Lớp từ ngữ Nam Bộ chính gốc

Một phần của tài liệu TỪ NGỮ địa PHƯƠNG TRONG tác PHẨM của BÌNH NGUYÊN lộc (Trang 31 - 50)

2.2.1.1. Lớp từ ngữ riêng của Nam Bộ không thấy xuất hiện ở các phương ngữ

khác

Có thể nói, đây là lớp từ được Bình Nguyên Lộc sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm, gồm 314 từ ( chiếm 70,6 %). Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống của người dân Nam Bộ; lấy Nam Bộ làm không gian nghệ thuật cho hầu hết các tác phẩm, cho nên những từ ngữ Nam Bộ sẽ phản ánh rõ nét đời sống, tập quán sinh hoạt và tính cách rất riêng của người dân Nam Bộ. Chính lối diễn đạt riêng đó của người Nam Bộ đã làm phong phú thêm ngôn ngữ của dân tộc. Bởi nó đã minh họa một cách sắc nét những điều kiện địa lý tự nhiên, những quan hệ kinh tế - xã hội đã tạo nên ngôn ngôn ngữ ấy, thể hiện bản chất và tính cách con người, phù hợp với môi trường của những cộng đồng dân cư sinh sống. Chúng tôi đã phân loại chúng ra thành nhiều lớp từ nhỏ như sau:

- Các từ ngữ chỉ phương tiện đi lại trên sông, rạch

Nam Bộ là vùng đất có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên các phương tiện đi lại trên sông, rạch cũng vì thế mà trở nên phong phú, đa dạng, và chúng trở thành những phương tiện đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Trong tác phẩm của

Bình Nguyên Lộc, chúng tôi thấy xuất hiện 5 từ chỉ phương tiện ( chiếm 1.9%) như: Xuồng, xuồng ba lá, xuồng cui, ghe, bè

Bảng 2.1. Các từ ngữ chỉ phương tiện đi lại trên sông, rạch

STT Từ, ngữ Đơn vị tương đương Ngữ cảnh

1 2 3 4 5 Xuồng Xuồng ba lá Xuồng cui Ghe Bè

Thuyền nhỏ, phương tiện vận chuyển nhỏ được dùng đi lại trên sông, rạch

Xuồng được đóng bằng ba tấm ván ghép lại, một miếng ván đáy, hai miếng ván be

Xuồng đóng từ năm hoặc bảy tấm ván, có khả năng chở được nhiều

Thuyền, phương tiện di chuyển trên sông nước, lớn hơn xuồng

Phương tiện được kết bằng tre, nứa hay gỗ dùng để vận chuyển trên sông

“Bây giờ, xuồng rẽ vào một

con rạch con và đi thêm cỡ chừng tàn điếu thuốc thì đậu lại” [37;323]

Những chiếc xuồng ba lá

tiến mau như ghe chạy buồm và không mấy chốc, họ đã tới nơi”[37;112]

“Nhưng không hiểu sao một hôm, tía má nó bán chiếc chòi lá, rồi ông nội nó, tía nó, má nó và nó, một đứa bé mười tuổi, kéo nhau xuống một chiếc

xuồng cui,…” [38; 644]

“– Mình cứ muốn đầy ghe

trong một con nước sao được!” [37;110]

“ Đó là những cây be chở từ rừng về Sài Gòn, bằng đường thủy, dưới những chiếc bè tre”

[37;107]

Nếu đem so với các tác phẩm của Sơn Nam thì số lượng các từ ngữ chỉ phương tiện di chuyển trên sông nước trong tác phẩm Sơn Nam có phần đa dạng hơn. Bên cạnh ghe, xuồng, xuồng ba lá, tác phẩm của ông còn những từ ngữ chỉ phương tiện khác như: tàu, tàu lặn, đò, thuyền, ghe bầu, ghe ngo,…

- Các từ ngữ chỉ tên gọi các loại địa hình của vùng đồng bằng sông nước

Nếu như trong tác phẩm của Sơn Nam có 12 đơn vị gọi tên các vùng có liên quan đến nước : sông, rạch, kinh, mương, đìa, lung, bàu, đầm, hồ, láng, doi, gành

thì trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, chúng tôi tìm được 6 đơn vị ( chiếm 1.9%) như: bưng, kinh, mương, rạch, lung, lạch

