Ngôn ngữ nhân vật đa dạng về tính cách, đậm phong cách Nam Bộ

Một phần của tài liệu TỪ NGỮ địa PHƯƠNG TRONG tác PHẨM của BÌNH NGUYÊN lộc (Trang 88 - 95)

Bình Nguyên Lộc hết sức chú ý đến việc dùng ngôn ngữ để giới thiệu và khắc họa trình độ văn hóa, giai cấp xã hội, hoàn cảnh – nghề nghiệp của nhân vật. Nhờ thế, mỗi con người trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc đều hiện ra với những nét tính cách riêng biệt, với thói quen ngôn ngữ cũng riêng biệt. Người Nam Bộ có thói

quen nói năng mộc mạc, chân chất. Cái chất mộc mạc ấy thể hiện ở cách xưng hô dễ dãi, buông tuồng có thể làm cho người ta hiểu lầm: cha mẹ thường xưng hô với con cái là “mầy/bây- tao”, ngược lại con cái xưng hô với cha mẹ, ông bà là “ba(má), ông/bà – tui”…Cách xưng hô đó được sử dụng như một cách nói thân mật, xuề xòa trong gia đình người bình dân, hầu như không có ý diễn tả sự giận dữ, hay thái độ xấc xược (Rừng mắm, Phân nửa con người,…). Thậm chí, trong một số gia đình nông thôn Nam Bộ, chồng cũng gọi vợ là “mày”, xưng “tao”một cách bình thường

(Không một tiếng vang, Không có thứ thiệt…). Với những gia đình trí thức ở thị thành thì cách xưng hô của họ có phần lịch sự và trau chuốt hơn (Lửa tết, Bức thư đến trễ, Ho lao muôn năm…)

Xưng hô buông tuồng, thô ráp, người Nam Bộ lại có kiểu nói bị đánh giá là “cộc lốc”, đặc biệt trong ngôn ngữ đối thoại, Bình Nguyên Lộc hay sử dụng những câu ngắn, hoặc những câu tỉnh lược để diễn đạt tập quán ngôn ngữ này của người Nam Bộ như một vài ví dụ sau đây:

“- Chị đã đỡ bớt hay chưa? –Anh hỏi bậy cho có chuyện. - Có uống mẹ gì đâu mà đỡ bớt.

- Chị nghe trong mình làm sao?

- Không biết. Nhưng nếu ăn được một chén cháo thì khỏe.”

[38; 685]

- Nội nè, hồi mới tới, giữa mùa nắng, mình uống nước gì, tui quên rồi? . . .

- Uống nước đọng trên lung, trên rừng, chớ uống nước gì. - Sao mình tới đây ông nội?

- Đã nói cho mầy biết rồi. Trên xứ mình không có ruộng, làm công cả đời, khổ lắm.

- Ở đây, mình có ruộng nhưng cũng khổ cả đời.”[38; 652]

Lời ăn tiếng nói mộc mạc như chính tâm hồn người bình dân Nam Bộ. Không cầu kì, không văn hoa bóng bẩy, ngôn ngữ của họ thể hiện tính cách thẳng thắn, tấm lòng chân thành với con người và cuộc sống chung quanh mình. Thế nhưng cũng có

khi, những người bình dân ấy trở nên sâu sắc, trầm ngâm với những suy nghĩ, những lí lẽ thấm đượm nghĩa tình: “Ông với lại tía của con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Đời con là tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng. Như lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho con cháu của họ hưởng.”[38; 660]

Với người trí thức ở thành thị, Bình Nguyên Lộc đặt vào miệng họ một thứ ngôn ngữ pha trộn. Đó là sự pha trộn giữa ngôn ngữ bình dân Nam Bộ, ngôn ngữ chải chuốt, văn hoa xen lẫn một ít từ ngữ vay mượn có nguồn gốc Pháp, Mĩ, Trung Hoa. . . là bằng chứng của quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa giữa các ngôn ngữ cùng tồn tại ở đô thị miền Nam trước 1975. Ngôn ngữ của họ mang tính triết lí hơn, cũng mượt mà hơn, thể hiện vốn sống phong phú, khả năng chiêm nghiệm đời sống:

