nhà trọ cho công nhân ở chiếm tỷ lệ 12,5%. Trong khi đó các doanh nghiệp chưa xây dựng nhà trọ cho công nhân ở là 35 DN chiếm tỷ lệ 87,5%. Điều này cho thấy các DN chưa quan tâm đến việc xây nhà trọ để phục vụ cho công nhân, chưa quan tâm đến việc người lao động phục vụ lâu dài.
Bảng 2.18: Số DN xây dựng nhà trọ cho công nhân ở
Xây dựng nhà trọ Số DN Tỷ trọng (%)
Có 5 12,5
Không 35 87,5
Tổng cộng 40 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Trong 5 DN xây dựng nhà trọ cho công nhân ở thì 100% doanh nghiệp tự mua đất
để cất nhà trọ cho công nhân ở. Điều này cho thấy trong giai đoạn này UBND tỉnh chưa có chính sách hỗ trợ quỹđất để DN xây dựng nhà công nhân ở.
Theo phụ lục số 2.6 cho thấy khả năng đáp ứng nhà trọ cho công nhân ở là rất thấp, trong 5 doanh nghiệp có xây dựng nhà trọ thì có 2 DN khả năng đáp ứng nhà trọ
cho công nhân ở dưới 30% chiếm tỷ lệ 40%, từ 30-50% có 1 DN chiếm tỷ lệ 20%, 1 doanh nghiệp khả năng đáp ứng nhu cầu nhà ở từ 51-70% chiếm tỷ lệ 20% và 1 Công ty khả năng đáp ứng trên 71% chiếm tỷ lệ 20%.
Khảo sát 35 DN không xây dựng nhà trọ cho công nhân ở (bảng số 2.19) thì có 16 DN (chiếm 45,7%) cho rằng nguyên nhân DN không xây dựng nhà trọ cho công nhân là do doanh nghiệp không đủ nguồn tài chính để mua đất và xây dựng nhà trọ, 5 doanh
nghiệp (chiếm 14,3%) cho rằng họ có tài chính nhưng không được Nhà nước hỗ trợ
quỹ đất để xây dựng nhà trọ nguyên nhân DN khó mua đất cất nhà với diện tích phù hợp vì KCN Mỹ Tho nằm trong TP Mỹ Tho và 13 DN (chiếm 37,1%) cho rằng nguyên nhân DN không xây dựng nhà trọ cho công nhân là do DN có lượng công nhân
ở xa nhà là rất ít; lao động của DN không nhiều; chưa có kế hoạch xây nhà trọ; nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ DN xây dựng nhà.
Trong số 35 DN không xây dựng nhà ở cho công nhân thì có 28 DN (chiếm 80%) chưa có hỗ trợ tiền cho công nhân ở trọ thuê nhà trọ tư nhân. Chỉ có 7 DN (chiếm 20%) hỗ trợ tiền cho cho công nhân thuê nhà trọ bên ngoài nhưng số tiền hỗ trợ quá khiêm tốn dưới 100.000 đồng/lao động/ tháng. Điều nầy cho thấy DN chưa có chính sách quan tâm về chổở của công nhân để công nhân làm việc lâu dài.
Bảng 2.19: Nguyên nhân DN không xây dựng nhà trọ cho công nhân
Nhà trọ công nhân Số DN Tỷ trọng (%)
Không được nhà nước hỗ trợ quỹđất 5 14,3
DN không có tiền để mua đất và xây nhà 16 45,7
Được nhà nước hỗ trợ quỹđất nhưng không xây nhà 1 2,9
Lý do khác 13 37,1
Tổng cộng 35 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả