Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,8 km2, chiếm khoảng 6% diện tích
Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng KTTĐPN, 0,75% diện tích cả nước. Dân số năm 2014 khoảng 1.720.000 người, chiếm khoảng 10% dân số vùng ĐBSCL và 2,02% dân số cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2013 là 7,23%/năm, năm 2014 GDP tăng 9,5%.
Tiền Giang có vị trí thuận lợi nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng
Đông Nam bộ, có 4 tuyến quốc lộ chính (Quốc lộ 1 A, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50 và Quốc lộ 60) tạo cho Tiền Giang một vị thế cửa ngõ của các tỉnh Miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Mạng lưới giao thông đường bộ hoàn chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền với chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh hướng về phía Nam và 30 km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho tỉnh trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 40 km.
Tiền Giang gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện với 169 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, thành phố Mỹ Tho - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm giao lưu văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng .
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 54,5%. Dân số sống ở thành thị
chiếm 15%, trong đó dân số nữ chiếm 51,5%. Hiện Tiền Giang có trường Ðại học Tiền Giang, 3 trường Cao Đẳng và 18 trung tâm dạy nghề với đầy đủ các ngành nghề đạo tạo. Cung cấp hàng nghìn lao động lành nghề mỗi năm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho nhà đầu tư.
2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.1: Nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu Nhịp độ tăng trưởng (%)
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng GDP (giá ss 1994) 10 10,5 5,25 9,3 9,5
- Nông lâm nghiệp 5,5 5,8 2,68 4,6 4,3
- Công nghiệp-Xây dựng 16,5 14,2 15,3 14,6 16,2
- Dịch vụ 10,1 12,2 9,4 9,7 9,6
Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang
Trong những năm qua, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 đạt trên 9,5% (bảng 2.2), cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, theo xu hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tỷ trọng khu vực nông lâm ngư
nghiệp giảm từ 41,3% năm 2013 xuống còn 39,0% năm 2014, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng khá, tỷ trọng có xu hướng tăng từ 29,4% năm 2013 tăng lên 31,3% năm 2014 và khu vực dịch vụ tăng từ 29,3% năm 2013 tăng lên 29,7% năm 2014.
Bảng 2.2: Quy mô GDP và tỷ trọng các ngành giai đoạn 2010-2014
Đơn vị: Tỷđồng, theo giá hiện hành
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014
% Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị
Tổng GDP 100 105.556 100 119.280 100 131.810 100 156.691
-Nông lâm nghiệp 41,3 43.545 37,8 45.095 41,3 48.175 39 53.084
-Công nghiệp XD 43,7 46.164 46,1 55.000 29,4 61.844 31,3 77.766
- Dịch vụ 15 15.847 16,1 19.185 29,3 21.791 29,7 25.841
Nguồn: Cục Thống kê Tiền Giang
Mặc dù tỷ trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của tỉnh,
39% GDP năm 2014 (bảng 2.3). Điều này này cho thấy nền kinh tế của Tiền Giang vẫn còn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Sự phụ thuộc vào nông nghiệp sẽ làm giảm tính ổn định của sự tăng trưởng kinh tế và gây khó khăn cho việc giải quyết việt làm trong bối cảnh dân số tăng và diện tích đất đai cho sản xuất giảm.
2.1.3 Môi trường đầu tư kinh doanh
Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), qua đánh giá của các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang tuy được xếp vào nhóm khá qua các năm, nhưng về thứ hạng không ổn định, cụ thể tỉnh Tiền Giang đứng thứ:,24/63 (năm 2010), 31/63 (năm 2011), 29/63 (năm 2012), 37/63 (năm 2013), 52/63 (năm 2014). Tuy năm 2012, Tiền Giang
được lên 02 hạng so với năm 2011, nhưng sự cải thiện này chưa có được sự bứt phá,
đến năm 2013,2014 PCI của tỉnh lại giảm.
Bảng 2.3: Chỉ số PCI tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2007-2013 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tiêu chí Gia nhập thị trường 8,97 6,92 8,79 8,96 8,61 Tiếp cận đất đai 8,84 7,48 6,97 7,02 6,04 Tính minh bạch 6,91 6,19 5,83 5,78 5,71 Chi phí thời gian 5,71 5,38 7,31 5,17 7,13 Chi phí không chính thức 8,03 7,04 8,36 6,8 5,71 Tính năng động 7,43 6,27 1,93 6,6 4,13 Hổ trợ doanh nghiệp 3,07 4,53 2,49 2,88 5,44 Đào tạo lao động 5,34 5,37 4,73 4,24 4,67 Thiết chế pháp lý 4,7 4,4 6,87 5,03 5,88 Cạnh tranh bình đẳng 6,39 3,72 Tổng điểm 65,81 59,63 59,58 57,63 55,11 Xếp hạng 24 31 29 37 52
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
So với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2010 tỉnh Tiền Giang xếp trên 03 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; năm 2011 xếp trên 05 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long; năm 2012 xếp trên 02 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau và năm 2013 Tiền Giang xếp trên Cà Mau, năm 2014 xếp hạng 12 ở
Từ số liệu trên cho thấy rằng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đánh giá chưa cao về vấn “Chi phí gia nhập thị trường” điểm giảm từ 8,97 năm 2010 xuống 8,61 điểm trong năm 2014, nhà đầu tư phải tốn nhiều chi phí, thời gian hơn để có đầy
đủ giấy phép theo quy định. “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin”giảm từ 6,91 điểm trong năm 2010 xuống còn 5,71 điểm trong năm 2014, cho thấy khả năng tiếp cận các kế hoạch của tỉnh, các văn bản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chưa được cung cấp và công khai đầy đủ. “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo” tỉnh giảm từ 7,43 điểm trong năm 2010 xuống còn 4,13 trong năm 2014, cho thấy sự linh hoạt trong quá trình thực thi chính sách Trung ương nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cũng như cơ chế hỗ trợ thuộc thẩm quyền của tỉnh chưa được doanh nghiệp đánh giá cao trong quá trình thực thi.
