Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả sử dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 51 - 54)

dụng chi phí

4.3.2.1 Hiu qu k thut ca nông h trng lúa

Bảng 4.14 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa

Giá trị hiệu quả Hiệu quả kỹ thuật (TE)

Số nông hộ Tỷ lệ (%) <50 0 0 50-59,9 8 11,43 60-69,9 23 32,86 70-79,9 14 20,00 80-89,9 8 11,43 90-99,9 7 10,00 1 10 14,29 Tổng 70 100 Nhỏ nhất 0,512 Lớn nhất 1 Trung bình 0,759 Độ lệch chuẩn 0.152

Nguồn: Số liệu điều tra thực tếnăm 2014

Qua bảng kết quả tính toán hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa cho thấy hiệu quả kỹ thuật của nông hộ ở huyện Thới Lai khá cao trung bình là 0,759. Lớn nhất là 1 chiếm tỷ lệ 14,29%, tất cả các nông hộ đều có hiệu quả

kỹ thuật trên 0,5 và thấp nhất là 0,512. Hầu hết các nông hộđều đạt mức hiệu quả kỹ thuật ở thang điểm 0,6-0,799, cụ thể mức hiệu quả từ 0,6-0,699 đạt tỷ

lệ cao nhất 32,86%, mức hiệu quả từ 0,7-0,799 chiếm tỷ lệ 20,00%. Ở mức hiệu quả kỹ thuật từ 0,5-0,599 và từ 0,8-0,899 chiếm tỷ lệ 11,43%. Còn lại ở

mức từ 0,9-0,999 đạt tỷ lệ 10,00%. Kết quả trên cho thấy, hầu hết các nông hộ

tham gia sản xuất lúa đều nắm bắt hiệu quả kỹ thuật và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào quá trình canh tác khá tốt. Một phần là do nông dân đã có vốn tích lũy kinh nghiệm sản xuất lúa khá cao, điều này được minh chứng qua số năm kinh nghiệm của chủ hộ đạt trung bình khá cao trung bình là 19 năm như

40

đã giới thiệu ở phần trên. Bên cạnh đó, hiệu quả kỹ thuật của các nông hộđạt

ở mức cao còn cho thấy các cuộc tập huấn, hội thảo cho nông dân đã đạt hiệu quả tích cực. Nông dân có thể tiếp thu và ứng dụng tốt những kiến thức về kỹ

thuật trồng và chăm sóc lúa.

4.3.2.2 Hiu qu phân phi ca nông h trng lúa

Bảng 4.15 Hiệu quả phân phối của nông hộ trồng lúa

Giá trị hiệu quả Hiệu quả phân phối (AE)

Số nông hộ Tỷ lệ (%) <50 5 7,14 50-59,9 10 14,29 60-69,9 15 21,43 70-79,9 16 22,86 80-89,9 15 21,43 90-99,9 7 10,00 1 2 2,86 Tổng 70 100 Nhỏ nhất 0,428 Lớn nhất 1 Trung bình 0,726 Độ lệch chuẩn 0,141

Nguồn: Số liệu điều tra thực tếnăm 2014

Từ bảng 4.15 cho thấy hiệu quả phân phối nguồn lực của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Thới Lai trung bình đạt 0,726. Độ biến động giá trị cao nhất là 1,00 và giá trị thấp nhất là 0,428. Nhìn chung, hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ có xu hướng xoay quanh giá trị từ0,5 đến 0,899 với tỷ lệ rất

cao là 80,01% tương ứng với 56 hộ. Số hộđạt mức hiệu quả từ 0,9-1,00 chiếm tỷ lệ là 12,86% và số hộ có mức hiệu quả phân phối nguồn lực dưới 0,5 chiếm tỷ lệ thấp 7,14%. Kết quả này cho thấy năng lực quản lý và phân phối các nguồn lực của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu chỉ ở mức trung bình. Bên cạnh đó sự biến động giá cả và tình trạng giá phân bón, thuốc BVTV ngày

càng tăng cũng là một trong những nguyên nhân giải thích cho vấn đề này. Mặt khác, tình trạng nông hộ chấp nhận hình thức mua chịu có lãi suất các yếu tố đầu vào như giống, phân bón và thuốc BVTV cũng diễn ra khá phổ biến.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngoài chi phí các yếu tốđầu vào, nông dân còn phải chi thêm một khoản chi phí lãi suất mua vật tư nông nghiệp cho các

41

đại lý phân bón, thuốc BVTV. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm hiệu quả phân phối các nguồn lực của nông hộ.

4.3.2.3 Hiu qu chi phí ca nông h trng lúa

Bảng 4.16 Hiệu quả chi phí của nông hộ trồng lúa

Giá trị hiệu quả Hiệu quả chi phí (CE)

Số nông hộ Tỷ lệ (%) <50 30 42,86 50-59,9 20 28,57 60-69,9 10 14,29 70-79,9 4 5,71 80-89,9 3 4,29 90-99,9 1 1,43 1 2 2,86 Tổng 70 100 Nhỏ nhất 0,322 Lớn nhất 1 Trung bình 0,549 Độ lệch chuẩn 0,153

Nguồn: Số liệu điều tra thực tếnăm 2014

Hiệu quả chi phí là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, nghĩa là hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộđạt mức cao khi nông hộđó vừa

đạt hiệu quả kỹ thuật vừa đạt hiệu quả phân phối các nguồn lực. Từ kết quả

chạy mô hình cho thấy mức hiệu quả chi phí của các nông hộ trên địa bàn huyện Thới Lai còn khá thấp, chỉ đạt ở mức trung bình là 0,549. Mức hiệu quả

cao nhất là 1 và chỉ có 2 hộ đạt được mức hiệu quả tối đa này tương ứng với 2,86%. Số nông hộ đạt được mức hiệu quả từ 0,7-0,999 cũng tương đối thấp, chỉ có 8 hộ. Ở mức hiệu quả từ 0,5-0,699 số nông hộ đạt được tập trung khá cao chiếm tỷ lệ 42,86%, và số nông hộ có mức hiệu quảchi phí dưới 0,5 cũng

khá cao chiếm tỷ lệ 42,86%. Nhìn chung mức hiệu quả chi phí của các nông hộ sản xuất lúa huyện Thới Lai tương đối thấp. Ngoài những nguyên nhân dẫn

đến giảm mức hiệu quả phân phối đã kể trên thì nguyên nhân còn là do các nông hộ phân phối các nguồn lực đầu vào chưa hợp lý và sự giới hạn về khả năng quản lý chi phí sản xuất. Ngoài ra, quá trình canh tác của nông hộ còn chịu sựảnh hưởng của yếu tố thời tiết, lũ lụt và dịch bệnh. Đây là những yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.

42

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)