Giải pháp ổn định và phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp tình tiền giang (Trang 73)

Trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN ở Tiền Giang đã và đang nẩy sinh những vấn đề xã hội đáng quan tâm, như: tái định cư, nhà ờ cho công nhân, việc làm cho nông dân khi bị giải tỏa. Trong khi, chi phí đào tạo lao động có tay nghề kỹ

thuật để chuyển sang công nghiệp, dịch vụ vẫn đang còn là vấn đề nan giải. Do đó việc

đào tạo, tuyển dụng và giải quyết chổ ở cho người lao động đang gặp gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ.

+Đào to cung ng ngun nhân lc

Trong điều kiện hiện nay nguồn lao động thất nghiệp ngày càng là áp lực lớn đối với xã hội, thì đều nghịch lý là chúng ta đang thiếu nguồn lao động có chuyên môn kỹ

được nhu cầu công việc đòi hỏi của các nhà đầu tư. Trong nhiều năm qua chúng ta chỉ

chú trọng đào tạo đại học cao đẳng, thiếu quan tâm đào tạo lao công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, chính vì vậy mà cơ cấu đào tạo lao động của đất nước đang trong tình trạng mất cân đối. Để giải quyết mâu thuẩn trên, tác giả xin đề xuất các giải pháp cơ

bản sau:

+ Đổi mi và nâng cao cht lượng đào to

Trước hết, xác định lại nội dung đào tạo theo hướng thực tế. Xây dựng và triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ

thông tin, hoá chất, chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may, da giày, chế biến gỗ. Thứ hai là củng cố, tăng cường, đổi mới lực lượng làm công tác giảng dạy. Đào tạo với đích ngắm các công nhân và chuyên viên kỹ thuật ra trường để phục vụ cho các KCN. Do đó, các giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt phải giỏi cả khâu thực hành trên máy móc và thiết bị hiện đại.

Thứ ba là nâng cấp thiết bị dạy học, thiết bị thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng trường theo hướng cập nhật trình độ hiện đại của thế giới, bảo đảm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp không gặp khó khăn khi bắt tay vào làm việc trong dây chuyền sản xuất tại các KCN.

+Đầu tư m rng các Trường đào to, trung tâm dy ngh:

Đầu tư mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Tiền Giang, trường dạy nghề; xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở

rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ

dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy. Đồng thời, nghiên cứu thành lập các Trường đào tạo, trung tâm dạy nghề trong KCN nhằm đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu của các DN, đặc biệt đào tạo công nhân lành nghề cho các ngành mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu của các DN trong KCN Tiền Giang.

+Thc hin chương trình liên kết đào to:

Khai thác năng lực của các trường dạy nghề, các cơ sởđào tạo của tỉnh hay liên kết Trường đại học Cần thơ, các trường đại học TP Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ hoặc ở TP HCM,… để giúp các DN đào tạo một cách cơ bản vềđội ngũ quản lý và sản xuất. Ngoài ra Ban quản lý các KCN có kế hoạch liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp… của tỉnh trong việc khảo sát nhu cầu các ngành nghề cần tuyển dụng tại KCN để từđó có

kế hoạch cho việc đào tạo phù hợp với những tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp yêu cầu cho từng bộ phận, từng công việc.

Tỉnh cần đề cao vai trò to lớn của các tổ chức, hiệp hội, các trường đào tạo ở

nước ngoài, vì những nơi này đã và đang tiếp nhận đặt hàng đào tạo lao động kỹ thuật cao của các DN đầu tư trong và ngoài nước. Điều này khẳng định sức mạnh từ các tổ

chức quốc tế sẽ hỗ trợ chương trình liên kết đào tạo, chương trình giảng dạy, nhất là

đào tạo nhân viên kỹ thuật, dần tiến tới thay thế lao động nước ngoài bằng lao động Việt Nam

+ Thc hin chính sách đào to và đào to li đội ngũ lao động

Tỉnh cần quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật nghiệp vụ chuyên môn cho từng đối tượng, từng bộ phận, ngành nghề có vị trí chiến lược chuyển đổi ngành nghề có công nghệ kỹ thuật cao, kể cả cán bộ các cơ sở, ban, ngành có liên quan

đến quản lý các DN trong KCN Tiền Giang.

+ Xây dng chính sách v tuyn dng, đãi ng.

Có chính sách cụ thể thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là người Việt Nam hoặc người nước ngoài vào làm việc tại các KCN thông qua: chế độ

tiền lương, thu nhập, thuế thu nhập; ưu đãi về nhà ở và phương tiện làm việc.

Nghiên cứu xây dựng, ban hành các chính sách thu hút, đãi ngộđối với giáo viên dạy nghề có tính đến yếu tố đào tạo nghề trong các ngành công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, các chính sách quan trọng như: tiền lương, tiền thưởng, chính sách nhà ở; chính sách đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật ở

trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+n định chổở cho người lao động

Trong dự án KCN Mỹ Tho được phê duyệt không bố trí quĩ đất xây nhà ở cho công nhân nên hầu hết công nhân trong KCN phải tự thuê nhà ở với giá cao.