Về mặt tích cực trong môi trường đầu tư của tỉnh hiện nay cho thấy rằng các chỉ
số “Chi phí không chính thức”, “ Đào tạo lao động”, “ Thiết chế pháp lý”được doanh nghiệp đánh giá khá cao, điều này thể hiện qua điểm của các tiêu chí này tăng hơn so với trước kia.Nhìn chung, các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang có sự
thay đổi, một số tiêu chí được doanh nghiệp đánh giá cao, tuy nhiên các tiêu chí giảm
điểm thì nhiều hơn các tiêu chí tăng điểm.Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh những năm tiếp theo;
đồng thời thực hiện tốt Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/03/2014 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu c u các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã Cai Lậy và Gò Công tập trung chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện tốt kế
hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
2.1.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của tỉnh
Năm 2014 kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng trên địa bàn tỉnh cũng
đã thu hút được 08 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đến đầu tư, với tổng vốn đăng ký 60,86 triệu USD. Trong năm cũng có 5 dự án xin điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn
điều chỉnh tăng là 39 triệu USD. So với năm 2013 số dự án đăng ký mới tăng 2 dự án nhưng tổng vốn đăng ký mới chỉ bằng 58,3%.. Trong những năm gần đây các dự án
đầu tư nước ngoài có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực. Thời gian trước đây các nhà đầu tư chỉ quan tâm chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thì hiện nay đã xuất hiện một số dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành dịch vụ, nhưng chưa nhiều. Quy mô vốn đầu tư trung bình của các dự án đăng ký mới trong năm là 5,1 triệu USD/dự án.
Trong năm 2014, Ban quản lý các Khu công nghiệp Tiền Giang cấp mới Giấy CNĐT cho 08 dự án với tổng vốn đầu tư 60,86 triệu USD cụ thể như sau:
Bảng 2.4:Dự án mới được cấp phép.
Tên Doanh Nghiệp KCN Ngày
thành lập Vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) Diện tích (ha) Công ty TNHH Thép không Gỉ Quảng Thượng Việt Nam Long Giang 14.01.2014 4.700.000 2.000.000 1,01 CÔNG TY TNHH NGUYÊN LIỆU MỚI SANQI VIỆT NAM Long Giang 23.04.2014 10.000.000 3.000.000 1,65 Công ty TNHH KA KA VIỆT NAM Long Giang 18.06.2014 3.500.000 1.500.000 1.65 Công ty TNHH Bao Bì Yong Feng Việt Nam
Long Giang 08.10.2014 8.660.000 2.600.000 1,65 Công ty TNHH Nhựa KaiDa Việt Nam Long Giang 31.10.2014 2.000.000 700.000 0,60 Công ty TNHH Giày
Wan Bang Việt Nam
Long Giang 24.11.2014 15.000.000 4.500.000 7,75 Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Xác JL Long Giang 19.12.2014 3.000.000 3.000.000 1,125
Công ty TNHH YMUV Tân
Hương 18.12.2014 14.000.000 5.000.000 3,358
Tổng 60.860.000 6.500.000 18,72
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang
Nhìn chung năm 2014, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều khả quan tuy nhiên cũng còn có nhiều khăn do ảnh hưởng bất ổn của kinh tế thế giới, tình hình dân khiếu kiện tại KCN Long Giang. Tuy nhiên, các Chủ đầu tư hạ tầng KCN đã cố gắng
rất nhiều trong công tác kêu gọi đầu tư.Các dự án đầu tư trong năm đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hong Kong, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về tổng vốn đăng ký, chiếm đến 62,2% tổng vốn đăng ký mới. Trong năm dự án có tổng vốn đăng ký lớn nhất 15 triệu USD đến từ Hong Kong, đây cũng là quốc gia đứng thứ 2 về tổng vốn đăng ký trong năm. Các dự án đầu tư trong năm tập trung trên địa bàn thị xã Cai Lậy, huyện Tân Phước và huyện Gò Công Đông, trong đó huyện Tân Phước là địa phương thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm 70% số dự án đăng ký trong năm. Các dự án chủ yếu đầu tư vào khu công nghiệp Long Giang do cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thuận tiện trong việc triển khai thực hiện dự án.
