Tình hình thu hoạch và tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 41 - 44)

4.1.2.1 Tình hình thu hoch

Bảng 4.7 Năng suất lúa thực tếvà lượng lúa đểăn của nông hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn Năng suất thực tế Kg/1.000m2 802,49 615,38 1.038,46 89,14 Lượng đểăn Kg/vụ 523,57 0 2.500 426,12

Nguồn: Số liệu điều tra thực tếnăm 2014

Thời gian chọn để thu hoạch lúa của nông dân thay đổi linh hoạt có thể

sớm hơn hoặc trễ hơn thời gian sinh trưởng của cây lúa. Qua tìm hiểu thông tin thực tế từ các nông dân trông lúa trên địa bàn nghiên cứu, thời gian thu hoạch lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốnhư thời tiết thuận lợi hay bất lợi, địa hình của cánh đồng, khả năng thuê được máy móc và lao động. Trong vụ Đông Xuân 2013-2014, năng suất lúa khô thu hoạch được của nông dân huyện Thới Lai trung bình là 802,49 kg/1.000m2, năng suất cao nhất đạt được là 1.038,46 kg/1.000m2 và thấp nhất là 615,38 kg/1.000m2. Qua thông tin từ

30

bảng 4.7 cho thấy vụĐông Xuân sau khi thu hoạch lượng lúa trung bình nông dân trữ lại là 523,57 kg/vụ, lượng lúa trữ lại có thểdao động từ 0-2.500 kg/vụ tùy vào đặc điểm nhu cầu và mục đích sử dụng của nông hộ. Thông thường nông hộ trữ lúa lại để dự trữ gạo ăn cho đến vụ lúa tiếp theo hoặc sử dụng để

phục vụ cho hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm của gia đình.

4.1.2.2 Tình hình tiêu th

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Hình 4.4 Hình thức bán lúa của nông dân Bảng 4.8 Giá bán lúa vụĐông Xuân 2013-2014

Đơn vịtính: Đồng/kg Hình thức bán Giá trung bình Giá cao nhất Giá thấp nhất

Lúa ướt 5.178 6.800 4.200

Lúa khô 6.060 11.500 4.400

Trong sản xuất, đầu ra là khâu quan trọng vì nó tác động tương đối lớn

đến lợi nhuận của các nông hộ sản xuất. Theo kết quả trong bảng 4.8, đối với

lúa ướt giá bán bình quân là 5.178 đồng/kg, giá bán thấp nhất là 4.200 đồng/kg và cao nhất là 6.800 đồng/kg. Đối với lúa khô giá bán trung bình là 6.060

đồng/kg, giá bán thấp nhất là 4.400 đồng/kg và giá bán cao nhất là 11.500

đồng/kg. Phần lớn nông dân đều bị động trong việc quyết định giá bán. Giá

bán lúa giao động tùy thuộc vào giống lúa, chất lượng lúa, độ ẩm, hình thức

bán là lúa ướt hay khô và còn tùy thuộc vào thời điểm bán. Trong vụ Đông

Xuân 2013-2014, theo kết quả điều tra cho thấy có 67,14% nông hộ bán lúa theo hình thức lúa ướt và bán tại ruộng tương ứng với 47 hộ trong tổng số hộ điều tra. Có 11 hộ bán lúa với hình thức phơi/sấy khô rồi bán chiếm tỷ lệ

15,71% và có 12 hộ dự trữ lại chờ giá bán chiếm tỷ lệ 17,14%. Phần lớn nông hộ chọn hình thức bán lúa tại ruộng/lúa ướt vì hình thức này sẽ tiết kiệm được khoản chi phí thuê lao động phơi/sấy, chi phí vận chuyển lúa về nhà và sân,

31

kho để chứa lúa. Tuy nhiên, với hình thức này giá bán lúa sẽ thấp hơn giá lúa

khô từ1.200 đồng/kg đến 1.600 đồng/kg tùy vào chất lượng và độẩm của lúa. Một bộ phận nông dân khác chọn hình thức phơi/sấy khô rồi bán hoặc dự trữ

chờ giá bán vì họ có điều kiện thuận lợi như có sân, bãi, kho để phơi và chứa lúa, có nguồn lao động. Với hình thức này giá bán lúa sẽ cao hơn, tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi nông hộ phải bỏ ra một khoản chi phí sau thu hoạch như

chi phí vận chuyển, chi phí thuê lao động, sân phơi lúa hoặc chi phí sấy lúa, kho dự trữ lúa. Vì thế việc lựa chọn hình thức bán lúa cũng phải được nông dân cân nhắc kỹ dựa vào từng điều kiện đặc điểm của nông hộtrước khi quyết

định nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho nông hộ. Bảng 4.9 Thực trạng tiêu thụ lúa của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Bán cho thương lái 62 88,57

Bán cho công ty bao tiêu 7 10,00

Khác 1 1,43

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.9 cho thấy đa số các nông hộbán lúa cho thương lái chiếm tỷ

lệ 88,57%, 10% số nông hộ bán lúa cho công ty bao tiêu. Có 1,43% số hộ bán

cho nông dân khác để làm giống hay để trữ lại ăn hoặc bán cho các đại lý, Công ty cung cấp lúa giống. Các hộ này là những hộ sản xuất lúa có chất

lượng cao, phẩm chất lúa tốt mới có thể bán lại cho các đối tượng có nhu cầu

mua lúa để làm giống. Thông thường giá bán lúa của họ sẽ rất cao có thể gấp

đôi giá bán lúa thông thường. Đối với những hộ bán lúa cho công ty bao tiêu là những hộ thuộc mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn, có kí hợp

đồng bao tiêu với các công ty bao tiêu vào đầu vụ, đến cuối vụ sau khi thu hoạch nông dân sẽ liên hệ với nhân viên của công ty bao tiêu để thỏa thuận việc mua bán và giá cả. Tuy nhiên việc nông dân bán lúa cho công ty bao tiêu hay không sẽ tùy thuộc vào điều kiện và giá cả thỏa thuận và thông thường các công ty bao tiêu sẽ không bắt buộc nông dân phải bán lúa cho họ. Phần lớn các nông hộ chọn bán lúa cho thương lái. Vì việc trao đổi và thỏa thuận giá cả

cũng như hình thức thanh toán tương đối thuận tiện và đơn giản. Tuy nhiên tình trạng nông dân bị các thương lái ép giá vẫn thường xuyên xảy ra đối với ngành sản xuất lúa.

32

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2013 2014 ở huyện thới lai tp cần thơ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)