Bảng 2.2. Các từ ngữ chỉ tên gọi các loại địa hình của vùng đồng bằng sông nước

Stt Từ, ngữ Đơn vị tương đương Ngữ cảnh

1 2 3 4 5 Bưng Kinh Mương Rạch Lung Vùng đất trong đồng sâu ngập nước, có nhiều cây hoang dại chưa được khai khẩn

Đường nước nhân tạo, có thể thông hoặc không thông sang rạch hoặc tận biển. Đường nước nhân tạo, nhỏ, ngắn, cùng.

Đường nước thiên nhiên, hẹp hơn sông, chảy trực tiếp từ nơi phát nguyên ra sông, biển hoặc dẫn nước từ sông này qua sông khác.

Đường nước thiên nhiên trên đồng, trong rừng thông hoặc không thông sang nơi khác, có thể lưu thông từng đoạn ngắn

“- Đâu có. Xứ chị hổng có

rừng.Chỉ có bưng thôi”[38; 929]

“Ai đã từng ăn món xu xoa

đường mật hạ trên kinh Tàu

Hủ vào mùa nực chưa?”

[38;824]

Ông đã ướt như chuột té mương và bắt đầu lập cập dưới

gió từng cơn thổi đến” [39; 87] “ - Đi vòng thì mấy tháng nữa mới qua tới bên kia rạch được. Rạch này nó sâu như vầy tới

tận trên nguồn” [37; 370]

“ – Uống nước đọng trên lung

trên rừng chớ nước gì”.[38; 652]

6 Lạch Dòng nước chảy tự nhiên, có thể nhỏ hoặc lớn

Bấy giờ xuồng rẽ vào một con

lạch con, và đi thêm cỡ chừng

tàn điếu thuốc thì đậu lại [ 37; 323]

- Các từ, ngữ chỉ trạng thái, tính chất, đặc điểm của con người và sự vật, hiện tượng mang đậm sắc thái Nam Bộ:

Khảo sát tác phẩm Bình Nguyên Lộc, chúng tôi nhận thấy, đây là lớp từ mà tác giả sử dụng với số lượng nhiều nhất trong nhóm từ ngữ riêng của Nam Bộ, gồm 170 từ ( chiếm 54,1%). Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu:

Bảng 2.3. Các từ, ngữ chỉ trạng thái, tính chất, đặc điểm của con người và sự

vật, hiện tượng mang đậm sắc thái Nam Bộ:

Stt Từ, ngữ Đơn vị tương đương Ngữ cảnh

1 2 3 4 5 Bá vơ Bài hải Bén ngót Chài bài Chành bành

Không rõ căn cứ, nguồn gốc

Lắm mồm, nhiều lời, to tiếng luôn với người khác Rất sắc

Bừa bãi, tung tóe, không thứ tự, gọn gàng

Mở rộng ra, banh rộng ra

“Rồi đợi mình mãi không được nó rơi vào bất kì thằng

bá vơ nào” [40;1072]

“Chơn ông chạy, miệng ông

la bài hải” [37; 268]

“Con dao giống hệt cái mác mà nhỏ và rất ngắn lưỡi trông chừng bén ngót như lưỡi đoản

kiếm” [37; 584]

“Nàng vừa nói vừa chỉ năm ghim bạc mà Gô đã vứt chài bài dưới gạch” [37; 535]

“Con bé chành bành cái

miệng ra cười rồi lắc đầu”

6 7 8 9 10 11 12 13 Chào rào Chèm bẹp Chèo queo Chôm bôm Chộn rộn Chồm hổm Chồng ngồng Chù vù Rộn ràng, có cái vui rộn lên do tác động của nhiều âm thanh đến cùng một lúc

Ngồi trong tư thế chân và mông sát nền

Đơn độc, không có ai bên cạnh

Bù xù, không gọn.