“…Chuyện con chim Phượng không phải là tin nhảm. Đó là giấc mơ trẻ thơ. Không một người lớn nào làm nên sự nghiệp gì đáng kể, nếu thưở bé họ không mơ những giấc mơ kì thú như Phượng, họ không nuôi nấng những ảo ảnh huyền hoặc nào.” [38; 980]

“Ai lại chẳng biết rằng việc học chăm đến đâu cũng không giỏi bằng thợ, rằng ta hà tiện vải đến đâu, áo may cũng không rẻ bằng áo mua, họ may hàng nghìn cái nên giá vốn rất hạ. Nhưng khi may áo cho con, em sẽ để tấm lòng thương yêu con vào đó, em sẽ cố gắng và sẽ mến được cái qui phạm may áo và ngày kia em được đưa vào nếp nội trợ, em làm nội trợ một cách vui thích, nhớ công việc nội trợ như các cô đào nhớ đèn sân khấu mỗi đêm.” [38; 964]

Tóm lại, vận dụng ngôn ngữ Nam Bộ là một thành công của Bình Nguyên Lộc. Tính địa phương trong ngôn ngữ của ông không đặc sệt như Sơn Nam, Phi Vân, mà nó thể hiện sự kết tinh hòa hợp văn hóa ngôn ngữ giữa các vùng miền, đạt đến mức nhuần nhuyễn, điêu luyện. Qua ngôn ngữ, Bình Nguyên Lộc thể hiện được toàn bộ bối cảnh, con người, và cá tính Nam Bộ. Đồng thời, qua đó chúng ta cũng có thể cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm tha thiết mà nhà văn dành cho lời ăn tiếng nói của quê mẹ thân thương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Khi nhắc đến các nhà văn cận đại tiêu biểu của miền Nam, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam có thể có những nhận định không đồng nhất với nhau về phương pháp luận, về cách phân chia những khuynh hướng và trào lưu văn học, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng ba cây bút tiêu biểu cho ngôn ngữ miền Nam là Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam. Cùng sử dụng một chất liệu là ngôn ngữ địa phương Nam Bộ để sáng tác, nhưng do sống trong những giai đoạn lịch sử khác nhau và xuất phát từ những mục đích sáng tác không giống nhau, nên ngôn ngữ văn chương của ba tác giả vừa có những điểm tương đồng, vừa có những điểm khác biệt nhất định. Cùng với Hồ Biểu Chánh và Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc đã góp thêm một hương vị mới cho vườn hoa văn học miền Nam nói riêng và đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung. Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc có sự kết hơp hài hòa giữa cái mộc mạc, giản dị, trong sáng, dễ hiểu và sự trau chuốt, mượt mà, cái sâu sắc, thâm thúy, đầy triết lý từ ngôn ngữ dẫn truyện cho đến ngôn ngữ của nhân vật. Với thành công này, Bình Nguyên Lộc đã bước thêm những bước dài, chắc chắn trong việc đưa văn chương Nam Bộ hội nhập với văn chương cả nước. Đồng thời nêu bật vai trò của phương ngữ Nam Bộ trong tiến trình phát triển và hành chức của tiếng Việt. Sự thành công của các tác giả Nam Bộ, trong đó có Bình Nguyên Lộc đã chứng minh rằng sự phát triển của phương ngữ Nam Bộ đã để lại những dấu ấn nhất định trong văn học viết của Nam Bộ nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Ngôn ngữ, trước hết là một phương tiện biểu đạt. Một tác phẩm văn chương được xem là hay và có giá trị không thể không kể đến vai trò và giá trị biểu đạt của ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Đến với tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, người đọc sẽ thấy rằng, bên cạnh những từ ngữ toàn dân, tác giả đã sử dụng số lượng rất lớn từ ngữ Nam Bộ và chính nó đã tạo nên nét đẹp đặc trưng của văn chương Nam Bộ trong kho tàng văn học Việt Nam. Việc sử dụng từ địa phương cho thấy Bình Nguyên Lộc am hiểu lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân Nam Bộ. Đọc tác phẩm của ông, người đọc như được sống trong không gian Nam Bộ với những cảnh vật, con người sinh hoạt thật gần gũi, thân quen. Chính vì thế, tác phẩm của ông dễ dàng tìm được sự đồng cảm, đồng điệu từ độc giả nơi đây.

