8. Các chữ viết tắt
3.1.8. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức
Trong quá trình hình thành và phát triển hứng thú nhận thức, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới nó. Song có thể phân tích các yếu tố đố thành 2 nhóm:
a. Yếu tố chủ quan là những yếu tố về chủ thể như
Trình độ phát triển trí tuệ: mức độ phát triển trí tuệ là một cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú nhận thức, đồng thời là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức:
Thái độ đúng đắn của chủ thể đối với đối tượng của hứng thú là điều kiện cần thiết, là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức. Nó giúp duy trì và phát triển hứng thú nhận thức.
Các yếu tố chủ quan khác như: nhu cầu, tính ham hiểu biết, ý chí, năng lực của chủ thể, thành công trong học tập… cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.
Trang 62
b. Yếu tố khách quan
Đặc điểm môn học: nội dung, tính chất, cơ cấu môn học, chương trình học.
Điều kiện thiết bị vật chất: đồ dùng dạy học, tài liệu học tập…
Bản thân nhân cách của GV: trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhiệt tình nghề ngiệp, hứng thú của GV đối với môn học. Đây là yếu tố giữ vai trò cơ bản.
Hoàn cảnh, môi trường học tập: gia đình, xã hội thái độ của bạn bè đối với môn học, vị trí sử dụng môn học trong xã hội.
Tóm lại, hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp, việc tìm hiểu bản chất của nó đòi hỏi phải nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của nó với xúc cảm, ý chí, nhu cầu của nhận thức và các quá trình nhận thức. Mặt khác phải tính đến những đặc trưng cơ bản mà nhờ đó hứng thú nhận thức tồn tại như một hiện tượng độc lập.
Hứng thú nhận thức có vai trò rất quan trọng trong học tập và sự phát triển nhân cách của HS. Cho nên trong quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, vấn đề hình thành và phát triển hứng thú nhận thức của HS là một vấn đề cần thiết.