Làm bận bịu, vướng víu, gây trở ngại cho ai đó

Ngồi xổm, trên hai chân co gấp lại, mông không chạm đất

Cao lớn, có vóc dáng người lớn

Xưng tấy, phù to

Nơi buồng trong, nghe chào rào, chộn rộn, nghe lụi đụi dữ lắm, rồi có tiếng cười, lại có tiếng khóc, cười và khóc đều do con gái cả” [39; 7]

“Anh ngồi chèm bẹp dưới đất,

bên cạnh có cô con gái bà cả Hiệp, thỉnh thoảng liếc sang người nằm, ngập ngừng rồi lại thôi” [37; 376]

“Hắn nằm chèo queo bên

trong chiếc mui lật ngửa, nệm xe rơi xuống đùi hắn” [39; 89]

“Trời ơi, đầu cổ mình chôm bôm như một con mẹ điên, áo quần nhàu nát hết!” [40; 1169]

“Nơi buồng trong, nghe chào

rào, chộn rộn, nghe lụi đụi dữ

lắm, rồi có tiếng cười, lại có tiếng khóc, cười và khóc đều do con gái cả” [39; 7]

“Đợi lâu quá mỏi chân, chàng ngồi chồm hổm xuống và nhìn

lại đứa núp phía trong” [37; 315]

“Chồng ngồng cái đầu mà

sao như con nít é!” [39; 9]

14 15 16 17 18 19 Dáo dác Dư dả Đầy nhóc Đỏ choét Đỏ rần Hẹp té

Nháo nhác, hổn loạn lên với đầy vẻ sợ hãi, hốt hoảng

Thừa, phần không cần thiết

Đầy vun, đầy tràn

Đỏ chói, đỏ đến mức nhìn khó chịu cho mắt

Đỏ đều khắp mọi bộ phận

Rất hẹp, hẹp đến mức khó thực hiện vụ việc

em hơi lớn hơn tí, thì anh sẽ vẽ cho nó chù vù ra à?” [ 39; 155]

“Lần này ông Nam Thành giựt nảy mình, dáo dác nghe

ngóng, rồi tần ngần rất lâu ông nói” [39; 40]

“Nhưng ông nói thấp đèn sáng quá sợ người ta để ý ngỡ

gia đình giàu có dư dả lắm,

rồi trộm cướp nó mò tới” [39; 35]

“Ngày mai lại, bà tư về với

hai chai nước sơn khê đầy

nhóc vi trùng mà bà tin chắc

rằng rất thần hiệu để tiêu trừ bá bệnh” [37; 539]

“Móng tay của chị đỏ choét

và nhọn hoắt, nước da mặt của chị bị phấn ăn, chỗ thì mét chằng, chỗ thì thâm đen sì, mắt chị mệt đừ và sâu hóm như mắt cô đào hát bội” [38; 681]

“Những lúc không uống, như giờ này, mặt ông Hương giáo

Hà cũng đỏ rần” [37; 263]

“Khi họ lên tới lầu, bà ấy đẩy cửa một căn buồng hẹp té thì

20 22 23 24 Lu bù Lụi đụi Lùn xủn Mét chằn

Nhiều vô kể, có một số lượng quá lớn so với mức bình thường

Bị vướng bận vào một công việc nào đó

Lùn chủn, thấp chủn

Mét xanh như con bà chằn, tái xanh vì bệnh

Hà ngạc nhiên hết sức…” [38; 942]

“- Gì chứ chè thì sẽ có lu bù”

[38; 660]

“Một tuần lễ nay, chàng lụi đụi mãi với một truyện ngắn

mà không viết xong” [37; 310]

“Nhà lại ở ngoài bìa hằng trăm nhà lá lúp súp, lụp sụp

khác, cái nào cũng lùn xủn

như đám dân bị bố ngồi bên đường” [37; 280]

“Móng tay của chị đỏ choét và nhọn hoắt, nước da mặt của chị bị phấn ăn, chỗ thì

mét chằn, chỗ thì thâm đen sì,

mắt chị mệt đừ và sâu hóm như mắt cô đào hát bội” [38; 681]