Qua phỏng vấn 40 DN trong KCN thì chỉ có 5 DN xây dựng nhà cho công nhân (chiếm 12,5%) nhưng khả năng đáp ứng chỉ khoảng 30% - 50% số lao động, còn lại nhà ở do tư nhân xây dựng để cho thuê chiếm đa số. Nhưng, loại nhà này được xây dựng một cách tự phát khoảng 6 m2/người không đáp ứng được yêu cầu điện nước sinh hoạt thiếu thốn, không đảm bảo được tiện nghi sinh hoạt bình thường, giá cả và thời gian thuê nhà không ổn định lâu dài. Vì vậy, tác giả xin đề xuất một số giải pháp phát triển nhà ở cho người lao động trong các KCN Tiền Giang:

+ V quy hoch nhà công nhân các KCN tnh.

Khi quy hoạch KCN tỉnh cần chú trọng đến việc quy hoạch quỹ đất để xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị giải toả KCN và đất chung cư cho công nhân làm việc trong KCN ở. Việc quy hoạch và xây dựng nhà ở của công nhân tại các KCNphải

đảm bảo yêu cầu tối thiểu để sử dụng lâu dài và tạo điều kiện cho công nhân lao động tại các KCN sống hòa nhập với cộng đồng trong các khu dân cư, được tiếp cận với hệ

thống dịch vụ công cộng đồng bộ, như: trường học, nhà trẻ, sân chơi, các công trình hạ

tầng kỹ thuật, như: điện, nước, đường sá tạo điều kiện nâng cao chất lượng nhà ở, hệ

thống kết cấu hạ tầng và môi trường sống, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về

chất lượng nhà ở giữa các nhóm đối tượng khác nhau, đảm bảo cho sự công bằng xã hội.

+ V chính sách tài chính

Do hiệu quả đầu tư vào các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân hiện nay rất thấp nên để sớm tạo ra quỹ cho nhà công nhân, trước mắt sử dụng ngân sách Nhà nước xây dựng các khu nhà cho công nhân thuê theo tiêu chuẩn kiến trúc quy hoạch của tỉnh. Đồng thời, tỉnh kiêu gọi các chủ DN sử dụng lao động phải để dành một tỷ lệ vốn vào việc tham gia giải quyết nhà ở cho người lao động, thông qua việc đóng góp tài chính hoặc tự xây dựng nhà ở cho người lao động thuê.

Đưa các dư án nhà ở cho công nhân vào danh mục dự án được vay vốn ưu đãi tỉnh để giá cho thuê nhà ở cho công nhân thấp.

+V chính sách đất đai

Khi quy hoạch thành lập các KCN tỉnh phải dành một phần quỹ đất nhất định từ

10% đến 20% diện tích để xây dựng khu dân cư cho người dân bị giải toả và công nhân làm trong các KCN.

+ V chính sách thuế

Thực hiện chính sách miễn nộp thuế sử dụng đất với các dự án xây dựng nhà ở

cho công nhân thuê với giá thấp, phối hợp với chính sách giảm giá cho thuê nhà ở phù hợp với điều kiện thu nhập của người lao động. Đồng thời miễn giảm thuế GTGT và thuế TNDN cho các cá nhân, đơn vị xây dựng nhà ở cho công nhân KCN.

Ngoài ra UBND cần phải xây dựng cơ chế giảm giá nước và giá điện sinh hoạt cho những hộ kinh doanh nhà trọ phục vụ cho công nhân.

Nâng cao hiu qu qun lý ca Ban qun lý các KCN

Với cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho Ban quản lý tiếp cận với nền kinh tế thị trường và phương thức quản lý hiện đại tiên tiến; phát huy sức mạnh tổng hợp từ trung ương đến địa phương. Mô hình cơ chế “một cửa, tại chỗ” của Ban quản lý các KCN đã mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ban quản lý cần thực hiện theo các hướng sau:

+ Ban quản lý với tư cách một cơ quan quản lý nhà nước mang tính đặc thù vừa làm công tác quản lý nhà nước vừa làm công tác ngoại giao và được sự uỷ quyền của các Bộ, ngành Trung ương và của địa phương, do đó cần phải có chính sách đặc thù với mô hình quản lý này. Do vậy để phát huy hiệu quả của cơ chế “một cửa tại chổ” thì các ngành có liên quan tiếp tục xem xét uỷ quyền thêm cho Ban quản lý các KCN thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc phát triển các KCN nhằm xữ lý mau lẹđể tạo sự

hấp dẫn, thu hút đầu tư.

+Tiến hành xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng các chương trình tin học quản lý các KCN như cấp phép đầu tư, cấp phép lao động cho người nước ngoài, quản lý giám sát môi trường doanh nghiệp, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua mạng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Ban quản lý. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, xét duyệt, điều hành với quan điểm “thông thoáng, chặt chẽ.

