Các giai đoạn hình thành và phát triển hứng thú nhận thức

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2, dao động cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 59 - 60)

8. Các chữ viết tắt

3.1.6.Các giai đoạn hình thành và phát triển hứng thú nhận thức

Hứng thú nhận thức cũng như các thuộc tính tâm lý khác không tự nhiên mà có. Nó được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân. Như Sukina viết: “Hứng thú của con người không phải là thuộc tính sẵn có trong nội tại con người, nó không phải là một tính chất bẩn sinh. Hứng thú là kết quả hình thành của cá nhân. Hứng thú kèm theo sự phát triển tâm lý cá nhân và có sự ảnh hưởng tới sự phát triển đó”.

Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý đã khẳng định hứng thú không phải là quá trình tự nhiên, khép kín ở trong bản thân mỗi con người. Nó được qui định bởi môi trường và xã hội xunh quanh; bởi phạm vi, tính chất hoạt động của bản thân cá nhân và cả những người khác xung quanh họ; các quá trình dạy học và giáo dục.

 Theo N.G.Marôzôva, hứng thú nhận thức được hình thành qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Rung động định kì (cá nhân chưa thấy hứng thú thực sự).

- Giai đoạn 2: Thái độ nhận thức xúc cảm tích cực (hứng thú thực sự xuất hiện, có nảy sinh câu hỏi nhận thức, tìm tòi phát hiện).

Giai đoạn 3: Xu hướng cá nhân (hứng thú bền vững nên mọi hoạt động của chủ thể đều nhằm vào một hoạt động nhất định).

 Sukina và N.G.Marôzôva phân tích mức độ phát triển của hứng thú

- Sự tò mò, xúc cảm với đối tượng, hoạt động mà chủ thể hoạt động (tiền đề). - Rung động nhận thức, có tình huống được gây ra do những điều kiện cụ thể

trực tiếp của tình huống (mức độ ban đầu của hứng thú dễ bị dập tắt nếu không được củng cố và kích thích).

- Hứng thú nhận thức rõ rệt, sâu sắc, hướng toàn bộ hoạt động nhận thức theo một chiều hướng nhất định và qui định lựa chọn nghề.

 N.G.Marôzôva đưa ra điều kiện cho sự hình thành phát triển hứng thú nhận thức: - Điều kiện 1: Tạo cho HS một sự phát triển bình thường về nhận thức.

- Điều kiện 2: Tạo những xúc cảm nhận thức đối với môn học.

- Điều kiện 3: Ý thức sâu sắc ý nghĩa của đối tượng, hoạt động đối với xã hội và cá nhân.

Ngoài ra còn có các yếu tố: nội dung môn học, tài liệu học tập, đồ dùng, phương pháp, phương tiện dạy học… giúp HS hình thành và pháp triển hứng thú.

Trang 60

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy chương 2, dao động cơ, vật lý 12 nâng cao (Trang 59 - 60)