Nhìn vào các từ được liệt kê bên trên, chúng ta thấy một điều thú vị là trong tác phẩm, Bình Nguyên Lộc rất hay dùng những từ song tiết, đặc biệt là những từ láy. Ngoài những từ trong bảng thống kê, tác phẩm của ông còn rất nhiều từ láy như: lụp sụp, nhơn nhớt, rờn rợn, trống lổng, trống trơn, dơ dáy, lem luốc, ngỏn ngoẻn, lởn vởn, lia lịa, ngoe nguẩy, lành lạnh, ươn ướt, chần chừ, hề hấn, lót tót, xiên xẹo, lổn rổn, trễ tràng, lằm rằm,…Có lẽ bởi tính biểu cảm cao mà những từ ngữ này mang lại, nên tác giả thường sử dụng chúng để tạo ra hiệu quả trong lời giới thiệu về nhân vật, hoặc trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Điều này

cũng xuất phát từ tính cách của người Nam Bộ. Người Nam Bộ vốn bộc trực, ngay thẳng, nói điều gì thì phải nói cho hết ý, hết mức, hết cỡ. Họ không thích diễn đạt theo kiểu trung tính, ôn hòa, nhàn nhạt. Những từ ngữ này đã có sự ảnh hưởng, thâm nhập vào vốn từ ngữ toàn dân, góp phần làm phong phú cho lớp từ ngữ toàn dân.Với các từ ngữ này, Bình Nguyên Lộc đã thể hiện khả năng diễn đạt hết sức tinh tế của mình.

- Các từ, ngữ chỉ động, thực vật miền Nam

Bảng 2.4. Các từ, ngữ chỉ động, thực vật miền Nam

Stt Từ, ngữ Đơn vị tương đương Ngữ cảnh

1 2 3 4 5 Ãnh ương Ba khía Bã trầu Bình bát Bòng bong

Ễnh ương, loài ếch nhái, có da màu nâu, nhớt, miệng bé, bụng to, tiếng kêu ồn.

Một loại còng có hai càng to màu đỏ, sống ở vùng nước mặn, được người dân ngâm trong nước muối để làm thức ăn như một loại mắm Loại cá nhỏ ở ruộng, mương, nơi có rong rêu, có màu nâu sẫm như màu bã trầu, hình dáng như cá lia thia

Cây mọc hoang ở bờ ao, kênh, rạch…có trái giống quả mãng cầu ta.

Loại dây hoang, mọc thành

“Cô Hồng lấy hai tiếng kêu của lũ ãnh ương ra mà làm lời

để hát theo điệu Hòn vọng phu” [ 39; 85]

“Nó chỉ biết họ ra biển để bắt

cua và ba khía, một năm mấy kỳ” [38; 645]

“Nơi đó tha hồ cho thủy thảo, cho bèo mọc, cho cá bã trầu

sanh sản” [37; 279]

“Nó đánh bạo chen qua những

cây bình bát, cây rán mọc xen

với tràm, để đi tới đích" [ 38; 647]

6 7 8 9 10 11 Bồn bồn Cá lóc Choại Cò ma Cò quắm Cóc kèn

bụi, lá có lông mịn, hoa xanh tím, trổ thành chùm

Một loại cây thân cỏ, dẹp, phần lá non được dùng làm dưa chua ăn kèm

Cá quả, cá có thân tròn, có vảy lớn và dày, phía lưng màu đen hoặc màu phèn, bụng màu ngà, đầu và mõm tròn, phóng giỏi và lóc đi trên cạn rất nhanh.

Loại cây dây leo dùng làm dây buộc rất chắc, đọt non có thể luộc ăn được

Loại cò có bộ lông màu đen mốc

Loại cò có mỏ dài và hơi quặm

Loại dây leo mọc phổ biến ở

chằng chịt những dây bòng

bong, dây choại bò từ thân cây

này sang thân cây khác” [38; 647]

“ - Nhổ bồn bồn ở dưới ấy,

nhưng lên đây cho khô ráo để ăn cơm trưa é mà!” [38; 651]

“Nhưng cá nhiều quá, những

con cá lóc to bằng bắp chuối cứ lội đụng chơn họ hoài” [37; 157]

“Sau đó, rừng tràm dày mịt, chằng chịt những dây bòng

bong, dây choại bò từ thân cây

này sang thân cây khác” [38; 647]

Đủ thứ là cò: cò ma, cò lông

bông, cò quắm, cò hương thân mật nhìn bốn người gặt lúa nhà” [ 38; 654]

