Phương pháp hợp tác (dạy học theo nhóm)

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2, dao động cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 46 - 50)

8. Các chữ viết tắt

2.2.4. Phương pháp hợp tác (dạy học theo nhóm)

a. Khái niệm

Là PP lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ (từ 4 đến 6 HS). Tùy vào mục đích và vấn đề học tập mà GV phân nhóm cho thích hợp. Nhóm được duy trì ổn định hoặc thay đổi theo từng tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. Mỗi nhóm có nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công cho các nhóm viên thực hiện một phần công việc của nhóm. GV cần có biện pháp để các nhóm viên làm việc tích cực, tạo không khí thi đua với nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng

Trang 47

góp vào kết quả chung của cả lớp. Mỗi nhóm sẽ trình bày kết quả của mình trước lớp và các nhóm có thể trao đổi với nhau về kết quả của nhóm khác và của nhóm mình.

Nhóm dài hạn: được thành lập cho mục đích nào đó, không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần.

Nhóm đôi: thường có hai người, thường dùng trong học ngoại ngữ (trong lớp, ngoài lớp) để rèn luyện các kĩ năng nghe nói.

Nhóm thảo luận (hoặc nhóm tạm thời): Tổ chức ngay trong lớp học để thảo luận, khám phá theo yêu cầu của GV.

b. Sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm (hợp tác) và nhóm truyền thống

Nhóm truyền thống Nhóm hợp tác

* Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào nhóm trưởng.

* HS kém không có cơ hội làm việc như HS khá.

* Không phải cá nhân nào cũng chịu trách nhiệm về kết quả chung của nhóm. * Không dạy kĩ năng hợp tác.

* Nhóm trưởng được thầy chỉ định. * Thầy để các nhóm tự hoạt động.

* Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực của mỗi cá nhân.

* Cơ hội làm việc của mỗi cá nhân như nhau.

* Mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả chung của cả nhóm mình.

* Có dạy các kĩ năng hợp tác. * Mỗi cá nhân có một nhiệm vụ. * Thầy tổ chức, quan sát, có đánh giá.

c. Tiến trình dạy học theo nhóm (có thể là một phần tiết học, một tiết học…) 1. GV làm việc chung với cả lớp

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. - Hướng dẫn tiến trình hoạt động của các nhóm.

2. HS làm việc theo nhóm

- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.

- Cử đại diện để trình bày kết quả làm việc của nhóm. 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Các nhóm trao đổi, thảo luận chung.

- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí và đưa ra kết quả cuối cùng. Chỉ ra những kiến thức HS cần lĩnh hội.

Trang 48

Với PPDH hợp tác, cho phép các thành viên trong nhóm chia sẽ kinh nghiệm và hiểu biết, cũng như những vướn mắc, băn khoăn suy nghĩ của bản thân. Nhờ sự trao đổi, thảo luận của các nhóm viên và giữa các nhóm giúp cho HS dễ hiểu và dễ nhớ bài hơn.

Ưu điểm của học theo nhóm hợp tác

- Làm việc hợp tác là phong cách làm việc của thời đại. - Nguyên tắc học bằng hành động.

- Sự giúp đỡ lẫn nhau xen kẽ với sự bổ sung những “lỗ hổng” cho nhau. - Mọi HS đều làm việc thực sự và tích cực, đều có cơ hội làm việc như nhau. - Không khí học tập sinh động (thảo luận, thay đổi nhóm…)

- Các kiểu nhóm có tác dụng và ưu việt chung nhưng mỗi kiểu cũng có tác dụng riêng theo ý đồ của GV.

- Giảm lượng nói của thầy.

Tuy nhiên, việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm tại lớp bị hạn chế bởi không gian chặt hẹp của lớp học, thời gian hạn định của tiết học nên GV phải tổ chức hợp lí mới có kết quả. Ở trường THPT, mỗi tiết học chỉ nên tổ chức 1 đến 2 hoạt động nhóm đối với những câu hỏi, vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác của các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy, nó rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.

d. Các kiểu học nhóm và cách tổ chức

Kiểu nhóm cố định

- Nhóm cố định là nhóm được tổ chức cho HS ngồi gần nhau, giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng trong vòng một vài phút, không cần xê dịch chỗ ngồi. Phù hợp cho dạy học khám phá, lớp đông HS hoặc không có điều kiện xê dịch bàn ghế. - Cách tổ chức: 2, 3 thậm chí có thể 4 HS ngồi gần nhau, trên dưới…

Kiểu nhóm di động

- Loại nhóm này cần xê dịch chỗ ngồi, gom lại thành từng nhóm, có thể 3 hoặc 4 hoặc đông hơn, tùy GV và hoàn cảnh lớp học.