Không chỉ thế, những từ ngữ Nam Bộ trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc nói riêng và của các tác giả Nam Bộ nói chung cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa tác phẩm văn chương miền Nam hội nhập với văn chương cả nước. Nó giúp cho độc giả ở những vùng, miền khác trên cả nước hiểu thêm về thiên nhiên Nam Bộ, tập quán sinh hoạt và cá tính của con người Nam Bộ, đặc biệt là hiểu hơn về vốn từ ngữ của người miền Nam. Nó là một chiếc cầu nối hữu hiệu để những người nói tiếng Việt trên cả nước có thể xích lại gần nhau hơn.

Phương ngữ Nam Bộ là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nghiên cứu vấn đề “ Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc” chỉ là một đóng góp nhỏ trong rất nhiều những công trình nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Những đặc điểm về cách sử dụng ngôn ngữ của Bình Nguyên Lộc chưa được nghiên cứu ở độ sâu cũng như việc đối chiếu với nhiều tác giả Nam Bộ khác để làm nổi bật phong cách ngôn ngữ của Bình Nguyên Lộc chưa được rộng rãi. Những vấn đề còn tồn tại trong khuôn khổ luận văn này chắc chắn sẽ được nghiên cứu ở mức độ sâu hơn, toàn diện hơn ở những công trình nghiên cứu khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Trường An, (2008), “ Tổng quan văn chương vùng đất Đồng Nai – Bình Nguyên Lộc”, http://namkiluctinh.org

2. Nguyễn Văn Ái, (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, NXBGD, Hà Nội.

3. Thái Văn Chải, (1986), Những từ ngữ gốc Khơ-me trong phương ngữ Nam Bộ,

NXB GD,

4. Đỗ Hữu Châu, ( 2000), “ Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 10.

5. Hoàng Thị Châu,( 2004), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội 6. Hải Dân, (1982), “ Yếu tố cà trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Trần Phỏng Diều, (2008), “ Sự giao lưu về ngôn ngữ giữa các dân tộc ở Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 2.

8. Đỗ Thị Thùy Dung, ( 2011), Ngôn ngữ sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ, ĐHKHXH&NV, TP. HCM.

9. Nguyễn Đức Dương, (1974), “Về hiện tượng kiểu ổng, chỉ, ngoải”, Ngôn ngữ, số 1.

10. Nguyễn Văn Đông, ( 2005), Văn hóa và con người Nam Bộ trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc,ĐH.KHXH & NV, TP. HCM.

11. Nguyễn Thiện Giáp, (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXBGD, Hà Nội.

12. Nguyễn Thiện Giáp, ( 2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXBGD, Hà Nội.

13. Nguyễn Thiện Giáp, (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, NXBĐHQG, Hà Nội 14. Cao Xuân Hạo, ( 1998), Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa,

NXBGD, Hà Nội.

15. Cao Xuân Hạo, (1998), Hai vấn đề âm vị học trong phương ngữ Nam Bộ,

NXBGD, Hà Nội.

16. Phạm Thanh Hùng, (2011), “ Phong cách truyện ngắn Bình Nguyên Lộc”, http://thanhhungagu.blogspot.com

17. Nguyễn Thị Huyền, ( 2007), “Về việc tạo nghĩa mới trong quá trình thâm nhập của từ địa phương vào vốn từ vựng toàn dân”, Ngôn ngữ & đời sống, số 5.