“Đủ thứ là cò: cò ma, cò lông

bông, cò quắm, cò hương thân

mật nhìn bốn người gặt lúa nhà” [38; 654]

12 13 14 Dừa nước Ốc gạo Ô rô bờ kinh, sông, rạch vùng đồng bằng, lá có nhiều nhánh, hoa trắng, trái dẹp Loại cây có những tàu lá, cao, to, mọc thành cụm, ở hai bên bờ sông, rạch vùng đồng bằng Sông Cửu Long Loại gốc nhìn bề ngoài hơi giống ốc đắng, nhưng lớn hơn, vỏ có màu sáng hơn Loại cây mọc hoang thành từng đám, chung với cây mái giầm, thường mọc phía trên bờ kinh, rạch, thân đỏ sẫm, lá xanh tạo thành nhiều góc nhọn

được thì hai bên bờ, ô rô và cóc kèn mọc đầy” [38; 657]

“Hết dừa nước, rồi đến dừa nước, dừa mọc lên đều đều

như ai cặm nó ở đó để làm hàng rào” [37; 322]

“- Dạ, cháu nhớ ốc gạo” [38; 924]

“Những nơi ánh nắng lọt vào

được thì hai bên bờ, ô rô và

cóc kèn mọc đầy” [38; 657]

Nhóm từ chỉ các loài động, thực vật xuất hiện trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc rất phong phú, gồm 94 từ, (chiếm 29.9%). Trong đó, những từ ngữ chỉ các loài động thực vật có đời sống gắn với sông nước, đầm lầy chiếm đa số. Một mặt nó cho thấy sự trù phú của vùng đất Nam Bộ, mặt khác, trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, nó gợi lên quang cảnh thiên nhiên của vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi những con người Nam Bộ sinh sống và làm việc.

Bên cạnh những từ ngữ chỉ thực vật ở Nam Bộ, thường thấy xuất hiện trong tác phẩm của Sơn Nam, chúng ta thấy xuất hiện những cây dầu, cây sao, cây cao su, cây xanh, cỏ bù xít,…mang nét đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ. Chính những từ ngữ này, khi xuất hiện trong tác phẩm Bình Nguyên Lộc, người đọc sẽ nhận ra

khung cảnh thiên nhiên ở một vùng quê miền Đông của Nam Bộ, nơi chôn nhau, cắt rốn, nơi gắn bó yêu thương của chính tác giả.

2.2.1.2. Lớp từ vay mượn của nước ngoài theo cách riêng của người Nam Bộ

Cũng như một số quốc gia, Việt Nam là một trong những quốc gia trở thành nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa. Sự tiếp xúc này đã để lại dấu vết trong vốn từ vựng của ngôn ngữ Việt. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng về văn hóa này lại không giống nhau ở các vùng phương ngữ khác nhau trong tiếng Việt. Hoàng Thị Châu trong giáo trình “Phương ngữ học tiếng Việt” đã đưa ra nhận định: “ Trong ba phương ngữ chính, phương ngữ Bắc tiếp thu nhiều từ Hán Việt hay từ gốc Hán hơn cả (…). Trong phương ngữ Nam có nhiều từ địa phương mới vay mượn của tiếng Khmer”

[5 ;108-109]. Như vậy, phân biệt sự khác nhau này cũng là cách tiếp cận về màu sắc địa phương.

Trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, chúng tôi tìm thấy có 27 từ ngữ ( chiếm 6.1%) được vay mượn từ các tiếng Khmer, Hán, Pháp.

A. Lớp từ vay mượn từ tiếng Khmer

Bảng 2.5. Lớp từ vay mượn từ tiếng Khmer

Stt Từ, ngữ Đơn vị tương đương Ngữ cảnh

1

2

Cà nhắc

Cà rá

Luôn đi bước thấp, bước cao

Nhẫn đeo ở các ngón tay

“Long cà nhắc lôi từ nhà ra

sân chiếc ghế bố dài kiểu tàu

Một phần của tài liệu TỪ NGỮ địa PHƯƠNG TRONG tác PHẨM của BÌNH NGUYÊN lộc (Trang 31 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)