- Nhóm di động có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và có cách chia nhóm đa dạng. Không khí lớp học được thay đổi hẳn khi chia và ghép nhóm. Có thể giữ nguyên nhóm từ đầu giờ đến cuối giờ.

- Cách chia nhóm: tự chọn, xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự,…

Kiểu nhóm ghép 2 lần

Trang 49

- Mỗi nhóm giải quyết một vấn đề không trùng nhau.

- Sau khi giải quyết xong vấn đề, ghép nhóm lần thứ 2, mỗi HS là một “đại sứ” cho nhóm mới, truyền đạt lại những gì mà nhóm cũ đã giải quyết.

- Tác dụng: HS giỏi không chiếm diễn đàn, HS kém không ỷ lại, rèn luyện tinh thần trách nhiệm, lòng tự tin cho HS.

Nhóm Kim tự tháp - Tổ chức: + Lần 1: Cá nhân làm việc + Lần 2: Nhóm đôi + Lần 3: Nhóm bốn + Lần 4: Nhóm tám + Lần 5: Kết quả chung

- Tác dụng: thống nhất nội dung ôn tập, tổng kết, lấy ví dụ vận dụng vào thực tế, so sánh, đối chiếu sự giải thích một vấn đề đi đến thống nhất.

Nhóm trà trộn

- Tổ chức: HS đi tự do trong lớp tìm người thích hợp để trao đổi. - Tác dụng: kích thích sự nhận thức, lớp sinh động, học hỏi lẫn nhau. - Nội dung: Tự kiểm câu trả lời, xác minh kết quả của mình.

e. Một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác

Thảo luận để đánh giá một qui trình làm việc

Kiến thức qui trình thường được cấu trúc thành các bước hoặc các giai đoạn để HS theo dõi tốt và tự nhận thức qui trình, có thể ra nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi.

Trao đổi trước giờ học

Một cuộc trao đổi đầu giờ sẽ tạo cho HS một tâm lý thuận lợi trong suốt giờ học. - Có thể HS trao đổi bằng sự tái hiện kiến thức cũ để làm cơ sở cho bài mới.

Cũng như vậy nhưng các nhóm HS đi tìm những ví dụ thực tế trong cuộc sống hằng ngày mà những ví dụ ấy sẽ là những ứng dụng cho bài học mới.

- Có thể cho HS biết chủ đề bài học mới, các nhóm đón nhận nội dung cụ thể và đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết có liên quan đến đề tài bài học… Về hình thức, các nhóm có thể liệt kê theo yêu cầu, vẽ sơ đồ suy nghĩ, vẽ hình mà các em tưởng tượng. Sau đó các ap-phic sẽ được treo lên tường, lưu lại suốt buổi học để thầy sử dụng hoặc các em sẽ trình bày vào 1 lúc nào đó. Trong cách làm này thì những

Trang 50

HS yếu sẽ hăng hái tham gia bài học, đôi khi các em có những bổ sung cho những HS khá về kiến thức thực tế của mình, những suy nghĩ đặc biệt của mình.

Tìm sự tương ứng

Với các nội dung này các nhóm sẽ trao đổi, so sánh các sự kiện, ngữ nghĩa để sắp xếp lại cho đúng logic hoặc nội dung môn học. Kiểu làm này rất hợp với các bài học ứng dụng, mở đầu bài học mới hoặc bài ôn tập.

Phân loại, so sánh

Cũng làm như trên nhưng với nội dung phân loại.

Việc làm này mang ý nghĩa tư duy cao hơn là tìm sự tương ứng bởi vì khi phân loại hoặc so sánh bao giờ cũng yêu cầu HS phân tích hoặc giải thích hoặc trình bày trước lớp với những lí lẽ của mình.

Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức mới

Muốn HS làm điều này thì trước hết phải cho các em học và luyện tập biểu diễn một phần kiến thức bằng sơ đồ. Các nội dung học cho cách thảo luận này là:

- Lập sơ đồ tóm tắt nội dung một chương, một phần hoặc một bài đã học. - Lập sơ đồ khái niệm.

- Lập sơ đồ tư duy.

- Cho sơ đồ cấu trúc một bài học với một số ô trống, HS đọc SGK rồi điền các nội dung vào các nội dung vào ô trống cho hợp lí.

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2, dao động cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)