Công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và bảo đảm sự thành công của KCN. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DN vào KCN Tiền Giang cho thấy yếu tố “Quy hoạch vị trí, địa điểm thành lập KCN thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của DN là quan trọng nhất”, vì vậy công tác quy hoạch phải được tỉnh đặt lên hàng đầu nhằm
đảm bảo cho việc thu hút đầu tư của các KCN trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong thời gian qua. Tiền Giang chỉ mới quan tâm phát triển trong KCN chứ chưa chú ý phát triển vành đai ngoài hàng rào KCN. Qua kết quả phân tích trên cho thấy việc quy hoạch các KCN ở Tiền Giang thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả làm gián đoạn trong việc thu hút đầu tư của tỉnh vào KCN. Do đó việc quy hoạch KCN cần:
+ Quy hoạch KCN dựa trên cơ sở chọn vị trí thuận lợi cho hoạt động SXKD của DN như KCN phải gắn liền đường biển, đường sông, hệ thống giao thông thuận lợi,…
đặc biệt việc quy hoạch các KCN phải gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu địa phương.
+ Hoàn chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển KCN hài hoà, đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội như hạ tầng kỹ thuật (đường bộ, đường thuỷ, cảng, sân bay,…), hạ tầng xã hội (khu dân cư, trường học, y tế, văn hoá và thể thao) và các dịch vụ KCN tại địa phương cũng như trong Vùng KTTĐPN và ĐBSCL đảm bảo tính kết nối hạ
tầng kỹ thuật chung giữa các KCN trên địa bàn.
+ Cần phải giám sát chặt chẽ công tác quy hoạch trong các KCN về hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, quy hoạch ngành nghề theo định hướng phát triển chung của tỉnh. Trong quy hoạch KCN phải chú trọng tính khả thi hiệu quả hoạt động của KCN và vấn đề bảo vệ môi trường. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đối nghịch trong quy hoạch nội bộ từng KCN.
+ Tiến hành rà soát bổ sung quy hoạch đối với các KCN hiện hữu cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của nền kinh tế. Đối với KCN cần nghiên cứu lựa chọn
phát triển mô hình KCN thích hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng ngày càng cao các nhu cầu nhà đầu tư.
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh trong công tác quy hoạch phát triển hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCN. Xác định việc quy hoạch xây dựng KCN đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội ngoài hàng rào KCN là tiêu chí bắt buộc khi phê duyệt các dự án KCN. Việc kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch KCN và KCX với đô thị, khu dân cư, dịch vụ phục vụ sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào KCN.
3.2.5Giải pháp liên kết hợp tác quy hoạch và thu hút đầu tư giữa các KCN vùng
KTTĐPN và ĐBSCL
Tiền Giang cần phải xây dựng mối quan hệ giữa các KCN trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và ĐBSCL để từ đó có thể vận dụng, phát huy lợi thế của từng KCN ở mỗi tỉnh. Một số vấn đề cần thiết hợp tác như:
+ Xây dựng kế hoạch hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐPN cũng như với các tỉnh ĐBSCL để tạo ra sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững cho cả
vùng. Phối hợp trong phát triển kết cấu hạ tầng như xây dựng tuyến đường cao tốc, nâng cấp các quốc lộ 1A, 50 và các tuyến đường thủy của tỉnh.
+ Phát triển các tuyến đường giao thông nối liền các KCN Tiền Giang với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long, nhằm rút ngắn khoảng cách, giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp đang hoạt
động trong các KCN.
+ Phối hợp trong ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, trong ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế của từng tỉnh, tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp.
+ Phối hợp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và hỗ
trợ lẫn nhau. Tạo các vùng nguyên liệu cung cấp cho các KCN và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá cho nhau, thay thế hàng nhập khẩu, làm giảm giá thành, tăng cường xuất khẩu.
3.2.6Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.
Qua phân tích trên cho thấy 45% số DN được phỏng vấn cho rằng cơ sở hạ tầng của Tiền Giang chưa được tốt. Cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề hàng đầu mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định thực hiện đầu tư. Trong thời điểm hội nhập kinh tế
ngoài hàng rào KCN càng chậm, thì việc thu hút đầu tư càng bị hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, xin đề xuất một số giải pháp cơ bản sau:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.
Trong điều kiện khả năng vốn ngân sách có hạn không thể cùng một lúc đầu tư
hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, do đó trước mắt để cải thiện một bước môi trường đầu tư cần thiết thực hiện một số biện pháp sau:
+ Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Tân Hương và một số khu, cụm công nghiệp khác theo qui hoạch, không để xảy ra tình trạng dự án chờ mặt bằng như trước đây; đặc biệt quan tâm đến vùng kinh tế khó khăn như Tân Phước và các huyện, thị phía Đông. Tỉnh cần có chính sách thu hút khuyến khích thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng KCN.
+ Tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ, đường giao thông nông thôn để giúp cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, lương thực thuận lợi trong việc thu mua sản phẩm để phục vụ cho việc SXKD của mình.
+ Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương hoàn thành 2009, tỉnh phải chủđộng thiết kế xây dựng hệ thống các đường và xin Trung ương cho nối từ các khu vực, địa phương trong tỉnh đến đường cao tốc để khai thác tốt thế mạnh của đường cao tốc trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang.
+ Tăng cường đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông đường thủy của tỉnh. Đầu tư nâng cấp hệ thống cảng của tỉnh
Trên cơ sở phân tích trên cho thấy đa số các doanh nghiệp được phỏng vấn đánh giá hệ thống cảng của tỉnh chưa được tốt và yếu. Do đó tỉnh cần nâng cấp cảng Mỹ
Tho trở thành cảng khu vực có năng lực trên 500.000 tấn/năm nhằm để có thể phục vụ
tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuận lợi, giảm bớt một phần chi phí để có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp đóng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
Việc nâng cấp Cảng Mỹ Tho còn có ý nghĩa đón đầu vận chuyển hàng hoá ở các tỉnh miền Tây khi Cầu Rạch Miễu xây dựng xong sẽ có đường giao thông nối liền tỉnh Bến Tre với tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.
Đầu tư xây dựng hài hòa kết cấu hạ tầng KCN và khu đô thị
Thực hiện đúng quy hoạch cả một hệ thống tổng thểđồng bộ kết cấu hạ tầng với chất lượng kỹ thuật đồng đều của một khu đô thị. Trong đó cần chú trọng vị trí ưu tiên
hàng đầu cho phát triển giao thông vận tải. Vì thực tế cho thấy, sự phát triển của hệ
thống giao thông vận tải địa phương và toàn vùng, góp phần thúc đẩy lưu thông, trao
đổi hàng hóa giữa các KCN.
3.2.7Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN
Hiện nguồn nguyên liệu để phục vụ cho công nghiệp chế biến dồi dào nhưng chất lượng chưa ổn định, quy mô nhỏ và phân tán, nuôi trồng không theo quy hoạch dẫn
đến tình trạng thiếu và thừa cho các DN sản xuất công nghiệp. Theo thống kê của tỉnh thì có khoảng gần 50% các DN trong KCN thuộc các ngành chế biến thủy sản, rau quả, lương thực, nên cần phải có sự đảm bảo nguồn nguyên liệu. Đây là điều kiện hết sức quan trọng vì khi thiếu nguyên liệu thì không thể phát triển các DN thuộc các ngành nghề nêu trên.Vì vậy tỉnh cần có giải pháp sau:
+ Tỉnh cần phải quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo và cân đối nguồn nguyên liệu của tỉnh tránh tình trạng khủng hoảng thiếu và dư thừa nguồn nguyên liệu gây thiệt đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp và hộ nông dân cung cấp nguyên liệu.
+- Tăng cường phối hợp giữa 02 ngành công nghiệp và nông nghiệp với Liên minh HTX tỉnh nhằm xây dựng, hình thành mối liên kết giữa nhà máy và người sản xuất nông nghiệp cùng các nhà khoa học nghiên cứu triển khai xây dựng một số vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ cho công nghiệp chế biến; đảm bảo đầu ra cho nông sản hàng hóa.
+Tăng cường công tác kiểm soát và công bố thông tin về quy hoạch đến các hộ
nông dân nhằm đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch, đồng thời xữ lý các trường hợp nuôi trồng tự phát, đảm bảo phát triển cân đối vùng nguyên liệu tránh trình trạng thừa nguồn cung đồng thời kiểm soát được ô nhiểm môi trường.
+ Đầu tư phát triển các trung tâm nguyên cứu lai tạo để đảm bảo cung cấp cây, con giống phù hợp cho công nghiệp chế biến với năng suất chất lượng cao, giá thành hạ.
+ Ngoài ra tỉnh cần phải thu hút nguồn nguyên liệu từ các tỉnh lân cận trong vùng bằng cách thành lập các chợđầu mối để cung cấp nguyên liệu cho các DN trong KCN.
+ Tỉnh cần phải xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho doanh nghiệp và nhà nông trong việc thực hiện liên kết trong nuôi, trồng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến theo quy hoạch.