18. Nguyễn Thúy Khanh, (2004), “ Sự thâm nhập của từ ngữ địa phương vào ngôn ngữ toàn dân”, Ngôn ngữ, số 7.

19. Nguyễn Bình Khang, (2009), Phương ngữ Nam Bộ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, ĐH KHXH & NV, TP. HCM

20. Nguyễn Lương Hải Khôi, (2004), Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc,ĐHSP, TP. HCM.

21. Trần Thị Ngọc Lang, (1982), “Từ láy trong phương ngữ Nam Bộ”, Ngôn ngữ,

số 3.

22. Trần Thị Ngọc Lang, (1986), Sự tiếp xúc giữa các phương ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh, NXB KHXH, Hà Nội.

23. Trần Thị Ngọc Lang, (1985), Phương ngữ Nam Bộ, NXB KHXH, Hà Nội

24. Trần Thị Ngọc Lang, (1995), Phương ngữ Nam Bộ - Những khác biệt từ vựng – ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ, NXB KHXH Hà Nội.

25. Trần Thị Ngọc Lang, (1991), “Về các yếu tố chỉ mức độ của tính từ trong phương ngữ Nam Bộ”, Khoa học xã hội, số 10.

26. Trần Thị Ngọc Lang, (2002), “ Sự khác biệt về ngữ nghĩa của một số kiểu từ địa phương Nam Bộ so với từ toàn dân”, Ngôn ngữ, số 2.

27. Dương Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Nở, (2012), “Môi trường tự nhiên, văn hóa và con người Nam Bộ trong tác phẩm Sơn Nam”, http://www.ctu.edu.vn. 28. Vũ Văn Ngọc, (2011), Nam Bộ nhìn từ văn hóa, văn học và ngôn ngữ, NXB

KHXH, Hà Nội.

29. Đỗ Thị Kiều Oanh, (2012), Phương ngữ Nam Bộ trong văn học dân gian, ĐHSP, TP.HCM.

30. Nguyễn Văn Nở, Huỳnh Thị Lan Phương, (2012), “ Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh”, http://www.hobieuchanh.com

31. Nguyễn Nghiêm Phương, (2009), Màu sắc Nam Bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam, ĐHSP, TP. HCM.

33. Dương Thị Thanh, (2001), Phong cách truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, ĐHKHXH & NV, TP. HCM.

34. Đào Thản, (2001), “ Phương ngữ Nam Bộ - tiếng nói của quê hương ở vùng cực Nam của Tổ quốc”, Ngôn ngữ và đời sống, số 1, 2.

35. Nguyễn Kim Thản, (1964), “ Thử bàn về một vài đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ”, Văn học, số 8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

36. Nguyễn Q. Thắng, (1998), Tiến trình văn nghệ miền Nam, NXB Văn học. 37. Nguyễn Q. Thắng, (2001), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, tập 1, NXB Văn học. 38. Nguyễn Q. Thắng, (2001), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, tập 2, NXB Văn học. 39. Nguyễn Q. Thắng, (2001), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, tập 3, NXB Văn học. 40. Nguyễn Q. Thắng, (2001), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, tập 4, NXB Văn học. 41. Trần Minh Thương, (2012), “ Tiếng Việt gốc Khmer trong ngôn ngữ bình dân ở

miền Tây Nam Bộ - nhìn từ gốc độ ca dao”, Ngôn ngữ, số 7.

42. Huỳnh Công Tín, (1999), Đặc điểm ngữ âm của tiếng Sài Gòn so với phương ngữ Hà Nội và các phương ngữ khác ở Việt Nam, ĐH KHXH &NV, TP.HCM.

43. Huỳnh Công Tín, ( 2006), Cảm nhận bản sắc Nam Bộ, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

44. Huỳnh Công Tín, (2009), Từ điển từ ngữ Nam Bộ , NXBCTQG.

45. Nguyễn Thế Truyền, (1999), “ Cách xưng hô của người Nam Bộ”, Ngôn ngữ và đời sống, số 12.

46. Nguyễn Như Ý, (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXBGD, Hà Nội.

Một phần của tài liệu TỪ NGỮ địa PHƯƠNG TRONG tác PHẨM của BÌNH NGUYÊN lộc (Trang 88 - 95)