+ Định kỳ hàng quý (năm) Ban quản lý các KCN tổ chức cuộc họp mặt hoặc viếng thăm các doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp nhằm từng bước giải quyết những khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh.

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh và các Bộ

ngành trung ương trong việc tháo gỡ các khó khăn vướng mắt của doanh nghiệp theo phương châm “xem khó khăn của nhà đầu tư như khó khăn của chính mình”.

+ Nghị định 29/2008/NĐ-CP ra đời cho phép Ban quản lý tăng cường công tác kiểm tra giám sát cơ sở trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, môi trường… Kiên quyết trong xử lý các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Do đó đòi hỏi Ban quản lý xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ trình độ

năng lực trong công tác chuyên môn và có đạo đức trong sáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỉnh cần ban hành các văn bản quy phạm tập trung quyền lực cao hơn, toàn diện hơn và có hệ thống đồng bộ hơn về quy trình lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, phát triển, quản lý các KCN như: Nghị quyết riêng của tỉnh về KCN, các chính sách về phát triển KCN và các văn bản quy định về quản lý KCN.

Đồng thời phối hợp với các cấp trung ương tiến hành rà soát, bổ sung hoàn thiện và xây dựng mới các văn bản pháp luật liên quan đến chủ trương, chính sàch quản lý, phát triển KCN tạo ra chính sách nhất quán, thông thoáng, minh bạch.

+ Kiến nghị với Chính phủ ban hành Nghị định về quy chế KCN nhằm tạo cho các địa phương có sự thống nhất chung trong việc quản lý các KCN.

+ Tỉnh cần phải quán triệt công tác vận động thu hút đầu tư và phát triển KCN là chủ trương lớn phải được thống nhất chỉ đạo từ tỉnh đến huyện, xã và của từng ngành chứ không chỉ do Ban quản lý các KCN.

+ Định kỳ hàng năm tỉnh cần tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo triển khai các văn bản hướng dẫn một cách sâu rộng trong toàn Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các cấp của tỉnh. Nhằm tạo cho các cấp, các ngành hiểu rõ nhiều hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.2.12Đẩy mạnh xây dựng hệ thống chính trị đoàn thể trong các KCN.

Thành lập và củng cố các tổ chức đoàn thể: Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhằm để tập hợp vận động và giáo dục công nhân theo đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, từng bước tiến tới xoá bỏ tình trạng “mù” luật, mù thông tin; mục đích cuối cùng là để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của giai cấp công nhân, mặc khác cũng giúp họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Trong những năm qua tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị đoàn thểở các KCN Tiền Giang còn quá rời rạc, chồng chéo, chiếu lệ trong sinh hoạt, khó có thể huy động thành một lực lượng chính trị thống nhất hoặc trở thành hạt nhân chính trị đúng nghĩa trong hoạt động của các DN trong KCN. Người phụ trách công đoàn ở các DN thường là những người mà DN tuyển dụng, hưởng lương của DN nên chịu sự chi phối của chủ

doanh nghiệp, chưa trách rời lợi ích người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. Xin

đề xuất hướng tổ chức hệ thống chính trịđoàn thể như sau:

+Trước hết cần tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống công đoàn cơ sở. Công đoàn Ban quản lý các KCN có trách nhiệm hướng dẫn các DN thành lập công

khiếu kiện tranh chấp lao động, biểu tình. Đồng thời tuyên truyền các chính sách chủ

trương phát luật của nhà nước đến với công đoàn cơ sở và người lao động.

+ Tỉnh cần thành lập Đoàn khối các KCN Tiền Giang (giống như Đoàn khối doanh nghiệp Tiền Giang) thuộc Đảng uỷ khối doanh nghiệp Tiền Giang để tổ chức này hướng dẫn các DN trong KCN thành lập Chi đoàn của DN mình (không phân biệt DN trong nước hay ngoài nước), nhằm tập hợp mọi tầng lớp thanh niên thực hiện tốt các chính sách pháp luật của Đảng Nhà nước và có một sân chơi lành mạnh.

+ Về lâu dài: Tỉnh nên thành lập Đảng uỷ khối các KCN nhằm đưa số Đảng viên trong các doanh nghiệp vào sinh hoạt ghép với tổ chức Đảng uỷ khối các KCN. Trường hợp đối với những doanh nghiệp có số lượng đảng viên đủđiều kiện để thành lập chi bộ thì Đảng uỷ khối các KCN có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị này thành lập Chi bộ riêng trực thuộc Đảng uỷ khối các KCN.

3.3 Mt s kiến ngh

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên, để thu hút các DN đầu tư vào KCN trong thời gian tới, tác giả xin được đề xuất các kiến nghị như sau:

3.3.1 Đối với Trung ương

- Trung ương cần sớm ban hành Luật KCN để cho các địa phương áp dụng thống nhất trong cả nước. Ban hành cơ chế pháp lý thống nhất cho mô hình quản lý KCN ở

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào khu công nghiệp tình tiền giang (Trang 73)