2.2 Lịch sử hình thành và giới thiệu về KCN Tiền Giang
2.2.1 Lịch sử hình thành KCN Tiền Giang
Khu công nghiệp Mỹ Tho là KCN đầu tiên của tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số 782/TTg ngày 20/09/2007 của Chính phủ với diện tích 79,14 ha. Từ đây, Ban quản lý các KCN Tiền Giang cũng được ra đời để điều hành hoạt động của KCN này theo Quyết định số 1070/TTg ngày 12/12/1997 của Chính phủ. Trong thời gian 1998-2001 tình hình đầu tư vào KCN này rất chậm chạp chỉ có 3 doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Ngày 16/10/2001, UBND tỉnh ban hành Quyết định số
45/2001/QĐ-UB về việc Ban hành ưu đãi và khuyến khích đầu tư vào KCN Mỹ Tho, nên bắt đầu năm 2002 tình hình đầu tư ở Tiền Giang đã có những bước chuyển biến tích cực, thu hút một lượng lớn đáng kể các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hoạt động. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã ban hành luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và có chính sách ngoại giao rất tốt đối với tất cả các nước trên thế giới đã tạo thuận lợi cho tình hình phát triển của KCN, chung của tỉnh.
Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư FDI vào KCN cũng như giải quyết việc làm, tạo kim ngạch xuất khẩu, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước. Do đó, ngày 13/12/2002 UBND tỉnh có quyết định thành lập CCN Trung An với diện tích là 17,6 ha. Đây cũng là sự khởi đầu cho việc hình thành CCN ở Tiền Giang. Hiện tại KCN Mỹ Tho và CCN Trung An đã được lắp đầy diện tích đất thuê.
Đến nay Tiền Giang hiện có 03 KCN đi vào hoạt động như KCN Tân Hương, KCN Long Giang, Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, Tiền Giang sẽ có ít nhất 11 KCN tập trung.
- KCN Mỹ Tho: Có diện tích 79,14 ha, nằm cạnh sông Tiền và đường tỉnh 864, với chiều dài khoảng 2,4 km thuộc 02 xã: xã Bình Đức - huyện Châu Thành và xã Trung An - TP Mỹ Tho. Nằm cách trung tâm TP Mỹ Tho 3 km về hướng Tây, cách TP HCM 72 km về hướng Tây Nam, cách quốc lộ 1A 4 km về hướng Nam. Hiện tại KCN có 28 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 08 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thu hút trên 8.000 lao động.
- KCN Tân Hương: Có diện tích 197,33 ha, nằm ở xã Tân Hương huyện Châu Thành, cách TP Mỹ Tho 12 km, TP Hồ Chí Minh 50 km, nằm cạnh Quốc lộ 1A và tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Nhựt Thành Tân - TP HCM, với tổng vốn đầu tư: 581,6 tỷ đồng. Đến cuối tháng 07 năm 2014 KCN có 9 doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề như sản xuất thức ăn thủy hải sản, may mặc, chế biến nông sản và sản xuất các loại phụ gia dành cho thức
ăn thủy sản, gia súc, gia cầm.
- KCN Long Giang: KCN có diện tích 540 ha, nằm ở xã Tân Lập, huyện Tân Phước. Do Công ty TNHH Phát triển Khu công nghiệp Long Giang làm chủ đầu tư. Tổng mức vốn đầu tư cho KCN là 100 triệu USD (vốn 100% của nhà đầu tư Trung Quốc). Đến nay KCN có 09 doanh nghiệp đi vào hoạt động.
2.3 Thực trạng thu hút đầu tư của các DN vào các KCN Tiền Giang
Thông thường những số liệu thứ cấp được thu nhập từ các sở ban ngành có liên quan thường chưa cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin chi tiết về thực trạng môi trường hoạt động đầu tư kinh doanh của các DN trong KCN. Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng thu hút đầu tư của các DN vào KCN, đánh giá về thực trạng môi trường hoạt động đầu tư của các DN, tác giả tiến hành cuộc điều tra thực tế các DN hoạt động trong các KCN Tiền Giang bằng cách phỏng vấn trực tiếp các DN dựa trên bản câu hỏi đã được soạn thảo.
2.3.1 Mô tả đặc điểm của các DN trong các KCN theo số liệu điều tra 2.3.1.1 Sơ lược về cuộc điều tra 2.3.1.1 Sơ lược về cuộc điều tra
Để tìm hiểu thực trạng thu hút đầu tư của các DN vào KCN và đánh giá mức độ
hài lòng của các DN đã đầu tư vào các KCN. Tác giảđã tiến hành cuộc điều tra thực tế
tất cả các DN đang hoạt động trong KCN tỉnh Tiền Giang vào tháng 12 năm 2014 nhằm tìm hiểu môi trường đầu tư của các DN vào các KCN ở Tiền Giang. Nội dung