3.2.8 Giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường
Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Nhằm nâng cao ý thức các các DN trong KCN tỉnh cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước
đô thị và KCN nhằm xác định rõ tầm quan trọng bậc nhất của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh; quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo, điều hành trong công tác bảo vệ môi trường và có các biện pháp hữu hiệu phát huy vai trò của cán bộ, công nhân trong việc bảo vệ môi trường; làm cho ý thức bảo vệ
môi trường dần trở thành thói quen của mọi người, góp phần hạn chế sự gia tăng ô nhiễm, tiến tới cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường
Qua phỏng vấn các DN trong KCN thì có một số các DN chưa quan tâm đến công tác môi trường, có hơn 62,5% các DN cho rằng các cơ quan chức năng chỉ kiểm tra ở mức độ thỉnh thoảng và ít khi. Với tình hình trên tác giả xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường của các KCN Tiền Giang.
+ Thứ nhất, Quy định măng tính chất bắt buộc các chủđầu tư kinh doanh hạ tầng KCN phải đảm bảo xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ở các KCN có nước thải cần phải được xử lý trước khi thải ra sông ngòi, kênh rạch.
+ Thứ hai, Quy định quy chế tiêu chuẩn môi trường cho các DN đầu tư vào KCN:
Quy định các DN phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi đầu tư vào KCN.
Quy định bắt buộc các doanh nghiệp trong KCN phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộđạt tiêu chuẩn cho phép trước khi đi vào hoạt động SXKD.
+ Thứ ba, Thu thập và cập nhật các thông tin cơ bản của doanh nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý môi trường.
+ Thứ tư, Các cơ quan chức năng của tỉnh mà đặc biệt là Sở Tài Nguyên và Môi trường, Cảnh sát Môi trường và Ban quản lý các KCN thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vụ việc vi phạm tiêu chuẩn môi trường của các DN gây ô nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc vận hành các hệ thống xử lý
nước thải cục bộ của các doanh nghiệp bằng các hình thức kiểm tra định kỳ hay đột xuất tại doanh nghiệp, kiên quyết xử phạt các đơn vị không chấp hành việc xây dựng hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
+ Thứ năm, Các KCN phải bố trí ngành nghề dự án đầu tư phải đúng theo quy hoạch, phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố môi trường, tránh trường hợp bố trí không
đúng phân khu chức năng sẽ làm cho các DN tự gây ô nhiễm lẫn nhau.
3.2.9Cải tiến hệ thống ngân hàng
Qua phân tích ở chương trên cho thủ tục vay ngân hàng quá rườm rà, thời gian giải ngân chậm, các phí dịch vụ tương đối cao làm ảnh hưởng đến SXKD của các DN trong KCN. Xin đề xuất các giải pháp sau:
+ Ngân hàng cần phải cải tiến quy trình, thủ tục cho vay nhưđơn giản hoá thủ tục
định giá tài sản thế chấp, thẩm định dự án nhằm tiết kiệm thời gian cho cả DN và ngân hàng.
+ Hiện tại tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố và ngoại tệ ở thị
trường tự do chênh lệch khá nhiều, trong khi đó nhu cầu đổi ngoại tệ của các DN xuất khẩu thì không được đáp ứng đầy đủ, DN bán ở thị trường tự do với giá rẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD. Vì vậy Ngân hàng nhà nước Trung ương cần phải có chính sách ngoại hối ưu tiên cho các DN xuất khẩu.
- Đổi mới và hoàn thiện hơn hệ thống tín dụng ngân hàng của tỉnh Tiền Giang để
phù hợp với hoạt động tín dụng quốc tế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
3.2.10Giải pháp ổn định và phát triển xã hội
Trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN ở Tiền Giang đã và đang nẩy sinh những vấn đề xã hội đáng quan tâm, như: tái định cư, nhà ờ cho công nhân, việc làm cho nông dân khi bị giải tỏa. Trong khi, chi phí đào tạo lao động có tay nghề kỹ
thuật để chuyển sang công nghiệp, dịch vụ vẫn đang còn là vấn đề nan giải. Do đó việc
đào tạo, tuyển dụng và giải quyết chổ ở cho người lao động đang gặp gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ.
+Đào tạo cung ứng nguồn nhân lực
Trong điều kiện hiện nay nguồn lao động thất nghiệp ngày càng là áp lực lớn đối với xã hội, thì đều nghịch lý là chúng ta đang thiếu nguồn lao động có chuyên môn kỹ
được nhu cầu công việc đòi hỏi của các nhà đầu tư. Trong nhiều năm qua chúng ta chỉ
chú trọng đào tạo đại học cao đẳng, thiếu quan tâm đào tạo lao công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, chính vì vậy mà cơ cấu đào tạo lao động của đất nước đang trong tình trạng mất cân đối. Để giải quyết mâu thuẩn trên, tác giả xin đề xuất các giải pháp cơ
bản sau:
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo
Trước hết, xác định lại nội dung đào tạo theo hướng thực tế. Xây dựng và triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